Áp xe hậu môn khi nào nên mổ? Quy trình và lưu ý sau mổ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Mổ áp xe hậu môn là phương pháp điều trị phổ biến để dẫn lưu mủ ra khỏi vùng tổn thương và hạn chế nguy cơ tái phát. Mặc dù phẫu thuật này ít khi gây nguy hiểm nhưng người bệnh nên chú ý các vấn đề về quy trình và lưu ý chăm sóc sau phẫu thuật để hạn chế các biến chứng. 

phương pháp mổ áp xe hậu môn
Phẫu thuật là phương pháp điều trị áp xe hậu môn phổ biến nhất

Áp xe hậu môn có nên mổ không?

Áp xe hậu môn hiếm khi tự cải thiện mà không cần điều trị. Phương pháp điều trị phổ biến và đơn giản nhất là thực hiện dẫn lưu mủ ra khỏi khu vực nhiễm bệnh. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của áp xe hậu môn mà bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị khác nhau như dùng thuốc kháng sinh, chọc dẫn lưu mủ hoặc phẫu thuật.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đặt một ống thông để dẫn lưu mủ bên trong áp xe ra ngoài một cách an toàn. Thủ tục dẫn lưu thường ít xâm lấn, không tạo vết thương lớn và không cần khâu. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường hoặc có hệ thống miễn dịch bị tổn thương, bác sĩ có thể yêu cầu nhập viện theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng.

Nếu áp xe hậu môn không được điều trị kịp lúc, bệnh có thể biến chứng thành rò hậu môn gây đau đớn. Lúc này người bệnh cần được điều trị phẫu thuật để giảm đau đớn và hạn chế tối đa các biến chứng. Ngoài ra, nếu ổ áp xe hậu môn có kích thước lớn, bác sĩ cũng có thể chỉ định phẫu thuật.

Mổ áp xe hậu môn có nguy hiểm không?

Dẫn lưu mủ và phẫu thuật là hai biện pháp điều trị phổ biến cho áp xe hậu môn. Tuy nhiên, phẫu thuật thường có thể mang lại một số rủi ro và nguy hiểm nhất định. Các biến chứng sau phẫu thuật áp xe hậu môn có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Nứt hậu môn
  • Hình thành lỗ rò hậu môn
  • Tái phát áp xe trong tương lai
  • Để lại vết sẹo ở hậu môn

Khoảng 1 – 2% bệnh nhân sau khi phẫu thuật áp xe hậu môn có thể bị nhiễm trùng da hoặc máu. Lúc này bác sĩ có thể kê một đơn thuốc kháng sinh để khắc phục tình trạng.

Phương pháp và quy trình mổ áp xe hậu môn

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của áp xe và các vấn đề y tế nào khác, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật áp xe nội trú hoặc ngoại trú. Một số phương pháp điều trị phổ biến như:

1. Các phương pháp mổ áp xe hậu môn

Phẫu thuật nhỏ hoặc thủ thuật dẫn lưu mủ áp xe có thể được thực hiện ngoại trú. Bác sĩ có thể áp dụng sử dụng gây tê tại khu vực bị nhiễm bệnh và thực hiện dẫn lưu mủ áp xe. Bệnh nhân có thể về nhà sau khi hồi phục và sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

mổ áp xe hậu môn có nguy hiểm không
Phẫu thuật dẫn lưu mủ là biện pháp điều trị phổ biến cho áp xe hậu môn

Trong các trường hợp áp xe có liên quan đến các bộ phận xung quanh hoặc có nhiều ổ áp xe, bác sĩ có thể đề nghị mổ điều trị áp xe hậu môn. Các ca phẫu thuật trung bình và lớn, bác sĩ có thể tiến hành gây tê tủy sống (bệnh nhân tỉnh táo và tê từ thắt lưng trở xuống) hoặc gây mê toàn thân (bệnh nhân hôn mê). Bệnh nhân có thể cần nằm viện qua đêm hoặc vài ngày để theo dõi và kiểm tra.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể cần sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh. Một số trường hợp, bác sĩ có thể kể thuốc ngừa uốn ván nếu bệnh nhân không sử dụng thuốc trong 5 – 10 năm gần nhất. Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm máu để đánh giá quá trình hồi phục của bệnh nhân sau phẫu thuật.

2. Quy trình mổ áp xe hậu môn

Để quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn và thuận lợi, người bệnh có thể tham khảo quy trình chuẩn bị và phẫu thuật áp xe hậu môn như sau:

  • Thực hiện các xét nghiệm lâm sàng trước khi mổ. Các xét nghiệm bao gồm: Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm men gan, nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh, điện tâm đồ và nội soi hậu môn – trực tràng.
  • Thực hiện chế độ ăn uống trước phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ. Không nên ăn hoặc uống trước khi mổ 6 tiếng. Không sử dụng các loại thuốc, thực phẩm bổ sung, vitamin, trừ khi được bác sĩ chỉ định, yêu cầu.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, tiến hành gây tê (hoặc gây mê).
  • Áp dụng thủ thuật hoặc phẫu thuật dẫn lưu mủ áp xe được được chỉ định. Ngoài việc dẫn lưu mủ, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ các tế bào chết hoặc bị tổn thương để tránh các biến chứng.
  • Bệnh nhân được đưa về phòng hồi sức, sử dụng thuốc giảm đau. Sau đó có thể ra về hoặc nhập viện để theo dõi và điều trị thêm.

Phẫu thuật áp xe hậu môn cần được tiến hành một cách chính xác và vô trùng để tránh nhiễm trùng. Do đó, người bệnh nên chọn bệnh viện hoặc trung tâm chăm sóc sức khỏe uy tín khi thực hiện phẫu thuật điều trị.

Một số lưu ý hậu phẫu áp xe hậu môn

Sau phẫu thuật áp xe hậu môn, để việc hồi phục diễn ra thuận lợi và nhanh chóng người bệnh nên chú ý về cách chăm sóc, vệ sinh và phong cách sinh hoạt. Một số lưu ý sau khi mổ áp xe hậu môn bao gồm:

1. Mổ áp xe cạnh hậu môn bao lâu thì khỏi?

Thông thường, bệnh nhân có thể bị đau trong vài ngày sau phẫu thuật. Tuy nhiên, các cơn đau thường không quá nghiêm trọng và có xu hướng được cải thiện theo thời gian.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể cần dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau trong 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn hoặc rút ngắn lại tùy theo sức khỏe của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của ổ áp xe.

Ngoài ra, sử dụng chất làm mềm phân và tuân thủ các hướng dẫn về sinh hậu môn có thể làm giảm sự khó chịu và hỗ trợ quá trình phục hồi.

2. Biện pháp chăm sóc sau mổ áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn có thể tái phát sau khi phẫu thuật điều trị. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên thực hiện các hướng dẫn sau phẫu thuật về việc chăm sóc và vệ sinh vết thương.

chăm sóc sau mổ áp xe hậu môn
Chườm đá có thể giúp giảm đau và khó chịu sau phẫu thuật

Một số lưu ý khi chăm sóc vết mổ áp xe hậu môn như sau:

  • Giữ cho vết mổ sạch sẽ, vệ sinh khu vực tổn thương ít nhất hai lần một ngày bằng xà phòng nhẹ và nước ấm.
  • Sử dụng miếng đệm hoặc lót hậu môn để ngăn ngừa tiết dịch, chảy máu và làm tăng nguy cơ tái áp xe. Ngoài ra, miếng đệm cũng sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn khi ngồi. Thay miếng đệm hoặc gạc nếu bị bẩn, hoặc ít nhất hai lần một ngày. Điều này có thể giữ cho khu vực phẫu thuật sạch sẽ và hạn chế nhiễm trùng.
  • Chườm đá nhiều lần trong ngày lên vết mổ để giảm đau. Bọc viên đá trong một mảnh vải mỏng và chườm vào hậu môn khoảng 20 phút mỗi lần để giảm đau.
  • Dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, hãy trao đổi với bác sĩ về một loại thuốc giảm đau theo toa.
  • Tránh nâng vật nặng hoặc tập thể dục trong 1 tuần sau phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh có thể đi bộ nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu và giúp phục hồi sau phẫu thuật.
  • Tùy thuộc vào công việc của bạn, bạn có thể có thể trở lại làm việc sau 1-2 ngày. Nếu công việc của bạn liên quan đến nhiều hoạt động thể chất, hãy nói chuyện với bác sĩ trước.
  • Tránh đi bơi cho đến khi vết thương lành hoàn toàn. Ngoài ra, tránh đi xe đạp trong 6 – 8 tuần sau khi phẫu thuật áp xe hậu môn.
  • Tái khám sau vết mổ sau 2 – 3 tuần. Điều này có thể giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng vết mổ và tiến hành xử lý kịp thời nếu áp xe tái phát hoặc khi có dấu hiệu nhiễm trùng.

3. Sau khi mổ áp xe hậu môn nên ăn gì?

Sau khi mổ áp xe hậu môn, người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn uống khoa học. Điều này có thể hỗ trợ giảm đau và giúp vết thương mau lành.

Sau mổ áp xe hậu môn, người bệnh nên ăn:

  • Thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, canh, súp, nước ép hoa quả. Các loại thức ăn này có thể làm giảm áp lực và đau đớn khi đi đại tiện sau phẫu thuật.
  • Bổ sung chất xơ để làm mềm, tăng khối lượng phân và nhu động ruột. Người bệnh nên thường xuyên sử dụng hoa quả tươi, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Bổ sinh vitamin và protein như nấm, rong biển, thịt đỏ, gia cầm, cá nước lạnh. Các loại thực ăn này có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng khả năng hồi phục.
  • Uống nhiều nước để làm mềm phân, cải thiện các cơn đau khi đi đại tiện. Người bệnh có thể uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể.
mổ áp xe cạnh hậu môn bao lâu thì khỏi
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật áp xe hậu môn

Một số thức ăn nên tránh sau khi phẫu thuật áp xe hậu môn như:

  • Các loại thực phẩm có vị quá mặn. Bởi vì thức ăn mặn có thể giữ nước. Điều này khiến cho các đường rò hậu môn bị căng lên, gây nhiều đau rát vùng hậu môn.
  • Các loại thực phẩm có tính cay nóng như: Tỏi, gừng, ớt, tiêu,… và những loại thức ăn  cay nói chung. Các món ăn này làm cơ thể bị nóng và kích thích các ổ áp xe tái phát.
  • Các loại thực phẩm, đồ uống kích thích như: Cà phê, rượu bia,… sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Do đó, hạn chế hoặc cắt giảm các chất kích thích.

Mổ áp xe hậu môn là một thủ thuật đơn giản và ít khi gây nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý về chọn nơi thực hiện phẫu thuật uy tín và có biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật hợp lý. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Ngày đăng 03:16 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:15 - 07/02/2023
Chia sẻ:
3+ thuốc bôi dạng kem trị nứt kẽ hậu môn tốt nhất
Nứt kẽ hậu môn là một vấn đề phổ biến và thường đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, thông thường các vết nứt hậu môn có thể điều trị…
Áp xe hậu môn – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Áp xe hậu môn là hiện tượng một khoang bên trong hậu môn chứa đầy mủ, máu và chất dịch.…

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em – Nguyên nhân và cách khắc phục

Táo bón, tiêu chảy và yếu tố cơ địa được cho là những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh…

Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh – Hình ảnh nhận biết và xử lý

Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý tương đối phổ biến, đặc biệt là ở bé…

Đau hậu môn – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau hậu môn là một tình trạng y tế phổ biến gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của…

Áp xe hậu môn khi nào nên mổ? Quy trình và lưu ý sau mổ

Mổ áp xe hậu môn là phương pháp điều trị phổ biến để dẫn lưu mủ ra khỏi vùng tổn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua