Thuốc bôi giảm ngứa hậu môn nhanh chóng, tiện lợi

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tùy thuốc vào mức độ triệu chứng mà có thể khắc phục tình trạng ngứa hậu môn theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, việc sử dụng thuốc bôi giảm ngứa hậu môn được cho là cách vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi.

thuốc bôi giảm ngứa hậu môn
Sử dụng thuốc bôi có thể đáp ứng với nhiều trường hợp bị ngứa hậu môn

Tổng quan về tình trạng ngứa hậu môn

Ngứa hậu môn là tình trạng đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da bên trong cũng như xung quanh hậu môn. Có thể đi kèm với một số biểu hiện khác như sưng viêm, đau nhức, đỏ, tụ mủ, chảy dịch hay chảy máu.

Tình trạng ngứa hậu môn có thể khởi phát do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu là do vấn đề vệ sinh kém, mang thai hay dấu hiệu tiền mãn kinh… thì tình trạng này thường dễ dàng cải thiện.

Trường hợp ngứa hậu môn là do bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, có khối u ở hậu môn, sa trực tràng… thì cần sớm điều trị. Lúc này để kéo dài có thể phát sinh các vấn đề nghiêm trọng như áp xe, nhiễm trùng hay hoại tử niêm mạc.

Một số loại thuốc bôi giảm ngứa hậu môn được dùng phổ biến nhất

Sử dụng thuốc bôi giảm ngứa hậu môn chính là cách nhanh nhất giúp người bệnh cải thiện những triệu chứng khó chịu. Thuốc bôi không chỉ dễ sử dụng, tiện lợi mà còn tác dụng nhanh.

Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc bôi phù hợp nhất. Sau đây là một số loại thuốc bôi giảm ngứa hậu môn được dùng phổ biến nhất:

1. Kem Hydrocortisone 1%

Đây là loại thuốc bôi có hoạt tính chống viêm tại chỗ, đáp ứng tốt trong trường hợp tình trạng ngứa kích hoạt ở vùng hậu môn. Loại thuốc này được khuyến cáo là không dùng được cho trẻ dưới 10 tuổi.

Tuyệt đối không thoa thuốc lên mặt, vùng da bị nhiễm trùng hay lở loét. Ngoài ra, trường hợp viêm da do vi khuẩn, virus hay nấm cũng không nên sử dụng.

ngứa hậu môn bôi thuốc gì
Hydrocortisone 1% là thuốc bôi giảm ngứa hậu môn được dùng phổ biến

Đối với tình trạng ngứa hậu môn, có thể thoa kem mỗi ngày 3 – 4 lần. Tuy nhiên, chỉ bôi 1 lớp mỏng trên vùng da nhỏ. Thời gian sử dụng tối đa là 1 tuần cho 1 đợt điều trị.

Mặc dù rất hiếm nhưng dùng thuốc bôi Hydrocortisone 1% giảm ngứa hậu môn bạn vẫn có nguy cơ gặp các tác dụng ngoại ý. Ví dụ như tình trạng phát ban trên da hay xuất hiện phản ứng dị ứng.

2. Thuốc bôi giảm ngứa hậu môn Titanoreine

Loại thuốc bôi này đặc biệt thích hợp khi tình trạng ngứa hậu môn là do bệnh trĩ gây ra. Titanoreine có các thành phần chính như Zn oxide, Caraghénates, Titanium dioxide và Lidocaine.

Thuốc Titanoreine có tác dụng khắc phục các triệu chứng như đau nhức, ngứa rát ngay tại hậu môn. Đồng thời sẽ giúp làm co tạm thời mô trĩ và hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh lý này.

Liều khuyến cáo cho loại thuốc bôi giảm ngứa hậu môn này là 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối. Nên dùng ngay sau khi tắm hay lúc đi đại tiện xong. Tuyệt đối không bôi thuốc quá 4 lần/ngày.

3. Thuốc Gentrisone chống ngứa hậu môn

Trường hợp bị ngứa hậu môn nặng, cơn ngứa thường xuyên xuất hiện thì bác sĩ có thể chỉ định thuốc Gentrisone. Bentamethason dipropionat, Gentamicin và Clotrimazol là những thành phần chính có trong 1 tuýp thuốc bôi giảm ngứa hậu môn này.

Thuốc Gentrisone đáp ứng tốt nhất trong trường hợp ngứa hậu môn do nhiễm khuẩn, viêm da dị ứng hay nhiễm nấm candida. Mỗi ngày chỉ nên bôi thuốc 2 lần vào thời điểm sáng và tối.

Nếu dùng không đúng cách thuốc sẽ dễ phát sinh các tác dụng phụ nghiêm trọng. Điển hình như làm teo da, bào mỏng hay lột da. Chính vì thế, loại thuốc này chỉ được dùng trong thời gian ngắn khoảng từ 1 – 2 tuần rồi ngưng.

4. Thuốc bôi chữa ngứa hậu môn Preparation H

Loại thuốc này thường đáp ứng tốt nhất trong trường hợp ngứa hậu môn là do bệnh trĩ gây ra. Propylparaben và Methylparaben là 2 thành phần chính có trong thuốc Preparation H. 

thuốc mỡ bôi ngứa hậu môn
Trường hợp ngứa hậu môn do bệnh trĩ có thể dùng thuốc Preparation H

Thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu hay sưng đau ở vùng hậu môn. Đồng thời làm co giãn mạch máu, giúp hạn chế tình trạng sa bút trĩ.

Tuyệt đối không sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi và những người có tiền sử dị ứng với các thành phần hoạt chất có trong thuốc. Ngoài ra, những người bị cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường… cũng không nên dùng.

Mỗi ngày chỉ nên dùng nhiều nhất 4 lần vào các thời điểm: buổi sáng, trước khi ngủ hay sau mỗi lần đại tiện. Thời gian điều trị kéo dài tối đa là 7 ngày.

Lưu ý khi dùng thuốc bôi giảm ngứa hậu môn

Trong quá trình sử dụng các loại thuốc bôi giảm ngứa hậu môn, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không bôi thuốc trên diện rộng với 1 lớp quá dày. Chỉ lấy một lượng thuốc vừa đủ đáp ứng 1 lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương.
  • Tránh gãi hay cọ xát lên vùng hậu môn, không mặc đồ quá chất.
  • Trước khi bôi thuốc cần vệ sinh hậu môn thật sạch và dùng khăn mềm để lau khổ.
  • Rửa tay sạch sẽ cả thời điểm trước và sau khi tiếp xúc với thuốc.
  • Đảm bảo dùng thuốc với liều lượng và tần suất mà bác sĩ đã khuyến cáo. Không tự ý mua thuốc về dùng hay thay đổi kế hoạch điều trị khi chưa được chỉ định.
  • Nếu có vấn đề bất thường phát sinh trong suốt quá trình dùng thuốc, cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Các loại thuốc bôi giảm ngứa hậu môn thường rất dễ sử dụng và đáp ứng nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn, tránh các vấn đề rủi ro phát sinh.

Ngày đăng 12:00 - 14/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:25 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Bị ngứa hậu môn khi mang thai, khó chịu – Đây là cách trị

Ngứa hậu môn khi mang thai là tình trạng thường gặp ở sản phụ. Triệu chứng này có thể khởi…

Nguyên nhân trẻ bị ngứa hậu môn và cách khắc phục tận gốc

Trẻ có thể bị ngứa hậu môn do vệ sinh cơ thể không đúng cách, táo bón kéo dài, nhiễm…

Ngứa hậu môn – Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Hiện tượng ngứa hậu môn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh kém, tác…

Bị ngứa hậu môn sau khi cắt trĩ – Cách xử lý, khắc phục

Ngứa ngáy hậu môn sau khi cắt trĩ thường xảy ra do vệ sinh không đúng cách, búi trĩ chưa…

Bị apxe hậu môn nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?

Ăn uống đúng cách được xem là liệu pháp hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh apxe…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua