Cảnh báo tình trạng buồn nôn khan_ Phương pháp điều trị hiệu quả

Buồn nôn khan là tình trạng phổ biến ở nhiều người, ai cũng có nguy cơ mắc phải. Bệnh gây ra cảm giác khó chịu ở cổ họng và dạ dày kèm theo cảm giác nôn ọe, nhưng thực tế không nôn ra bất cứ chất nào. Tuy nhiên, chứng buồn nôn cũng có thể kèm theo nôn khan, trường hợp này xảy ra khi bạn có thể nôn khi bị nôn khan. 

 

buồn nôn khan
Chứng buồn nôn khan là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ ai

Tìm hiểu về bệnh buồn nôn khan

Buồn nôn khan là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, xảy ra do trạng thái không thoải mái của dạ dày dẫn đến  tình trạng nôn ọe không kiểm soát nhưng lại không nôn ra bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, tình trạng bệnh này vẫn có thể kiểm soát được bằng cách giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh.

Để tìm ra hướng điều trị bệnh buồn nôn hiệu quả, trước hết chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân, triệu chứng gây ra bệnh buồn nôn khan.

Các nguyên nhân gây bệnh buồn nôn khan thường gặp

Tình trạng say xe

Say tàu xe dẫn đến buồn nôn do trong quá trình di chuyển bằng các phương tiện như xe khách, xe lửa, tàu thuyền, máy bay… Một số người thường có cảm giác sợ hãi, khó chịu… Nguyên nhân là do các cơ quan của hệ thần kinh chịu tác động bởi sự xáo trộn, xung đột giữa các cơ quan thần kinh, các thụ thể cảm giác ở các khớp, gân,… Gây ra cảm giác chóng mặt, đau đầu, kích thích cảm giác buồn nôn.

say xe
Người mắc chứng say xe cũng có khả năng mắc bệnh buồn khan

Chứng ốm nghén

Hiện tượng buồn nôn khan ở phụ nữ xảy ra khi bước vào giai đoạn thai kỳ, thường ở giai đoạn này người mẹ sẽ luôn trong tình trạng đau đầu, chóng mặt muốn nôn nhưng không nôn được hoặc nôn khan kèm theo hiện tượng buồn nôn trường hợp này còn gọi là ốm nghén.

ốm nghén
Phụ nữ mang thai có hiện tượng nôn khan kèm theo buồn nôn

Ngộ độc thực phẩm

Các thực phẩm đã qua thời hạn sử dụng, hư hỏng, biến chất phát sinh độc tố nếu ăn phải loại thức ăn này vi khuẩn sẽ đi vào cơ thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nhẹ nhất sẽ dẫn đến triệu chứng buồn nôn tiêu chảy, đau đầu, sốt cao,…Nhưng nếu để cơ thể tiếp tục hấp thụ những loại thức ăn này sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra cảm giác mệt mỏi kéo dài cho người bệnh.

ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm thường gây ra cảm giác nôn khan

Luôn trong trạng thái căng thẳng

Nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế buồn nôn khan lại là triệu chứng phổ biến của sự căng thẳng, lo âu kéo dài. Khi đang trong tình trạng căng thẳng, các chức năng của cơ thể đặc biệt là chức năng của hệ tiêu hóa bị trì trệ, vô tình tích tụ một lượng độc tố trong cơ thể, sinh ra cảm giác buồn nôn khan. Ngoài ra, stress cũng là tác nhân gây rối loạn hệ thần kinh khiến người bệnh sinh ra ảo giác muốn nôn và chỉ có thể như vậy người bệnh mới cảm thấy thoải mái trở lại.

căng thẳng mệt mỏi
Áp lực, căng thẳng cũng là tác nhân gây buồn nôn khan

Do chứng trào ngược dạ dày thực quản

Khi dạ dày được hấp thụ một lượng lớn thức ăn sẽ sinh ra một phản xạ ợ, kéo theo cơn đau dai dẳng ở bụng và ngực, nguyên nhân chủ yếu là do axit hay thức ăn quá tải ở dạ dày khiến cơ thắt thực quản dưới không kiểm soát được làm thức ăn  bị đẩy ngược ra thực quản, khiến một số người có cảm giác buồn nôn. 

Xem thêm: Sơ can Bình vị tán – Bài thuốc chữa dạ dày được NSND Trần Nhượng tin dùng

Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc có chức năng hỗ trợ trong việc điều trị bệnh nhưng nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng cách sẽ gây tác dụng ngược cho người sử dụng. Vì thế trong quá trình sử dụng bất kì loại thuốc nào gây cảm giác buồn nôn hay có tác dụng phụ khác nên cần có sự tham vấn từ bác sĩ.

thuốc tây
Việc lạm dụng quá nhiều thuốc cũng là nguyên nhân gây bệnh buồn nôn

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng nôn khan   

Một số dấu hiệu thường gặp ở bệnh buồn nôn khan:  

  •  Đổ mồ hôi, ớn lạnh
  •  Khó tiêu, nôn mửa
  •  Đau bụng

Tại sao không nên chủ quan với bệnh buồn nôn khan?

Đầu tiên, buồn nôn khan là một triệu chứng xuất hiện do ảnh hưởng của một số bệnh lý. Vì thế, nếu thường xuyên rơi vào trạng thái đau đầu, chóng mặt hay buồn nôn khan người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. 

Thông thường,  nôn khan là một bệnh lý thường gặp và cũng không có dấu hiệu thể hiện rõ ràng, nhất là trường hợp buồn nôn đi kèm nôn khan khiến nhiều người nghĩ rằng đấy chỉ là chứng nôn mửa bình thường.

Tuy nhiên, buồn nôn khan không đơn thuần là một phản xạ từ cơ thể, mà còn là tín hiệu cảnh báo một số bệnh lý có thể gây nguy hiểm cho người mắc bệnh

Các bệnh lý có liên quan đến chứng buồn nôn khan:

  • Viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Đau ruột thừa
  • Vấn đề về túi mật
  • Vấn đề về hệ thống tiền đình
  • Viêm thận
  • Bệnh huyết áp, tim mạch

Phương pháp điều trị buồn nôn khan hiệu quả 

Sau khi biết được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, chúng ta cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị chứng nôn khan. Thực tế có rất nhiều phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh, ở đây chúng tôi có tổng hợp một số phương pháp trị bệnh phổ biến:    

Điều chỉnh chế độ ăn uống 

Dù đang mắc phải bệnh gì thì người bệnh cũng nên ăn uống đầy đủ không nên bỏ bữa, tránh để cơ thể rơi vào cảm giác kiệt sức. Vì thế người bệnh cần lưu ý cân bằng giữa bữa phụ và bữa chính, nếu thường xuyên bỏ bữa dù là bữa ăn chính hay phụ đều sẽ gây ra cảm giác buồn nôn, vì thế phải đảm bảo dạ dày hấp thu đầy đủ dưỡng chất trong các bữa ăn. 

điều chỉnh ăn uống
Cơ chế ăn uống hợp lý có thể hạn chế tối đa bệnh buồn nôn khan
  • Uống từ 8- 10 cốc nước mỗi ngày để cơ thể luôn trong trạng thái đủ nước      
  • Ăn các bữa nhỏ hay ăn vặt để dạ dày hoạt động tốt hơn, tránh ăn quá no nếu không sẽ gây tình trạng dư thừa thức ăn ở gây nguy cơ trào ngược dạ dày.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ
  • Tránh sử dụng các thức uống có hại cho sức khỏe: bia, rượu, thức uống chứa caffein,… bởi vì chúng không có tác dụng tốt cho việc điều trị bệnh buồn nôn bên cạnh còn gây kích thích dạ dày nhiều hơn.

Sử dụng gừng ngăn ngừa buồn nôn

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, gừng có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa buồn nôn hiệu quả. Mức độ sử dụng tối đa 1g/1 lần sử dụng. Nhiều người mang thai nếu muốn dùng gừng để ngăn chặn cảm giác ốm nghén nên hỏi qua bác sĩ, thông thường chỉ dừng lại ở mức từ 600mg- 1g không được vượt quá 1g. 

gừng
Sử dụng gừng kết hợp trong bữa ăn có tác dụng làm giảm cảm giác buồn nôn

Cụ thể, có thể kết hợp gừng trong các bữa ăn, tuy nhiên phải lưu ý không dùng quá nhiều gừng trong một bữa:

  • Uống trà gừng tươi
  • Ăn mứt, kẹo được làm từ gừng
  • Sử dụng thức ăn có ướp gừng

Giữ cho tinh thần thoải mái

Căng thẳng, lo âu sẽ khiến tình trạng buồn nôn trở nên trầm trọng hơn, do đó nên hạn chế nghĩ đến các vấn đề tiêu cực tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh nên lưu ý ngủ đủ giấc kể cả vào buổi trưa hay buổi đêm để lấy lại tinh thần đảm bảo cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Bên cạnh, để giúp bản thân hình thành thói quen tích cực, người bệnh cần:

thư giãn
Tinh thần thoải mái giúp não bộ thư giãn hạn chế sinh ra ảo giác giảm lùi tình trạng buồn nôn
  • Luyện tập thói quen đi bộ
  • Ngồi thiền trong không gian yên tĩnh 
  • Luyện tập hít thở sâu để điều trị tình trạng khó chịu dạ dày ở mức độ nhẹ

Ngoài ra có thể gây xao nhãng, đánh lạc hướng cảm giác buồn nôn bằng cách hít thở không khí trong lành, ngừng suy nghĩ về các yếu tố có thể khiến tình trạng buồn nôn nặng hơn,… Thêm vào đó có thể áp dụng những các sau: 

  • Cố gây xao nhãng, đánh lạc hướng cơn buồn nôn bằng việc xem một bộ phim, nghe một bản nhạc, chơi điện tử hay trò chuyện với bạn bè
  • Nếu đang ở một nơi thuận tiện nhưng có cảm giác muốn nôn thì tốt nhất là cứ để nôn ra, vì so với việc cố gắng nhịn thì việc nôn ra sẽ mang lại cảm giác dễ chịu hơn, đồng thời cũng làm cảm giác nôn ọe nhanh chóng vơi đi.

Sử dụng thuốc không theo toa  

Có thể ngăn chặn triệu chứng buồn nôn bằng cách sử dụng thuốc không theo toa nhưng phải chắc chắn rằng tình trạng buồn nôn chỉ là tạm thời_ có thể do say xe hay dạ dày khó chịu. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh cứ lặp lại hoặc xảy ra trong thời gian dài thì bệnh nhân cần đi thăm khám và điều trị theo lời khuyên của bác sĩ.

Kết luận

Tóm lại, mặc dù bệnh buồn nôn khan không có dấu hiệu nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ là tác nhân tiềm tàng gây ra các căn bệnh nguy hiểm khác. Vì thế, khi mắc bệnh người bệnh không được chủ quan mà phải chủ động tìm cách khắc phục để bệnh không có nguy cơ tiếp diễn.

Tuy nhiên, nếu bệnh vẫn không có dấu hiệu dừng lại và cứ kéo dài tình trạng buồn nôn thì người bệnh nên cân nhắc đi thăm khám để được nghe tư vấn tận tình từ bác sĩ về hướng chữa bệnh hiệu quả.

Có thể bạn chưa biết:

Ngày đăng 11:48 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:05 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Ho và buồn nôn là dấu hiệu của các bệnh lý về hô hấp hoặc tiêu hóa Ho và buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì, làm sao khắc phục?

Ho hay buồn nôn đều là cơ chế giúp loại bỏ các dị vật, sinh vật có khả năng xâm…

Bột đậu xanh: Thành phần, công dụng và nơi mua uy tín

Bột đậu xanh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý như vitamin B, C, E, axit folic và các loại…

Các loại cây nhân sâm Việt Nam – Công dụng & cách dùng

Theo y học cổ truyền, nhân sâm được cho là có công dụng bồi bổ sức khỏe. Cùng với sâm…

Mướp Rừng (Quả Lặc Lày): Đặc điểm & các công dụng quý

Mướp rừng (hay còn gọi là quả lặc lày) chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, chất đạm, sắt,…

Bã cà phê có tác dụng gì trong đời sống? Cách dùng

Khi pha cà phê, nhiều người chỉ lấy nước mà bỏ đi phần bã mà không biết rằng bã cà…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua