10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường hiệu quả tại nhà

Với ưu điểm giá thành rẻ, dễ sử dụng, mang lại dấu hiệu tốt lại an toàn, lành tính không gây tác dụng phụ, các bài thuốc dân gian chữa tiểu đường từ lâu đã được nhiều người áp dụng. Thế nhưng không phải phương pháp nào cũng mang lại kết quả như mong muốn do sử dụng chưa đúng cách và không phù hợp với cơ địa người bệnh.

Có nhiều bài thuốc dân gian chữa tiểu đường được nhiều người áp dụng hiện nay
Có nhiều bài thuốc dân gian chữa tiểu đường được nhiều người áp dụng hiện nay

Nguyên nhân gây tiểu đường

Tiểu đường là tình trạng thiếu hụt hormone Insulin trong cơ thể dẫn đến gia tăng lượng đường trong máu mà không thể chuyển hóa chúng thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gia tăng đường huyết trong máu có thể kể đến như:

  • Do thiếu hụt vitamin D
  • Ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ
  • Thừa cân, béo phì
  • Chế độ ăn uống chưa khoa học, nhiều đường, nhiều tinh bột, giàu chất béo.
  • Do ngưng sử dụng thuốc hạ đường huyết khi chưa có chỉ định
  • Do tiếp xúc với nguồn virus gây rối loạn miễn dịch
  • Do trạng thái tâm lý bất ổn, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi
  • Do di truyền
  • Do thường xuyên sử dụng cà phê, nước ngọt, rượu bia, chất kích thích thực phẩm chế biến sẵn..
  • Do ảnh hưởng của bệnh lý như viêm dạ dày, cảm lạnh, ảnh hưởng của phẫu thuật, chấn thương.

10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường tại nhà

Có thể thấy, tiểu đường không phải là căn bệnh hiếm gặp ở Việt Nam. Do đó, có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa tiểu đường được áp dụng. Thế nhưng không phải phương pháp nào cũng có cơ sở để sử dụng, thậm chí nếu dùng không đúng cách sẽ mang đến những tác hại không mong muốn. Sau đây là 10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường được sử dụng phổ biến hiện nay:

1. Chữa tiểu đường bằng vỏ dưa hấu

Vỏ dưa hấu vị ngọt thanh, tính mát, hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt
Vỏ dưa hấu vị ngọt thanh, tính mát, hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt

Theo Đông y, vỏ dưa hấu vị ngọt thanh, tính mát, mùi thơm nhẹ, có công dụng giải khát, giảm say nắng, lợi tiểu, thanh nhiệt. Theo y học hiện đại, trong 100g dưa hấu có chứa 95,5% nước, 2,5% gluxit, 1,2% protit, 0,5% xenluloza và nhiều vitamin cùng muối khoáng… Đặc biệt, trong dưa hấu còn chứa nhiều acid folic tham gia vào quá trình tạo máu rất tốt cho người tiểu đường.

Cách chữa tiểu đường bằng vỏ dưa hấu:

Cách 1:

  • Lấy 30g vỏ dưa hấu, 30g vỏ bí xanh rửa sạch để ráo nước.
  • Sắc với nước uống, thấy cô cạn thì tắt bếp, chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Thực hiện liên tục trong 1 tháng sẽ thấy lượng đường huyết trong máu cải thiện đáng kể.

Cách 2: 

  • Lấy 60g vỏ dưa hấu, 10g ô mai, 12g thiên hoa phấn, 15g câu kỷ tử rửa sạch, để ráo.
  • Sắc với nước trong ấm chuyên dụng, thấy cô cạn thì tắt bếp.
  • Uống trong ngày, kiên trì thực hiện để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.

2. Chữa tiểu đường bằng mướp đắng

Mướp đắng được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh
Mướp đắng được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh

Mướp đắng hay khổ qua từ lâu đã là bài thuốc dân gian chữa tiểu đường được nhiều người áp dụng. Theo Đông y, mướp đắng vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Được sử dụng để chữa mụn nhọt, trị bệnh ngoài da, chống ung thư, hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2.

Theo y học hiện đại, mướp đắng có chứa nhiều thành phần có công dụng diệt khuẩn, diệt virus, chống lại tế bào ung thư. Do đó thường được sử dụng cho bệnh nhân đang chữa ung thư bằng tia xạ. Không chỉ vậy, mướp đắng còn chứa thành phần giống insulin có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách chữa tiểu đường bằng bài thuốc từ mướp đắng:

 Cách 1: 

  • Chuẩn bị 1 quả ớt ngọt xanh, 1 quả dưa chuột, vài cọng rau cần, ½ quả mướp đắng. 
  • Đem tất cả rửa sạch, bỏ ruột, thái nhỏ như hạt lựu rồi bỏ vào máy xay sinh tố xay nhỏ, lọc lấy nước.
  • Uống 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng chiều, kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả.

Cách 2: 

  • Lấy 1 quả mướp đắng rửa sạch, ép lấy nước.
  • Có thể thêm 1 ít muối hoặc 1 – 2 thìa nước cốt chanh (với trường hợp không đau dạ dày) cho dễ uống.
  • Sử dụng vào buổi sáng, trước khi ăn để thấy hiệu quả.
  • Có thể thay thế bằng cách dùng mướp đắng làm các món ăn như khổ qua nhồi thịt, xào thịt, xào trứng, nấu canh…

3. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng tỏi 

Tỏi thường được ngâm rượu để chữa tiểu đường
Tỏi thường được ngâm rượu để chữa tiểu đường

Theo nghiên cứu khoa học, tỏi có chứa Phytoncid và hoạt tính màu vàng, có tác dụng như một chất kháng sinh giúp diệt khuẩn, tăng cường miễn dịch, phòng và điều trị tiểu đường. Sử dụng tỏi có thể giúp tăng cường phải phóng insulin tự do trong máu, hỗ trợ chuyển hóa glucose trong giúp làm giảm lượng đường trong máu và nước tiểu.

Cách chữa tiểu đường bằng tỏi:

  • Chuẩn bị 40g tỏi khô, 100ml rượu nếp 50 độ
  • Tỏi bóc vỏ, thái nhỏ cho vào lọ thủy tinh sạch 
  • Đổ rượu nếp đã chuẩn bị vào lọ, ngâm đến khi tỏi chuyển từ màu trắng thành vàng thì lấy dùng. 
  • Để tỏi ngấm đều vào rượu, trong lúc ngâm thỉnh thoảng nên lắc nhẹ lọ.

Cách sử dụng:

  • Mỗi ngày sử dụng 1 thìa cà phê rượu tỏi 
  • Dùng 2 lần/ngày vào hai buổi sáng tối, không nên uống nhiều vì dễ ảnh hưởng đến dạ dày. 

4. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng lá Sa kê

Chỉ dùng lá sa kê rụng không dùng lá xanh
Chỉ dùng lá sa kê vừa rụng không dùng lá xanh

Lá Sa Kê có 25% là carbohydrate, 70% là nước, được sử để ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó, trong lá sa kê có chứa quercetin, campherol được dùng như trà có tác dụng hạ huyết áp, chữa bệnh đái tháo đường, trị u kháng viêm, tiêu viêm, lợi tiểu.

Cách chữa tiểu đường bằng lá sa kê:

Cách 1:

  • Chuẩn bị 100g lá sa kê vàng rụng tách khỏi cây, 100g đậu bắp, 20g búp ổi tươi.
  • Lấy 3 nguyên liệu trên sắc trong nồi hoặc ấm đất với 2 lít nước, thấy còn 500ml thì chia làm nhiều lần uống trong ngày. 

Cách 2: (Được áp dụng cho trường hợp tiểu đường đi kèm với tăng huyết áp)

  • Lấy 2 lá sa kê vàng vừa rụng, 50g lá ngót tươi, 20g chè xanh rửa sạch
  • Sắc lấy nước, thấy cô cạn thì tắt bếp, chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Lưu ý: Không dùng lá sa kê tươi trên cành vì không có tác dụng, cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thức ăn giàu tinh bột để thấy hiệu quả.

5. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng hạt quả vải

Hạt quả vải cũng là một trong những bài thuốc dân gian chữa tiểu đường thường được sử dụng
Hạt quả vải cũng là một trong những bài thuốc dân gian chữa tiểu đường thường được sử dụng

Theo đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn. Có tác dụng tán hàn, chữa đau răng, đau tinh hoàn, tiêu chảy và rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Hạt vải cũng là một bài thuốc dân gian chữa tiểu đường tuýp 2 được nhiều người áp dụng.

Cách chữa tiểu đường bằng hạt vải:

  • Cách 1: Hạt vải phơi khô, rửa sạch để ráo, thái nhỏ. Sắc với nước để uống, thấy cô lại thành cao thì chế viên, trọng lượng mỗi viên khoảng 0,3g. Mỗi ngày dùng 4 – 6 viên, chia làm 3 lần uống, sử dụng liên tục 3 tháng để kiểm soát đường huyết.
  • Cách 2: Hạt vải sấy khô, tán thành bột mịn, lấy 10g bột pha với nước uống, sử dụng 3 lần/ngày. Có tác dụng giảm lượng đường huyết trong máu, phù hợp cho người mắc tiểu đường tuýp 2 trên 40 tuổi.

6. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng rau muống râu ngô

Theo đông y, rau muống có vị ngọt nhẹ, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu lợi niệu chỉ huyết. Thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị ngộ độc thức ăn, thông tiểu tiện,  chữa chảy máu cam, tiểu ra máu, xuất huyết dạ dày. Trong khi đó, râu ngô có tác dụng giảm đường trong máu, cung cấp vitamin C, tăng cường tiêu hóa, kiểm soát chảy máu, giảm đau đầu… 

Cách chữa tiểu đường bằng rau muống và râu ngô:

  • Lấy 60g cọng rau muống, 30g râu ngô rửa sạch.
  • Sắc với nước uống trong ấm chuyên dụng, thấy cô cạn thì tắt bếp
  • Uống hết trong ngày, sử dụng liên tục để thấy hiệu quả.

Lưu ý: Với rau muống, nên rửa từng cọng, ngâm với nước muối loãng từ 10 – 15 phút sau đó vớt ra rửa lại để đảm bảo vệ sinh. 

7. Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường bằng lá xoài

Lá xoài
Lá xoài giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

Theo Đông y, lá xoài vị ngọt chua, tính mát, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh về hô hấp, chống sa nội tạng, bệnh tiểu đường và nhiều bệnh lý khác. Không chỉ vậy, lá xoài còn chứa chất tanin giúp cầm tiêu chảy, chất mangiferin giúp làm bền thành mạch máu, chất anthxyanhdin giúp hạ đường huyết, phòng ngừa biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường gây ra.

Theo nghiên cứu khoa học, lá xoài có chỉ số đường huyết rất thấp, có chứa các thành phần có tác dụng làm giảm cholesterol. Bên cạnh đó, lá xoài còn giàu vitamin B, C, A và có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ do chứa flavonoid và phenol. Do đó, sử dụng lá xoài hoàn toàn không làm tăng lượng đường trong máu.

Cách chữa tiểu đường bằng lá xoài:

  • Lấy 2 -3 lá xoài non rửa sạch với nước muối, thái nhỏ thành sợi.
  • Cho vào cốc rồi đổ nước sôi ngâm qua đêm cho ra nước.
  • Lấy phần nước, bỏ bã, uống hết sau khi thức dậy. 
  • Sử dụng đều đặn 1 lần/ngày, sau 1 tháng sẽ thấy dấu hiệu tích cực. 

Lưu ý: Nên uống nước lá xoài và thuốc điều trị cách nhau từ 2 – 3 tiếng để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. 

8. Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường bằng dây thìa canh

Dây thìa canh
Dây thìa canh

Theo nghiên cứu khoa học, dây thìa canh có chứa hoạt chất acid gymnemic, có khả năng kích thích tăng tiết dịch và hoạt lực của insulin giúp cân bằng đường huyết một cách tự nhiên. Không chỉ vậy, vị thuốc này còn hỗ trợ điều trị tim mạch, mỡ máu, tăng cường lưu thông khí huyết, ổn định huyết áp, chống đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng, hoa mắt. 

Cách chữa tiểu đường bằng dây thìa canh: 

  • Cách 1: Lấy 100g thì canh khô, sắc với 2 lít nước, thấy còn nửa lít thì tắt bếp. Chia làm 3 lần, uống trong ngày, trước hoặc sau khi ăn 30 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để ổn định đường huyết. 
  • Cách 2: Lấy 15g lá dây thìa canh, 15g lá ổi sắc với 2 lít nước, thấy còn nửa lít thì hạ nhỏ lửa đun trong 5 phút rồi tắt bếp. Chờ nguội thì chia làm 3 lần uống trong ngày. 

9. Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường bằng ổi

Theo Đông y, lá ổ vị đắng, tính ấm, có công dụng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Quỷ ổi vị ngọt chua, tính ấm, có tác dụng cố tràng, thu liễm. Theo các nghiên cứu của Nhật Bản ổi có hàm lượng chất xơ hòa tan cao, có tác dụng là giảm chỉ số cholesterol, hỗ trợ làm chậm quá trình hấp thu đường và ổn định đường huyết. Dịch chiết từ lá ổi và quả ổi có tác dụng giảm đường huyết, tăng cường miễn dịch, phòng ngừa tiểu đường tuýp 2. 

Cách chữa tiểu đường bằng ổi:

  • Cách 1: Lấy 100g lá ổi non rửa sạch với nước muối, nấu với 2 lít nước. Thấy sôi thì đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi tắt bếp, dùng nước này uống thay nước lọc mỗi ngày.
  • Cách 2: Lấy 30g râu ngô, 20g lá ổi non, 15g bạch quả rửa thật sạch, nấu cùng 2,5 lít nước. Thấy sôi thì đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi tắt bếp. Để nguội, uống thay nước lọc mỗi ngày.

10. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng nấm lim xanh

Nấm lim xanh
Nấm lim xanh

Theo các nghiên cứu khoa học, nấm lim xanh là một thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Trong nấm lim xanh có chứa một lượng dược chất lớn và một loạt các vitamin cùng khoáng chất tốt cho người bệnh tiểu đường. Nấm lim xanh cũng chứa Hetero-beta-glucans, proteoglycan, polysaccharides có tác dụng kích thích sản sinh insulin, tăng cường trao đổi glucose trong cơ thể.

Cách chữa tiểu đường bằng nấm lim xanh: 

  • Cách 1: Lấy 10g nấm lim xanh ngâm trong 10 phút với muối, để ráo nước thì sắc trong ấm chuyên dụng với 2 lít nước. Thấy còn 1,5 lít thì tắt bếp, dùng thay nước lọc hàng ngày.
  • Cách 2: Lấy 100g nấm lim xanh, rửa sạch, để ráo nước, cho vào hũ thủy tinh rồi đổ 1 lít rượu trắng ngon đậy kín nắp, ngâm trong 7 ngày. Mỗi ngày dùng không quá 100ml rượu, chia làm 3 lần uống trước bữa ăn 30 phút.
  • Cách 3: Lấy nấm lim xanh tán thành bột, cất dùng dần, mỗi ngày lấy một ít nấm cho vào túi lọc hãm với nước uống như trà. Không dùng quá nhiều, tránh uống phải bã nấm để tránh tổn thương dạ dày.

Những lưu ý khi chữa tiểu đường bằng bài thuốc dân gian

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, do đó, khi áp dụng các bài thuốc dân gian chữa tiểu đường, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Cách phương pháp dân gian chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị và không có tác dụng thay thế thuốc. Do đó, khi áp dụng không nên ngưng sử dụng thuốc và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Cần phải thực hiện đúng cách, đúng liều lượng thì mới mang lại dấu hiệu điều trị tích cực.
  • Tùy vào tình trạng bệnh, cơ địa mỗi người, chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống mà tác dụng của phương pháp này với mỗi người là không giống nhau.
  • Trong quá trình điều trị, cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống, kết hợp luyện tập thể dục thể thao, ngủ đúng giờ đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi. 
  • Thường xuyên đo đường huyết và thăm khám bác sĩ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Tóm lại, có nhiều cách hỗ trợ điều trị, kiểm soát lượng đường huyết với người mắc tiểu đường. Tuy nhiên, những phương pháp này không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh mà chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng. Chỉ thích hợp với người có lượng đường huyết cao (tiền tiểu đường) hoặc vừa mắc tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 11:54 - 02/05/2022 - Cập nhật lúc: 20:01 - 03/05/2022
Chia sẻ:
7 loại thảo dược đặc trị bệnh tiểu đường quanh nhà bạn
Sử dụng các loại dược liệu tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường là phương pháp đơn giản, hiệu quả và không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng…
Thực phẩm chức năng là nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc Thực phẩm chức năng cho người tiểu đường loại nào tốt?

Có rất nhiều loại thực phẩm chức năng cho người tiểu đường. Do đó, không ít người băn khoăn là…

Chỉ số đường huyết là con số phản ánh tốc độ tăng của nồng độ đường trong máu Đường huyết cao có phải bị tiểu đường? Và cách giảm an toàn

Tiểu đường là tình trạng gia tăng lượng đường trong máu hormone Insulin trong cơ thể thiếu hụt khiến lượng…

Đường huyết là gì? Vai trò và chức năng của đường huyết

Đường huyết là một trong những thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Bình thường, nồng độ đường trong cơ…

bệnh tiểu đường giai đoạn đầu Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu và cách điều trị

Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu nếu kiểm soát tốt thì sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm phát…

tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường Tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường và cách dùng

Lá dứa là một loại thảo dược tự nhiên được cho là có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua