Dậy thì kéo dài bao lâu? Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là một giai đoạn tăng trưởng và phát triển tương đối dài, do đó nhiều người không biết thời điểm tuổi dậy thì kết thúc. Tuy nhiên, về cơ bản tất cả mọi người để trải qua các dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì gần như tương tự như nhau.

dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì
Thanh thiếu niên cần nắm rõ dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì để có biện pháp xử lý khi cần thiết

Tuổi dậy thì kéo dài bao lâu?

Tuổi dậy thì là một thời gian phát triển và tăng trưởng tương đối dài. Đây là thời gian phát triển cả về thể chất, tâm lý và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thanh thiếu niên.

Tuổi dậy thì thường kéo dài khoảng 2 – 5 năm. Cụ thể ở các bé trai, tuổi dậy thì thường bắt đầu trong độ tuổi từ 9 đến 13 tuổi. Bé gái có xu hướng dậy thì sớm hơn các bé trai. Độ tuổi dậy thì ở bé gái khoảng 8 – 13 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi bắt đầu và kết thúc dậy thì thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm dân tộc, điều kiện sống, chế độ ăn uống và luyện tập.

Không có độ tuổi kết thúc tuổi dậy thì cụ thể. Tuy nhiên, nữ giới có xu hướng kết thúc dậy thì ở tuổi 15 – 17 trong khi ở nam giới khoảng 16 – 18 tuổi.

Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì

Dấu hiệu bắt đầu và kết thúc tuổi dậy thì ở mỗi cá nhân là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì phổ biến như sau:

1. Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì ở nữ giới

Ở trẻ em gái, tuổi dậy thì thường kết thúc ở độ tuổi 15 – 17. Những thay đổi cụ thể có thể bao gồm:

  • Ngực phát triển đến kích thước và hình dạng trưởng thành (hoặc gần như người trưởng thành). Tuy nhiên, ngực vẫn có thể phát triển sau 18 tuổi (một số người ngực có thể phát triển đến sau 19 hoặc 20).
  • Ngực sẽ trở nên đầy đặn, săn chắc hơn sau 6 tháng đến 2 năm.
  • Đạt đến chiều cao nhất định và ngừng phát triển (hoặc phát triển ít) về chiều cao.
  • Lông mu phát triển đầy đủ.
  • Cơ quan sinh dục và bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ.
  • Hông, đùi và mông đạt đến hình dạng, kích thước như người trưởng thành.
dậy thì kéo dài bao lâu
Tuổi dậy thì ở nữ giới thường kết thúc ở tuổi 15 – 17

2. Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì ở nam giới

Ở trẻ em trai, tuổi dậy thì thường kết thúc ở tuổi 16 – 18. Những dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì ở nam giới thường bao gồm:

  • Dương vật, tinh hoàn, bìu phát triển đạt kích thước như người trưởng thành.
  • Lông mu phát triển, lấp đầy dương vật và có thể phát triển đến đùi trong.
  • Râu phát triển đầy đủ và đều đặn ở cằm, quai hàm và mép. Một số nam giới có thể phát triển lông rậm rạp trên khuôn mặt.
  • Lông tay, lông chân rậm rạp, dài. Một số nam giới có thể phát triển lông ở ngực và bụng.
  • Tăng trưởng chiều cao đạt đến mức như người trưởng thành. Chiều cao thường tăng trưởng chậm lại tuy nhiên, cơ bắp vẫn tiếp tục phát triển.
  • Đến năm 18 tuổi, hầu hết nam giới đạt đến chiều cao và sự phát triển toàn diện như một người trưởng thành.

Điều gì ảnh hưởng đến độ tuổi dậy thì?

Có nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến độ tuổi và quá trình dậy thì như:

  • Gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong độ tuổi và quá trình dậy thì của một đứa trẻ. Ngoài ra, gen cũng ảnh hưởng đến chiều cao, đường cong cơ thể và một số bệnh lý mãn tính.
  • Sức khỏe tổng thể và bệnh lý cá nhân. Một đứa trẻ khỏe mạnh có xu hướng phát triển nhanh và tốt hơn những đứa trẻ mắc bệnh bẩm sinh hoặc có hệ thống miễn dịch không hoàn chỉnh.
  • Hormone đóng vai trò kích thích và chịu trách nhiệm cho sự phát triển của thanh thiếu niên.
  • Môi trường sống và luyện tập cũng ảnh hưởng đến quá trình dậy thì và phát triển của thanh thiếu niên.

Tuổi dậy thì thường kéo dài 2 – 5 năm, tùy thuộc vào từng cá nhân. Do đó, thanh thiếu niên chú ý giữ gìn sức khỏe, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, giữ tinh thần thoải mái để tạo điều kiện cho cơ thể phát triển toàn diện.

Biện pháp hỗ trợ tăng trưởng ở độ tuổi dậy thì

Mỗi cá nhân đều có tiềm năng phát triển chiều cao và cơ thể khác nhau. Tuy nhiên, thanh thiếu niên có thể lưu ý một số vấn đề để hỗ trợ sự phát toàn diện của cơ thể. Một số biện pháp có thể tăng cường phát triển ở tuổi dậy thì như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều protein, vitamin D, canxi và khoáng chất.
  • Ngủ đủ giấc. Thanh thiếu niên cần ngủ 8 – 10 tiếng mỗi đêm để phát triển chiều cao và cơ bắp. Ngoài ra bổ sung kẽm, magie, photpho để hỗ trợ sự phát triển của xương khớp.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên và đều đặn. Các môn thể thao như bơi lội, tennis, bóng rổ, xà đơn được cho là đóng góp nhiều vào việc tăng trưởng chiều cao ở thanh thiếu niên.
  • Duy trì tư thế đúng bao gồm, đứng – ngồi đứng tư thế. Luôn giữ vai, cổ, cột sống thẳng, giữ cho bàn chân chạm sàn nhà khi ngồi hoặc đứng. Không được cong lưng hoặc gù lưng khi đứng và đi.
  • Phát triển hệ thống miễn dịch để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và gây còi cọc. Thanh thiếu niên cần được tiêm chủng đầy đủ và thường xuyên sử dụng vitamin C (có trong trái cây họ cam, quýt, bưởi, chanh).

Mỗi cá nhân phát triển với tốc độ và quá trình khác nhau. Cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi ở độ tuổi dậy thì dẫn đến nhiều điều bối rối và khó xử. Do đó, thanh thiếu niên cần tìm hiểu về tuổi dậy thì và dấu hiệu kết thúc dậy thì để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc dấu hiệu bất thường nào, vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên môn.

Ngày đăng 11:39 - 07/10/2022 - Cập nhật lúc: 11:39 - 08/10/2022
Chia sẻ:
Kinh nguyệt tuổi dậy thì và những vấn đề thường gặp

Kinh nguyệt tuổi dậy thì là khoảng thời gian hành kinh từ 10 - 15 tuổi. Tuy nhiên, do hoạt…

Dậy thì không chỉ là mối quan tâm chung của các bậc cha mẹ mà còn là thắc mắc của nhiều bạn trẻ Dậy thì là gì? Những thay đổi sẽ gặp ở tuổi dậy thì

Dậy thì là quá trình mà cả nam và nữ giới điều trải qua với những thay đổi về thể…

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái – trai và điều bố mẹ phải biết

Dậy thì sớm là tình trạng cơ thể phát triển và hình thành các chức năng tình dục quá sớm.…

Nhu cầu sinh lý con gái khi yêu Nhu Cầu Sinh Lý Của Con Gái Khi Yêu và Những Bí Mật

Tương tự như nam giới, con gái cũng có những nhu cầu sinh lý riêng. Tuy nhiên vì là phái…

5 bài tập tăng chiều cao sau tuổi dậy thì – Đã thử & thành công

Sau khi bước qua tuổi dậy thì bạn vẫn có thể cải thiện vóc dáng và chiều cao của bản…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua