Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh rò hậu môn thường gây đau nhức và tiết nhiều dịch mủ khiến người bệnh hết sức khó chịu. Không có thuốc điều trị cho căn bệnh này, người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật cắt đường rò hoặc đặt seton dẫn lưu mủ. 

Bệnh rò hậu môn là gì?

Bệnh rò hậu môn là một đường hầm nhỏ phát triển khi các tuyến bã trong hậu môn bị nhiễm trùng, áp xe. Theo thời gian, đường rò này có thể phá dần ra và nối thông với da bên ngoài hậu môn. Bệnh xảy ra phổ biến ở độ tuổi từ 30 đến 50, tuy vậy bất cứ ai cũng có thể chịu ảnh hưởng từ căn bệnh này. 

Bệnh rò hậu môn
Rò hậu môn nằm trong nhóm các bệnh lý về hậu môn trực tràng thường gặp

Tùy theo đặc điểm của đường rò mà căn bệnh này được chia thành các loại như:

  • Rò hoàn toàn: Lỗ rò có hai đầu nối thông từ trong lòng hậu môn ra bề mặt da nằm gần hậu môn
  • Rò hậu môn không hoàn toàn: Đường rò này chỉ có một lỗ được tạo thành phía trong hay ngoài hậu môn.
  • Rò đơn giản: Đường rò phát triển theo đường thẳng, không có hoặc có ngóc ngách nhưng ít.
  • Rò phức tạp: Còn gọi là rò móng ngựa. Trường hợp này lỗ rò ngoằn nghèo, phát triển nhiều nhánh thông ra ngoài da.
  • Rò ngoài cơ thắt: Đường rò xuất hiện phía trên cơ thắt hậu môn
  • Rò trong cơ thắt: Là một lỗ rò nông phát triển ngay bên dưới da cạnh hậu môn.
  • Rò hậu môn qua cơ thắt: Đường rò nằm cắt ngang cơ co thắt của hậu môn

Bệnh rò hậu môn có diễn biến khá phức tạp. Hầu hết bệnh nhân đều được chỉ định phẫu thuật để sửa chữa tổn thương do đường rò gây ra.

Nguyên nhân gây rò hậu môn

Hầu hết lỗ rò đều được hình thành từ các tuyến bã trong hậu môn bị tắc nghẽn, nhiễm trùng và tạo thành áp xe. Khoảng 50% các áp xe này sau đó phát triển thành một lỗ rò do không thể lành lại dù đã được dẫn lưu mủ.

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Táo bón kéo dài
  • Vệ sinh hậu môn không đúng cách
  • Nhiễm khuẩn E.coli, trực khuẩn mủ xanh, vi khuẩn lao hay tụ cầu…
  • Nhiễm HIV
  • Có tiền sử từng phẫu thuật hậu môn trước đây
  • Mắc các bệnh lý ở đường ruột như bệnh crohn, viêm túi thừa.

Triệu chứng bệnh rò hậu môn

Các biểu hiện củ bệnh rò hậu môn thường xuất hiện rõ nét hơn sau khi ổ áp xe bị vỡ. Bệnh nhân có thể nhận thấy các triệu chứng bất thường sau:

  • Đau nhói ở hậu môn. Tình trạng đau tăng mạnh hơn khi ngồi, khi hắt hơi hoặc vận động
  • Lỗ rò có thể chảy mủ hoặc dịch vàng gây mùi hôi khó chịu. Lúc này cơn đau có thể thuyên giảm sau khi lỗ rò thoát dịch. 
  • Một số người có cảm giác ngứa ngáy khó chịu
  • Xì hơi hoặc rò rỉ phân, máu qua lỗ rò
  • Sốt
  • Đi ngoài phân có lẫn máu hoặc mủ. Đại tiện không tự chủ trong một số trường hợp
  • Vùng da xung quanh hậu môn bị kích ứng, sưng đỏ
  • Ấn vào khu vực lỗ rò thấy cứng, đau
  • Quan sát bên ngoài thấy có một lỗ nhỏ ( đầu ngoài của lỗ rò) nằm trên da gần hậu môn.
  • Có ổ áp xe quanh hậu môn tái phát nhiều lần.
Triệu chứng rò hậu môn
Đường rò hậu môn gây đau nhức, tiết dịch có mùi hôi khó chịu

Bạn nên thăm khám khi nào?

Gặp bác sĩ ngay nếu các triệu chứng trên kéo dài, đặc biệt là khi bạn bị sốt cao, đau nhức nhiều hoặc có hiện tượng chảy máu khi đi ngoài. 

 Bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không?

Khi không được điều trị sớm, bệnh rò hậu môn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Lở loét xung quanh hậu môn: Mủ và chất dịch tiết ra từ lỗ rò có thể khiến khu vực da xung quanh hậu môn bị nhiễm khuẩn, sưng tấy và lở loét.
  • Hình thành rỗ rò ở các bộ phận khác: Bệnh càng kéo dài thì lỗ rò càng có điều kiện phát triển thêm về số lượng đường rò và lỗ rò gây ảnh hưởng đến các khu vực khác như trực tràng, niệu đạo, âm đạo.
  • Tác hại về mặt tâm lý: Các triệu chứng của rò hậu môn khiến cho người bệnh luôn mang trong mình tâm trạng lo lắng, bất an và cảm thấy tự ti với người xung quanh. Từ đây chất lượng sống cũng bị giảm sút nghiêm trọng.

Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh sớm là vô cùng cần thiết. Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh, bạn nên tìm tới bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán và tiến hành chữa trị ngay.

Phương pháp chẩn đoán bệnh rò hậu môn

Bác sĩ thường chẩn đoán lỗ rò hậu môn bằng cách kiểm tra khu vực xung quanh hậu môn nhằm tìm kiếm một lỗ mở bên ngoài da. Nếu đầu ngoài của lỗ rò được nhìn thấy, bác sĩ sẽ cố gắng xác định độ sâu và hướng của đường rò.

Một số lỗ rò có thể không nhìn thấy trên bề mặt da. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung như nội soi ống hậu môn, chụp MRI hay siêu âm để xác định rõ hơn về đường rò.

Ngoài ra, bạn có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu, chụp X-quang, nội soi đại trực tràng để xác định xem liệu tình trạng này có liên quan đến bệnh crohn, viêm đại tràng hay một căn bệnh viêm ruột nào khác không.

 Cách điều trị bệnh rò hậu môn

Dùng thuốc không thể giúp chữa khỏi bệnh rò hậu môn. Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất cho căn bệnh này. Có nhiều cách phẫu thuật được tiến hành. Tuy nhiên để bệnh được điều trị triệt để thì dù áp dụng theo hình thức nào cũng đều phải tuân thủ theo nguy tắc sau:

  • Lựa chọn phương pháp mổ phù hợp nhất với người bệnh
  • Cần tìm ra đường rò nằm trong ống hậu môn
  • Cắt bỏ hết các tổ chức xơ
  • Phá bỏ tất cả ngóc ngách của đường rò
  • Tránh gây tổn thương các cơ co thắt nằm trong ống hậu môn.
  • Sau phẫu thuật phải đảm bảo đường rò liền từ trong ra ngoài và từ dưới lên trên.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị rò hậu môn bao gồm:

# Mổ cắt đường rò

Đối với một lỗ rò đơn giản không quá gần hậu môn, phẫu thuật cắt đường rò sẽ được chỉ định. Trước khi tiến hành, bạn được dùng thuốc xổ để làm rỗng ruột già và tiêm thuốc gây mê toàn thân. 

Cách chữa rò hậu môn bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị rò hậu môn hiệu quả nhất

Bác sĩ sẽ cắt da và cơ bao quanh đường hầm, biến nó thành một rãnh mở để lấy hết mủ. Điều này cho phép tổn thương được chữa lành từ trong ra ngoài.

# Đặt seton chữa rò hậu môn

Phẫu thuật đặt seton bắt đầu được tiến hành vào năm 1956. Phương pháp này thích hợp đối với những ca có đường rò phức tạp, rò trên cơ thắt hoặc rò xuyên cơ thắt cao. 

Đặt seton giúp dẫn lưu chất lỏng bị nhiễm trùng trước khi phẫu thuật. Quá trình này có thể mất khoảng 6 tuần hoặc lâu hơn.

# Các phương pháp phẫu thuật điều trị rò hậu môn khác

+ Khoét bỏ đường rò và khâu lại cơ thắt bị đứt

+ Chuyển vạt niêm mạc để che lỗ trong của đường rò

+ Lấp đầy lỗ rò bằng cách sử dụng một loại keo đặc biệt. Sau một thời gian các mô lành sẽ hình thành và thay thế vật liệu.

Sau phẫu thuật bạn có thể được về nhà ngay hoặc ở lại bệnh viện một vài ngày để theo dõi. Thông thường, nếu được chăm sóc tốt, tổn thương có thể giúp dẫn lưu chất lỏng bị nhiễm trùng lành hoàn toàn sau vài tuần.

Một số biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật chữa rò hậu môn:

  • Đau 
  • Chảy nhiều máu
  • Nhiễm trùng vết mổ
  • Đường rò để lại sẹo mất thẩm mỹ
  • Khó tiểu, bí tiểu
  • Đại tiện mất tự chủ do tổn thương cơ hậu môn

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị bệnh rò hậu môn

Để ngăn chặn bệnh rò hậu môn tiến triển hoặc tái phát sau phẫu thuật, bạn cần lưu ý một số vấn đề trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày như:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ giúp làm mềm phân, ngăn ngừa tình trạng đau mỗi khi đi cầu. Những thực phẩm này cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất làm tăng sức đề kháng của cơ thể, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới nhằm chữa lành tổn thương.
  • Uống 6 – 8 ly nước mỗi ngày ( tương tương 2 – 2,5 lít nước). Chỉ khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất lỏng thì quá trình tiêu hóa mới diễn ra suôn sẻ.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu bạn bị táo bón kéo dài và chế độ ăn uống không thể giúp cải thiện.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng da xung quanh hậu môn. Giữ cho vùng này luôn khô ráo, sạch sẽ
  • Mặc quần rộng rãi và thay thường xuyên khi lỗ rò hậu môn có biểu hiện tiết dịch. Tránh mặc quần có chất liệu cứng hoặc bó chặt gây cọ sát vào lỗ rò ngoài dẫn đến đau và nhiễm trùng nặng hơn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 10:28 - 23/03/2023 - Cập nhật lúc: 10:28 - 24/03/2023
Chia sẻ:
Trung tâm Thuốc dân tộc đã chữa khỏi TRĨ NỘI, TRĨ NGOẠI, TRĨ HỖN HỢP cho hàng ngàn người chỉ bằng bài thuốc Đông y đơn giản. Đội ngũ chuyên gia, BS giỏi tại đây luôn sẵn sàng đồng hành và tư vấn giúp người bệnh 24/7.
Bệnh trĩ cần thăm khám sớm để phát hiện kịp thời Danh sách Lương Y chữa bệnh trĩ cao tay ở nước ta
Điều trị bệnh trĩ bằng các phương pháp Y học dân tộc (YHDT) đã được công nhận mang đến những cải thiện không thua kém điều trị theo phương pháp…
Cách Ngâm Nước Muối Chữa Bệnh Trĩ – Giảm Đau, Sát Trùng

Thông thường muối là một gia vị dùng để chế biến thức ăn,  bên cạnh nó còn đóng vai trò…

Khám bệnh trĩ như thế nào, quy trình bao gồm những gì?

Khám bệnh trĩ là điều bắt buộc phải thực hiện nếu muốn khỏi bệnh. Tuy nhiên do chưa hiểu cách…

bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nguy hiểm không & Cách xử lý

Bị trĩ khi mang thai nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng…

Nghệ sĩ Bình Xuyên điều trị bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc Hành trình Nghệ sĩ Bình Xuyên điều trị bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc – Chấm dứt nỗi đau ám ảnh lâu năm bằng giải pháp Đông y đơn giản

Bị bệnh trĩ lâu năm nhưng điều trị mãi không khỏi, tưởng như phải sống chung với với bệnh cả…

Cây xấu hổ chữa bệnh trĩ – Cách dùng và lưu ý

Dùng cây xấu hổ chữa bệnh trĩ là bài thuốc dân gian đang được nhiều bệnh nhân rỉ tai nhau…

Bình luận (1)

  1. Hoàng Văn Hải
    Hoàng Văn Hải says: Trả lời

    Hay quá cảm ơn nhiều

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua