10 Loại Nước Uống Trị Nhiệt Miệng Thơm Ngon, Dễ Dùng

Sử dụng các loại nước uống có thể giúp làm mát cơ thể, bổ sung vitamin và khoáng chất, từ đó hỗ trợ phần nào cho quá trình điều trị, cải thiện các triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Nếu bạn đang băn khoăn không đâu là loại nước uống trị nhiệt miệng tốt, thơm ngon, bổ dưỡng thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây.

10 Loại nước uống trị nhiệt miệng thơm ngon, quen thuộc

Theo quan điểm của y học hiện đại, nhiệt miệng xảy ra do nhiễm khuẩn răng miệng, rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất. Trong khi đó, theo y học cổ truyền, nhiệt miệng xuất hiện do nhiệt độc, ảnh hưởng đến các kinh như tỳ, vị, thận, tâm, can… Do đó, để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, người bệnh nên sử dụng các loại nước uống chứa nhiều khoáng chất kèm theo tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể.

Một số loại nước trị nhiệt miệng thơm ngon, quen thuộc mà bạn có thể sử dụng cải thiện các triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng gây ra gồm:

1. Trà xanh

Trà xanh hay còn gọi là chè xanh, một loại thảo dược đa công dụng, đã được kiểm chứng và đánh giá qua nhiều nghiên cứu. Trà xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, có thể tiêu diệt các gốc tự do, bảo vệ tế bào và nâng cao hệ miễn dịch. Tinh dầu trong trà xanh còn có khả năng diệt khuẩn, loại bỏ phần nào các vi khuẩn gây hại trong miệng, hỗ trợ phục hồi các vết loét nhiệt miệng. Nếu bạn đang băn khoăn không biết bị nhiệt miệng uống nước gì thì có thể tham khảo loại nước uống này.

Trà xanh là một trong những loại nước uống trị nhiệt miệng được đánh giá cao
Trà xanh là một trong những loại nước uống trị nhiệt miệng được đánh giá cao

Cách pha nước trà xanh: 

  • Lấy 1 nắm lá trà rửa sạch, cắt lá trà thành khúc nhỏ, cho vào ấm
  • Đun nước sôi, rót vào ấm, hãm từ 10 – 15 phút
  • Khi các tinh chất trong lá trà đã tiết ra thì rót ra cốc để thưởng thức. 

Bạn có thể uống mỗi ngày 2 – 3 tách trà xanh để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe. Tuyệt đối không uống quá 10 tách (tương đương 2 – 3 cốc) trà xanh mỗi ngày để tránh các tác hại đến sức khỏe. Nên uống trà vào buổi sánh, tránh dùng cho người bị thiếu máu, táo bón, thiếu canxi, suy nhược thần kinh, mất ngủ, bệnh tim, tăng huyết áp, sốt cao, người bệnh gan, sỏi đường tiết niệu… 

2. Nước khế chua – Nước uống trị nhiệt miệng 

Trong quả khế có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng tốt cho sức khỏe như vitamin A, B1, B2, C, P, canxi, natri, kali, photpho… Các thành phần trong khế chua có tác dụng giải nhiệt, nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, có khả năng cải thiện tình trạng nhiệt miệng. Ngoài ra, khế chua cũng thường được dùng để trị mề đay mẩn ngứa, ho khan, viêm họng, nhức đầu, ho có đờm… 

Cách làm nước khế chua:

  • Lấy 2 – 3 quả khế chua (chưa chín), rửa sạch, cắt thành khúc
  • Cho vào nồi, thêm nửa lít nước, đun sôi, đợi sôi thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp
  • Chờ nước nguội thì ngậm nuốt dần dần trong miệng, sử dụng hết trong ngày. 

Bên cạnh việc nấu nước quả khế, bạn cũng có thể ép lấy nước khế để uống nhằm hỗ trợ điều trị nhiệt miệng. Tuy nhiên, không áp dụng cho người đang bị thận hoặc đang sử dụng một số thuốc điều trị các bệnh khác. 

3. Nhiệt miệng uống nước rau má 

Rau má là loại rau ăn quen thuộc, nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, giải độc, hạt sốt, mát gan. Theo y họng cổ truyền, rau má vị hơi đắng, có hiệu quả tốt trong việc thanh nhiệt, chữa rôm sẩy, mụn nhọt, ngứa…. Đặc biệt, rau má có chứa hoạt chất Triterpenoids, có tác dụng thúc đẩy làm lành vết thương, giảm sưng, giảm nhiệt, tăng cường chất chống oxy hóa ở vị trí vết lở loét.

Nước rau má có tính mát, có thể hỗ trợ thanh nhiệt, làm mát cơ thể
Nước rau má có tính mát, có thể hỗ trợ thanh nhiệt, làm mát cơ thể

Cách làm nước ép rau má ngon:

Cách 1: Dùng rau má nguyên chất

  • Lấy 100g rau má rửa sạch, ngâm nước muối loãng, vớt ra, để ráo
  • Cắt nhỏ rau má, cho 1/3 rau má vào, thêm nước khoảng 1/3 cối, thêm vài hạt muối, xay nhuyễn, thêm rau má dần dần vào xay
  • Cứ 1.5 – 2 phút thì dừng xay để tránh làm giảm vị ngon của nước
  • Cho rau má qua rây lọc, có thể uống đặc hoặc thêm nước đun sôi để nguội, điều chỉnh lượng nước, đường và đá tùy thích. 

Cách 2: Làm nước rau má đậu xanh 

  • Lấy 100g rau má rửa sạch, ngâm nước muối loãng, để ráo nước
  • Đậu xanh ngâm nước ấm, khi thấy mềm thì cho vào nồi, nấu chín khoảng 15 phút
  • Chia đậu xanh là 2 phần, 1 phần để xay, phần còn lại có thể cho vào sau khi xay rau má
  • Rau má cắt nhỏ, cho vào máy 100 – 120ml nước, thêm từ từ từ nắm rau má, mỗi đợt xay từ 1 – 1.5 phút
  • Lọc nước rau má qua rây, bỏ bã, rửa sạch máy xay sinh tố
  • Cho nước rau má đã lọc vào cối, thêm đậu xanh, đường, sữa đặc, sữa tươi có đường và vài hạt muối xay nhuyễn
  • Đổ ra ly, có thể thêm phần đậu xanh còn lại vào ly (nếu thích), thêm đá và thưởng thức. 

4. Chữa nhiệt miệng bằng nước cam, chanh

Nước cam hoặc chanh không thể điều trị nhiệt miệng. Thế nhưng các loại nước này có chứa vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, có thể bảo vệ giúp cơ thể chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, nước cam tươi còn giàu vitamin A, folate, canxi, sắt…

Theo các chuyên gia, nên  uống nước cam sau khi ăn sáng 1 – 2 giờ hoặc khi ăn trưa, uống ngay sau khi vắt. Mỗi ngày chỉ uống khoảng 200ml, không uống quá nhiều để tránh dư thừa vitamin C. Không dùng nước cam ngay sau khi ăn no, khi đói, trước khi đi ngủ, không uống nước cam với sữa để tránh ảnh hưởng tiêu hóa.

Cách pha nước cam ngon: 

  • Cách 1: Lấy 2 quả cam rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ xanh ở ngoài, cắt làm đôi, vắt lấy nước ép. Cho nước vào cốc, thêm 30ml mật ong, khuấy đều cho tan, có thể thêm đá để thưởng thức. 
  • Cách 2: Ép lấy 120ml nước cam như cách trên. Cho nước cam vào cốc, thêm 500ml nước dừa tươi, một ít muối, 2 thìa cà phê mật ong, khuấy đều. Có thể cho thêm ít đá vào và thưởng thức. 

Bên cạnh nước cam, bạn cũng có thể pha nước chanh để hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm loét ở miệng. Bạn lấy 1 – 2 quả chanh tươi rửa sạch, vắt lấy 40ml nước cốt chanh. Cho vào cốc, thêm 150ml nước lọc, 45ml nước đường, khuấy đều, thêm đá để uống. Lượng đường có thể thêm giảm tùy ý, nếu không thích uống đá thì bạn có thể uống nước chanh ấm cũng được. 

5. Nước ép cà chua – nước uống chữa nhiệt miệng 

Khi bị nhiệt miệng, bạn cũng có thể sử dụng nước ép cà chua để cải thiện tình trạng này. Đây là một trong những loại nước uống trị nhiệt miệng bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của người bị nhiệt miệng. Bạn có thể dùng cà chua để ép lấy nước uống, nấu canh hoặc sấy khô để ăn, uống đều được.

Trong cà chua có chứa các chất chống viêm có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ làm lành các tổn thương do nhiệt miệng gây ra như bioflavonoid, carotenoid. Cà chua có vị chua thanh, không chứa quá nhiều axit nên sẽ không khiến vết nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, cà chua cũng có rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, vitamin C, vitamin B6, vitamin K, canxi, magie, photpho, mangan…

Bạn cũng có thể sử dụng nước ép cà chua để cải thiện tình trạng nhiệt miệng
Bạn cũng có thể sử dụng nước ép cà chua để cải thiện tình trạng nhiệt miệng

Cách làm nước uống từ cà chua: 

  • Cách 1: Lấy 1 quả cà chua, 1 củ cà rốt rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào máy ép lấy nước. Cho nước ép ra ly, thêm ít đá và đường rồi thưởng thức. 
  • Cách 2: Lấy 4 quả cà chua rửa sạch, cắt miếng nhỏ cho vào máy, ép lấy nước, đổ ra cốc, thêm ít mật ong vào khuấy đều. Có thể thêm đá vào (nếu thích) và thưởng thức. 

Nước ép cà chua chỉ nên uống giữa buổi sáng hoặc buổi chiều, sau khi ăn từ 2 – 3 tiếng. Không nên thường xuyên dùng nước này cho người gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc mắc các bệnh lý về dạ dày. 

6. Nhiệt miệng uống nhân trần

Nhân trần còn gọi là mao xạ hương, chè cát, chè nội… Từ lâu đã được dân gian và đông y sử dụng phổ biến để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Nhân trần nổi tiếng với tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, lợi thấp… Được ứng dụng rộng rãi trong việc cải thiện sức khỏe cho sản phụ, trị tiểu tiện không thông, vàng da, sốt nóng. Nhân trần cũng được các nghiên cứu hiện đại đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan mật. 

Cách thực hiện:

  • Lấy nhân trần và lá sen rửa sạch, phơi khô, tán thành bột
  • Mỗi ngày lấy một ít bột này pha với nước lọc và mật ong
  • Dùng nước này uống thay trà để cải thiện vết loét nhiệt miệng. 

Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng nhân trần với cam thảo, không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Không uống nhân trần hàng ngày, không dùng dài ngày vì có thể khiến gan và mật dễ bị tổn thương. Nhân trần cũng gây ra tình trạng tiểu nhiều, do đó, không lạm dụng nguyên liệu này để tránh gây mất nước. 

7. Nước sẵn dây trị nhiệt miệng

Sắn dây cũng là một loại nước uống trị nhiệt miệng được nhiều người biết đến và được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Sắn dây có công dụng giải nhiệt mạnh, có thể hỗ trợ giải nhiệt mùa nóng và điều trị các bệnh như nhiệt miệng, tiêu chảy, cao huyết áp, chảy máu cam, trĩ xuất huyết…

Nước từ bột sắn dây là loại nước uống trị nhiệt dùng được cho cả trẻ em và người lớn
Nước từ bột sắn dây là loại nước uống trị nhiệt dùng được cho cả trẻ em và người lớn

Cách thực hiện:

  • Đối với người lớn: Lấy 1 ít bột sắn dây, cho vào cốc, thêm ít nước sôi để nguội, khuấy đều rồi uống. Sử dụng 1 – 2 cốc/ngày để cải thiện tình trạng viêm loét khi bị nhiệt miệng.
  • Đối với trẻ em: Khi dùng cho trẻ em, bạn lấy bột sắn dây pha với nước sôi hoặc nấu chín bột cho trẻ dùng mỗi ngày 1 ly để tránh tình trạng trẻ bị tiêu chảy. 

Lưu ý: Không dùng bột sắn dây thường xuyên, không sử dụng cho phụ nữ mang thai, người hay mệt mỏi, khó chịu, suy nhược. Trong quá trình sử dụng, tránh pha thêm đường, dùng lúc nào pha lúc ấy, không để qua đêm. 

8. Trà hoa cúc – nước uống trị nhiệt miệng 

Thông thường, loại trà được dùng để trị nhiệt miệng được đánh giá tích cực hiện nay là cúc La Mã, kim cúc, bạch cúc, cúc chi Hưng Yên, hoàng cúc… Các loại cúc này chứa nhiều vitamin và khoáng chất, được biết đến với công dụng an thần nhẹ, làm dịu vùng niêm mạc bị tổn thương và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Trà hoa cúc có thể kết hợp với trà hoa hòe, trà xanh để giải nhiệt, cải thiện chứng mất ngủ, đau đầu do sốc nhiệt… Nếu bạn đang thắc mắc đâu là loại nước uống trị nhiệt miệng tốt thì có thể thử tham khảo trà hoa cúc. 

Cách pha trà hoa cúc ngon:

  • Lấy 3g trà hoa cúc sấy khô, một ít táo đỏ, kỷ tử và 2 – 3 lá cỏ ngọt khô (nếu có), cho vào ấm
  • Rót nước sôi 90 độ vô ấm, hãm trong 5 – 10 phút thì rót trà ra cốc, cho thêm ít mật ong, khuấy đều để thưởng thức. 

Lưu ý: Không sử dụng trà hoa cúc cho những đối tượng như phụ nữ mang thai, người bị dị ứng với hoa cúc, người có cơ thể suy nhược, tỳ vị hư hàn, không dùng cho người già tỳ vị yếu, dạ dày không ổn định, không dùng cho trẻ em… 

9. Nước lá diếp cá 

Diếp cá có tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hóa, lọc máu, nâng cao hệ miễn dịch, làm mát cơ thể. Diếp cá cũng có khả năng ức chế hoạt động của một số vi khuẩn gây hại, chống lại virus herpes và ký sinh trùng… Diếp cá thường được dân gian sử dụng làm loại nước uống trị nhiệt miệng an toàn, dễ thực hiện.

Nước diếp cá hơi khó uống nhưng lại rất tốt cho sức khỏe
Nước diếp cá hơi khó uống nhưng lại rất tốt cho sức khỏe

Cách làm nước ép giải nhiệt: 

  • Cách 1: Lấy 150g rau diếp cá tươi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Cho diếp cá vào cối, thêm 500ml nước, xay cho nhuyễn, lọc qua rây, lấy nước, bỏ bã. Có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh để dùng dần, dùng hết trong ngày. 
  • Cách 2: Lấy 300g lá diếp cá tươi lặt lấy lá non, ngâm nước muối pha loãng, rửa sạch, để ráo nước. Cho diếp cá vào máy, thêm nước của 1 trái dừa vào, ép lấy nước cốt. Lọc lại nước này qua rây, quản quản trong tủ lạnh để dùng dần, dùng hết trong ngày. 

Lưu ý: Không sử dụng một lượng lớn diếp cá trong thời gian dài, tốt nhất chỉ dùng 50g rau diếp cá. Chỉ nên sử dụng vào buổi sáng sau ăn 1 – 2 tiếng, không dùng khi bụng đói. Ngoài ra, nước ép diếp cá có mùi hơi tanh, nếu ai uống không quen sẽ rất khó uống. 

10. Nhiệt miệng uống nước nha đam 

Nha đam rất giàu vitamin và khoáng chất, chứa nhiều thành phần có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tiêu viêm, giảm sưng, giảm kích ứng, kháng khuẩn… Nha đam có tác dụng chống lại vi khuẩn, tăng cường collagen, hỗ trợ điều trị virus herpes, nguyên nhân cơ bản gây ra các vết lở loét trên miệng, môi. Nha đam cũng giúp chống viêm, nhuận tràng, làm mát cơ thể, tăng cường chức năng gan… 

Cách nấu nước nha đam giải nhiệt: 

  • Nha đam rửa sạch, gọt bỏ vỏ, lấy phần gel thịt cắt hạt lựu, ngâm với nước muối pha loãng đã được vắt nước cốt chanh
  • Sau  5 – 10 phút thì vớt ra, trần qua nước sôi khoảng 30s, lại vớt ra, cho vào đá lạnh ngâm 5 – 10 phút rồi vớt ra để ráo
  • Cho 2,5 lít nước vào nồi, nấu với một ít đường phèn, lá dứa. Khi lá dứa chuyển màu thì vớt ra, cho nha đam vào, đun 1 – 2 phút rồi tắt bếp
  • Đợi nước nguội có thể bảo quản tủ lạnh hoặc thêm ít đá để thưởng thức. 

Lưu ý: Hạn chế, tránh sử dụng nha đam khi bạn thuộc những đối tượng như người mắc bệnh tiểu đường, người bị bệnh tim hoặc đang sử dụng thuốc lợi tiểu, chống rối loạn nhịp tim, chữa suy tim, thuốc chống đông máu, người mắc bệnh lý về thận hoặc mới phẫu thuật… 

Một số lưu ý khi sử dụng nước uống trị nhiệt miệng 

Nhiệt miệng là căn bệnh thường gặp, xảy ra do nhiều nguyên nhân, thường có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần xuất hiện nếu được chăm sóc can thiệp kịp thời, đúng cách. Nhiệt miệng có thể cải thiện bằng thuốc bôi ngoài kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Khi sử dụng các nước uống trị nhiệt miệng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Các thức uống này có tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, làm mát cơ thể, bổ sung một số vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ làm lành các vết loét.
  • Chúng không thể loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây nhiệt miệng cũng như không thể khiến vết loét biến mất nhanh chóng. Vì vậy, bạn không nên quá kỳ vọng vào những cách làm này. Chỉ nên áp dụng dưới dạng phương pháp hỗ trợ để giảm bớt khó chịu và nâng cao sức khỏe.
  • Khi sử dụng các loại nước uống này, bạn cần thực hiện theo đúng hướng dẫn và các lưu ý mà chúng tôi đã đề cập. Mặc dù đây đều là những nguyên liệu thiên nhiên, nhưng nếu không sử dụng đúng cách, lạm dụng, dùng trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Ngoài ra, khi bị nhiệt miệng, bạn nên sử dụng các thực phẩm mềm, dễ nuốt, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nên ăn sữa chua, các loại thịt, các thực phẩm giàu sắt và hạn chế dùng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn cứng, giòn… 
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chọn loại kem đánh răng phù hợp. Tránh các loại kem đánh răng, nước súc miệng có chứa Sodium lauryl sulfate vì có thể khiến tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn. 
  • Khi bị nhiệt miệng, bạn cần hạn chế hút thuốc, tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích. Tránh căng thẳng, mệt mỏi, giữ cho tinh thần thư giãn, ngủ đúng giờ đủ giấc để nâng cao sức khỏe. 

Có thể thấy, khi bị nhiệt miệng, bên cạnh việc bổ sung đủ lượng nước lọc cần thiết, chúng ta có thể dùng rất nhiều loại nước uống trị nhiệt miệng để cải thiện cảm giác khó chịu do bệnh gây ra. Nếu vết loét nhiệt miệng kéo dài trên 2 tuần, kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác, tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. 

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 00:48 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 00:48 - 06/06/2023
Chia sẻ:
Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng vết loét nhiệt miệng xuất hiện thường xuyên, nhiều lần trong năm Nhiệt Miệng Mãn Tính: Nguyên Nhân và Liệu Pháp Chữa Trị
Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng các vết loét nhiệt miệng hay tái phát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống của người…
Chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy cà tím có tác dụng chữa nhiệt miệng Chữa Nhiệt Miệng Bằng Cà Tím Dễ Dàng Nhờ Mẹo Dân Gian

Sử dụng cà tím chữa nhiệt miệng nghe có vẻ lạ nhưng lại là phương pháp dân gian được nhiều…

Nha đam thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng 4 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Nha Đam Hay, Dễ Thực Hiện

Dùng nha đam chữa nhiệt miệng là một trong những phương pháp dân gian quen thuộc, được nhiều người áp…

Tình trạng thường xuyên bị nhiệt miệng có thể liên quan đến nhiều yếu tố Thường Xuyên Bị Nhiệt Miệng và Giải Pháp Xử Lý Nhanh

Thường xuyên bị nhiệt miệng, các vết loét nhiệt miệng cứ lành rồi lại tái xuất hiện là tình trạng…

Cần phân biệt nhiệt miệng và tay chân miệng để có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời Nhiệt Miệng và Tay Chân Miệng: Cách Phân Biệt và Chữa Trị

Nhiệt miệng và tay chân miệng là các bệnh lý thường gặp, rất dễ bị nhầm lẫn ở trẻ em.…

Nhiệt miệng uống vitamin gì là thắc mắc chung của nhiều người Nhiệt Miệng Nên Uống Vitamin Gì Giúp Cải Thiện Bệnh?

Thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cũng là một yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện của các…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua