Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh – Hình ảnh nhận biết và xử lý

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý tương đối phổ biến, đặc biệt là ở bé trai dưới 6 tháng tuổi. Đây là tình trạng nhiễm trùng xung quanh hậu môn dẫn đến hình thành mủ bên dưới mô mềm gây đau và một số biến chứng khác nếu không được điều trị hợp lý.  

điều trị áp xe hậu môn trẻ sơ sinh
Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh là tình trạng hình thành mủ gây sưng đau ở hậu môn

Nguyên nhân gây áp xe hậu môn trẻ sơ sinh

Hiện tại, nguyên nhân dẫn đến bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác nhận. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng nhiễm trùng hoặc viêm xung quanh thành hậu môn và mô mềm là nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành ổ áp xe.

Một số trẻ có thể có cấu trúc hậu môn không hoàn thiện bẩm sinh. Do đó, khi trẻ đi vệ sinh, nước tiểu và phân có thể bị đọng lại, dẫn đến tắc nghẽn. Điều này dẫn đến nhiễm trùng và hình thành ổ áp xe. Bên cạnh đó, nếu áp xe lây lan đến khe hậu môn và cơ co thắt có thể dẫn đến rò hậu môn nếu không được can thiệp, điều kịp kịp thời.  

Ngoài ra, da của trẻ sơ sinh thường khá mỏng manh và dễ bị tổn thương. Do đó, nếu đại tiện quá mạnh hoặc vệ sinh vùng hậu môn kém có thể dẫn đến tích tụ vi khuẩn và hình thành ổ áp xe.

Dấu hiệu và hình ảnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh

Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh cần được quan tâm và có biện pháp điều trị kịp thời để tránh các biến chứng không mong muốn. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ triệu chứng và dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị áp xe hậu môn như sau:

  • Xuất hiện nhọt, tấy, sưng, đau ở hậu môn. Khu vực bị tổn thương có thể trở nên cứng, ấm hơn vùng da khác khi chạm vào. Điều này có thể khiến bé khó chịu, quấy khóc khi ngồi hoặc nằm.
  • Trẻ bị sốt cao cũng là một dấu hiệu áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh. Khi các loại vi khuẩn tấn công cơ thể sẽ dẫn đến phản ứng bảo vệ và khiến bé bị sốt. Đôi khi thân nhiệt của bé có thể lên đến 39 – 40 độ C.
  • Tăng thời gian đi ngoài hoặc đại tiện không tự chủ. Thông thường trẻ sơ sinh thường són phân khoảng 3 – 5 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị áp xe hậu môn có thể són phân 8 – 15 lần. Điều này cần được khắc phục kịp thời để tránh rối loạn vi khuẩn đường ruột.
  • Chán ăn hoặc bị nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu của bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh.

Một số hình ảnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh

hình ảnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Áp xe hậu môn gây sưng, đau
áp xe cạnh hậu môn ở trẻ em
Hình ảnh áp xe cạnh hậu môn ở trẻ em
áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ
Áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ khiến da bị đỏ và sưng

Cách điều trị áp xe hậu môn trẻ sơ sinh

Việc điều trị áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh nhằm mục đích ngăn chặn nhiễm trùng lây lan và hoại tử. Ở trẻ sơ sinh, nhiễm trùng da và máu có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, tình trạng áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ cần được tiến hành chăm sóc y tế tại bệnh viện. Các biện pháp điều trị phổ biến bao gồm:

1. Đối với trẻ dưới 1 tuổi

Áp xe cạnh hậu môn ở trẻ em dưới 1 tuổi, việc điều trị thường là chỉ định sử dụng kháng sinh đơn thuần. Việc can thiệp phẫu thuật hoặc gây mê toàn thân được xem là không an toàn và mang lại nhiều rủi ro cho trẻ.

Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, ổ áp xe quanh hậu môn lớn, màu đỏ, phình to và có dấu hiệu biến chứng cần được điều trị tích cực hơn. Bác sĩ có thể chỉ định dẫn lưu mủ ra khỏi cơ thể một cách an toàn và ít gây đau đớn. Sau khi dẫn lưu mủ, trẻ có thể cần dùng kháng sinh đường uống để giảm đau và ngăn ngừa tái phát.

Đối với trẻ có dấu hiệu của bệnh toàn thân như mệt mỏi, thờ ơ hoặc sốt, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, các trường hợp này tương đối hiếm khi xảy ra.

Đối với trẻ có dấu hiệu bị rò hậu môn, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi đến khi trẻ 18 tháng tuổi. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp hơn, bao gồm phẫu thuật.

2. Đối với trẻ trên 18 tháng tuổi

Trường hợp áp xe hậu môn trẻ sơ sinh trên 18 tháng tuổi có sức khỏe tốt bác sĩ có thể để nghị phẫu thuật điều trị. Phẫu thuật dẫn lưu áp xe hậu môn là một thủ thuật đơn giản và ít khi gây nguy hiểm. Trẻ sẽ được gây mê toàn thân và hạn chế ăn uống ít nhất 8 giờ trước phẫu thuật. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh hậu môn, đường ruột và vùng da bị tổn thương và tiến hành mổ áp xe hậu môn.

áp xe hậu môn trẻ sơ sinh
Đối với trẻ trên 18 tháng tuổi, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật điều trị áp xe hậu môn

Mổ áp xe hậu môn thường là một phẫu thuật đơn giản, chảy ít máu và không cần khâu lại sau phẫu thuật. Sau khi mủ được rút ra ngoài, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh da và băng vết thương bằng gạc khô sạch. Sau khi hồi sức, trẻ có thể ra về cùng với cha mẹ hoặc người chăm sóc.

Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc kháng sinh phổ rộng như Penicillin hoặc Cephalosporin để chống nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, kháng sinh cần được sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ không nên tự ý thêm liều hoặc bỏ liều nếu không nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

Sau khi dẫn lưu áp xe hậu môn, trẻ sơ sinh cần được vệ sinh và bảo vệ vết mổ một cách cẩn thận. Cha mẹ có thể cho trẻ ngâm hậu môn trong bồn nước ấm khoảng 5 phút sau mỗi lần đi tiêu để đảm bảo rằng khu vực này được làm sạch đầy đủ. Ngoài ra, thường xuyên thay tã lót hoặc hạn chế việc sử dụng tã để hạn chế tái nhiễm trùng và viêm nhiễm hậu môn.

Phòng ngừa bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh

Không có phương pháp hoặc biện pháp cụ thể để ngăn ngừa áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cha mẹ có thể lưu ý một số cách chăm sóc và phòng ngừa như sau:

  • Vệ sinh hậu môn, bộ phận sinh dục sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Điều này có thể hạn chế vi khuẩn xâm nhập, gây tổn thương.
  • Thường xuyên thay tã lót để tránh tình trạng ngứa ngáy, ẩm ướt và hạn chế nhiễm trùng.
  • Nếu trẻ bú mẹ, người mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ trong thực phẩm. Điều này có thể hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ. Nếu trẻ bú sữa công thức, tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại sữa phù hợp nhất.

Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh là một vấn đề tương đối phổ biến và thường hiếm khi trở nên nguy hiểm. Tuy nhiên, sau quá trình điều trị cha mẹ cần chú ý giữ vệ sinh cho trẻ và tiến hành tái khám định kỳ. Trao đổi với bác sĩ nhi khoa nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Ngày đăng 03:16 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:21 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Bệnh rò hậu môn ở trẻ – Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh rò hậu môn ở trẻ nhỏ thường xảy ra do bất thường cấu trúc xoang tuyến bẩm sinh hoặc…

hậu môn chảy dịch Hậu môn chảy dịch – Nguyên nhân, nhận biết và điều trị

Viêm hậu môn, bệnh trĩ, viêm tầng sinh môn, áp xe hậu môn... đều là những bệnh lý có thể…

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em – Nguyên nhân và cách khắc phục

Táo bón, tiêu chảy và yếu tố cơ địa được cho là những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh…

Áp xe hậu môn – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Áp xe hậu môn là hiện tượng một khoang bên trong hậu môn chứa đầy mủ, máu và chất dịch.…

Bài thuốc đông y điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Dùng thuốc Đông y điều trị nứt kẽ hậu môn có tác dụng giảm đau rát, sưng viêm ở hậu…

Bình luận (1)

  1. Lê Thị Kiều Hân
    Lê Thị Kiều Hân says: Trả lời

    Bé nhà em được 7tháng 10 ngày mà 2 hôm nay bé nổi mục ở giữa kẻ đít làm bé đau đụng vào là khóc .nó phình bóng lên có sao không ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua