Chữa sùi mào gà bằng dân gian – Cẩn thận kẻo thêm nặng

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Chữa sùi mào gà bằng giấm táo, nha đam, tỏi,… là phương pháp dân gian đơn giản và tiết kiệm nên được nhiều người truyền tai nhau để áp dụng. Vậy chữa sùi mào gà bằng mẹo dân gian được thực hiện như thế nào và có mang lại hiệu quả không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Chữa sùi mào gà là phương pháp dân gian được nhiều người tin tưởng áp dụng tại nhà
Chữa sùi mào gà là phương pháp dân gian được nhiều người tin tưởng áp dụng tại nhà

Những điều cần biết về về bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm và có tốc độ lây lan rất nhanh chóng. Tác nhân chính gây ra bệnh là virus Human Papiloma Virus (HPV), chúng gây tổn thương cho da và hình thành nên các nốt sùi có màu hồng nhạt trông giống như súp lơ.

Con đường lây nhiễm chính của bệnh là quan hệ tình dục không an toàn, lây truyền từ mẹ sang con hoặc là sử dụng chung vật dụng cá nhân với những người bị nhiễm bệnh. Sùi mào gà là căn bệnh gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi tiếp xúc với người khác, ảnh hưởng lớn đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.

Bệnh sùi mào gà nếu được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh sẽ cao hơn và ít tốn kém chi phí điều trị. Nếu để lâu ngày, bệnh sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Cách chữa sùi mào gà bằng phương pháp dân gian

Điều trị sùi mào gà bằng các phương pháp dân gian được rất nhiều người truyền tai nhau và cho biết mang lại hiệu quả cao. Với cách thực hiện đơn giản, tiết kiệm chi phí nên đây là phương pháp được rất nhiều người áp dụng điều trị tại nhà. 

1. Điều trị sùi mào gà bằng tỏi

Tỏi một loại kháng sinh cực mạnh có thể tiêu diệt được vi khuẩn HPV - tác nhân gây sùi mào gà
Tỏi một loại kháng sinh cực mạnh có thể tiêu diệt được vi khuẩn HPV – tác nhân gây sùi mào gà

Sử dụng tỏi để điều trị sùi mào gà là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người tin tưởng và áp dụng. Trong tỏi có có chứa lượng lớn tinh chất allicin, đây là một loại kháng sinh mạnh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh HPV. Bên cạnh đó, tỏi còn có tác dụng ngăn chặn việc xuất hiện tổn thương trên da do bệnh gây ra. Sử dụng tỏi để điều trị sùi mào gà rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

– Cách thực hiện:

  • Bạn có thể thêm tỏi vào các món ăn sử dụng hàng ngày hoặc là ăn sống.
  • Ngoài ra, bạn có thể dùng nước cốt tỏi để bôi vào nốt sùi mào gà mỗi ngày cũng có tác dụng rất tốt. Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều sẽ gây bỏng rát da.

2. Điều trị sùi mào gà bằng tía tô

Tía tô là loại dược liệu có chứa rất nhiều tinh chất có khả năng kháng khuẩn, kháng virus rất tốt. Đối với bệnh sùi mào gà, lá tía tô có tác dụng hạn chế sự phát triển của tác nhân gây ra bệnh là vi khuẩn HPV. Vì vậy, đây là loại dược liệu được rất nhiều người sử dụng để điều trị bệnh sùi mào gà. 

– Cách thực hiện:

  • Lá tía tô đêm rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn rồi vớt ra để ráo.
  • Giã nát lá tía tô đắp lên vùng da bị sùi mào gà, dùng bằng gạc y tế cố định lại đến khi khô thì tháo ra.
  • Vệ sinh sạch sẽ lại bằng nước sạch, thực hiện mỗi ngày một lần.
  • Kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tuần bệnh sẽ có dấu hiệu chuyển biến tốt.
  • Bạn cũng có thể bổ sung tía tô vào thực đơn ăn uống hàng ngày giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

3. Chữa sùi mào gà bằng nha đam

Sử dụng nha đam điều trị sùi mào gà là phương pháp được nhiều người biết đến
Sử dụng nha đam điều trị sùi mào gà là phương pháp được nhiều người biết đến

Nha đam hay còn được gọi là cây lô hội, trong nha đam chứa hàm lượng lớn axit gamma linolenic, đây là chất có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn và kích thích quá trình tái tạo da mới rất hiệu quả. Sử dụng nha đam để điều trị sùi mào gà là một trong những phương pháp dân gian được rất nhiều người biết đến.

– Cách thực hiện: 

  • Lấy một lá nha đam cắt bỏ vỏ bên ngoài.
  • Sử dụng nha đam để chà xát lên nốt sùi mào gà và dùng bằng gạc cố định.
  • Ở mỗi nốt sùi người bệnh nên dùng một miếng nha đam mỏng, tránh nguy cơ lây lan qua vùng da lành.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nha đam để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh.

4. Điều trị sùi mào gà bằng lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng chống viêm nhiễm và khả năng kháng khuẩn rất tốt, y học thường sử dụng lá trầu để điều chế thành các chất khử trùng và khử mùi. Vì vậy, lá trầu không cũng là một trong những loại dược liệu có tác dụng điều trị sùi mào gà rất tốt, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây: 

– Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.
  • Cho lá trầu vào mảnh vải mỏng và giã nát, sử dụng để bôi lên vùng da bị tổn thương.
  • Thực hiện từ 4 – 5 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Kiên trì áp dụng khoảng một tuần sẽ mang lại hiệu quả.

5. Chữa sùi mào gà bằng giấm táo

Chuyên gia cho biết, hàm lượng axit tự nhiên cao trong giấm táo có tác dụng rất tốt trong việc bào mòn và làm rụng các nốt sùi mào gà, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Sử dụng giấm táo để điều trị sùi mào gà là phương pháp được rất nhiều người tin tưởng và áp dụng.

– Cách thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da có các nốt sùi mào gà.
  • Sử dụng bông thấm vào giấm táo để bôi lên các nốt sùi.
  • Kiên trì thực hiện vào mỗi buổi sáng và buổi tối để mang lại hiệu quả tốt.
  • Tinh chất của giấm táo sẽ bào mòn và làm rụng dần các nốt sùi.
Giấm táo chứa hàm lượng axit tự nhiên cao có thể làm rụng và bào mòn các nốt sùi mào gà
Giấm táo chứa hàm lượng axit tự nhiên cao có thể làm rụng và bào mòn các nốt sùi mào gà

6. Chữa sùi mào gà bằng vỏ chuối

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong vỏ chuối chứa rất nhiều tinh chất có khả năng kháng khuẩn và tiêu viêm hiệu quả, thường được sử dụng để điều trị mụn nhọt, sùi mào gà tại nhà. Bạn có thể sử dụng vỏ chuối để cải thiện bệnh sùi mào gà theo hướng dẫn dưới đây:

– Cách thực hiện:

  • Chà xát vỏ chuối lên vùng da bị sùi mào gà, sau đó để yên trong 5 – 10 phút.
  • Bạn có thể sử dụng bằng gạc để cố định vỏ chuối tại vùng da tổn thương, để qua đêm giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Kiên trì áp dụng phương pháp này khoảng 3 – 4 lần/tuần để có thể mang lại hiệu quả.

Lưu ý khi điều trị sùi mào gà bằng phương pháp dân gian

Điều trị sùi mào gà bằng các mẹo dân gian giúp làm giảm nhanh các nốt sùi mọc trên da, tuy nhiên chúng không thể tác động đến các vi khuẩn gây bệnh bên trong có thể nên chúng vẫn có khả năng phát triển và gây bệnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại nguyên liệu tự nhiên này để chà xát vào vùng da bị tổn thương sẽ khiến khiến vết thương bị lở loét, viêm nhiễm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Điều trị sùi mào gà bằng các mẹo dân gian ở trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ở giai đoạn nhẹ, không thể tác động vào nguyên căn gây bệnh để điều trị dứt điểm. Ngoài ra, đây là những phương pháp chữa bệnh chưa được khoa học kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả mang lại nên không được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích áp dụng tại nhà.

Vì vậy, nếu phát hiện mình mắc sùi mào gà, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín tiến hành điều trị thăm khám, tư vấn phương pháp điều trị bệnh tận gốc và tích cực. Tuyệt đối không nên tự áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khi bị sùi mào gà bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành điều trị bệnh tận gốc và khoa học
Khi bị sùi mào gà bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành điều trị bệnh tận gốc và khoa học

Chữa sùi mào gà bằng các phương pháp dân gian rất đơn giản, tiết kiệm và có thể thực hiện tại nhà nên được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, đây là phương pháp chưa được kiểm nghiệm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên không được chuyên gia khuyên dùng. Tốt nhất, bạn nên đến cơ sở y tế tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị thích hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 08:58 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:38 - 09/06/2023
Chia sẻ:
Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở nam, nữ và thuốc điều trị
Những biểu hiện sùi mào gà giai đoạn đầu thường không quá khó để nhận biết. Điều này làm bệnh nhân thường lơ là bỏ qua hoặc nhầm lẫn với…
Mắc bệnh sùi mào gà khám ở khoa nào, bệnh viện nào?

Khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh sùi mào gà nên thăm khám ở khoa nào là vấn đề rất…

Đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi, cần chú ý gì?

Sùi mào gà là căn bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn do chủng virus…

Khám – Chữa bệnh sùi mào gà ở đâu tốt nhất hiện nay?

Khi phát hiện các dấu hiệu của bềnh sùi mào gà, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế…

Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà

Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà bao gồm Trichloactic acid, Podophylline 20 - 25%, Sinecatechin (Veregen) 0,15%,... và…

Bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không? [Hỏi – Đáp]

Hàng loạt bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà khiến cho âm đạo bị ngứa ngáy, nổi những bông hoa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua