Bệnh lupus ban đỏ có lây không, qua đường nào?

Lupus ban đỏ khiến người bệnh bị sốt, nổi mẩn đỏ hình cánh bướm trên khuôn mặt, tổn thương da,… Vậy bệnh lupus ban đỏ có lây không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế hình thành căn bệnh này.

bệnh lupus ban đỏ có lây không
Bệnh lupus ban đỏ khiến da mặt người bệnh nổi hình cánh bướm.

Bệnh lupus ban đỏ có lây không?

Lupus ban đỏ là căn bệnh tự miễn do hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể tấn công các mô bình thường, khỏe mạnh của nó thay vì loại bỏ các nhân tố bên ngoài như vi khuẩn, vi rút. Đây là căn bệnh tự miễn do chính bản thân người bệnh gây ra nên không thể lây lan.

Bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ sẽ gặp phải các triệu chứng như viêm, sưng, tổn thương nghiêm trọng các cơ quan như thận, máu, tim, phổi, khớp,… Thông thường, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra các protein để bảo vệ cơ thể và chống lại các kháng nguyên như vi khuẩn, vi rút.

Tuy nhiên, với căn bệnh lupus ban đỏ, hệ thống miễn dịch này sẽ không thể phân biệt được các chất kháng nguyên và mô khỏe mạnh của cơ thể. Chính điều này đã khiến chúng nhanh chóng tấn công trực tiếp vào các mô này và gây sưng, đau đớn cho người bệnh.

Cơ chế phát sinh bệnh lupus ban đỏ là do các gen khởi động dưới tác động của yếu tố môi trường và hormon giới tính dẫn đến mất cân bằng và mất kiểm soát hệ thống miễn dịch. Lúc này, các phức hợp miễn dịch kháng nguyên và các kháng thể sẽ nhanh chóng lắng đọng ở các cơ quan, mạch máu gây ra bệnh lupus ban đỏ.

Mặc dù các bộ phận của cơ thể như da, khớp, thận, não, phổi,… bị ảnh hưởng bởi bệnh lupus ban đỏ rất lớn nhưng đây không phải là bệnh lý truyền nhiễm như mọi người vẫn lo lắng. Bệnh không thể lây truyền từ người này sang người khác dù có tiếp xúc trực tiếp hoặc quan hệ gần gũi. Do đó, bạn có thể an tâm khi giao tiếp với những bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ mà không lo bị lây truyền.

Yếu tố hình thành bệnh lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như lupus ban đỏ dạng đĩa, lupus ban đỏ hệ thống, lupus sơ sinh,… Thực tế, bệnh lupus ban đỏ không lây nhưng căn bệnh này sẽ do rất nhiều yếu tố kích hoạt hình thành bệnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra, lupus ban đỏ là căn bệnh do một số yếu tố tác động như:

1. Gen (yếu tố di truyền)

Bệnh lupus ban đỏ xuất phát từ nguyên nhân do di truyền từ những người thân trong gia đình. Các nghiên cứu đã tìm thấy hơn 50 gen gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mặc dù những gen này không có khả năng tự gây ra bệnh lupus ban đỏ nhưng chúng là chất xúc tác khởi phát căn bệnh này.

Dường như bất cứ cơ quan nào của cơ thể cũng bị ảnh hưởng bởi bệnh lupus ban đỏ. Khi mắc phải căn bệnh này do gen, người bệnh sẽ bị phù mặt, xuất hiện bọng nước, loét ở các vị trí đầu ngón tay, chân, miệng, họng, rụng tóc, tổn thương niêm mạc mắt, mề đay, sốt, cơ thể gầy sút, mệt mỏi,…

2. Môi trường

Bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ còn do yếu tố môi trường. Ánh sáng, tia cực tím sẽ gây tác động không tốt đến làn da và gây ra bệnh. Bên cạnh đó, các nhiễm trùng như vi-rút epstein-barr cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, việc bạn tiếp xúc với các chất hóa học, thuốc uống cũng khiến bạn đứng trước nguy cơ mắc bệnh.

bệnh lupus ban đỏ có lây không
Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh lupus ban đỏ.

Yếu tố môi trường sẽ gây tổn thương đến bề mặt da. Làn da của người bệnh xuất hiện vết ban đỏ giống hình cánh bướm ở các vị trí như mặt, cổ, da đầu. Những tổn thương này rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu không được kiểm soát sẽ rất dễ gây ra hiện tượng teo da, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

3. Hormon

Bệnh lupus ban đỏ còn xuất phát từ yếu tố hormon. Theo thống kê, hơn 90% bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ bị viêm khớp, sưng tấy ở các khớp. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, căn bệnh này xuất hiện phổ biến ở nữ giới nhiều hơn.

Theo đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, phụ nữ thường có xu hướng mắc bệnh nặng hơn trước các chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi nồng độ estrogen tăng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng mình mối liên hệ mật thiết giữa yếu tố estrogen và căn bệnh lupus ban đỏ.

Bệnh lupus ban đỏKhi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Lupus ban đỏ là bệnh lý khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Với căn bệnh này, người bệnh cần phải lựa chọn những địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng để tiến hành điều trị, thăm khám kịp thời. Ngay khi nhận thấy bản thân có các biểu hiện sau đây, bệnh nhân cần phải đến bệnh viện sớm.

bệnh lupus ban đỏ có lây không
Bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ cần tiến hành thăm khám, điều trị sớm.
  • Đau nhức, sưng tấy xương khớp
  • Cơ thể phát ban, hình thành hình bướm trên khuôn mặt
  • Mặt bị sưng đỏ, bọng nước
  • Tổn thương niêm mạc mắt
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt, chóng mặt, đau đầu

Sau khi tiến hành thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như kháng thể kháng dna chuỗi kép, kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng smith. Từ việc phát hiện những kháng thể này, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bệnh lý mà người bệnh gặp phải.

Tiếp đến, bác sĩ sẽ chỉ định bạn xét nghiệm máu và nước tiểu. Các xét nghiệm này sẽ giúp chỉ ra được mức độ tổn thương cơ thể do bệnh gây ra. Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh tiến hành các sinh thiết hoặc mẫu mô để dễ dàng chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ chính xác nhất.

Với căn bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh nhân cần phải tiến hành nhập viện để bác sĩ theo dõi và tiến hành điều trị kịp thời. Người bệnh cần lựa chọn bệnh viện da liễu uy tín để được bác sĩ theo dõi cẩn thận. Đây là bệnh lý có thể phá hủy các bộ phận trên cơ thể nên người bệnh không được chủ quan.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người giải đáp được thắc mắc: Bệnh lupus ban đỏ có lây không? Đây là căn bệnh tự miễn dịch nên không lây lan. Có chăng là bệnh di truyền từ mẹ sang con, gây ảnh hưởng đến tim mạch của trẻ. Chính vì vậy, với những người mắc bệnh lupus ban đỏ, bạn nên tiến hành điều trị bệnh sớm. Nếu mắc phải căn bệnh này, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết khi mang thai để có phương pháp kiểm soát kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 11:24 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:07 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Cảm giác chán ăn buồn nôn – Nguyên nhân và cách khắc phục

Cảm giác chán ăn và buồn nôn rất thường xảy ra và có thể gặp phải ở tất cả các…

Mướp Rừng (Quả Lặc Lày): Đặc điểm & các công dụng quý

Mướp rừng (hay còn gọi là quả lặc lày) chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, chất đạm, sắt,…

Chữa lupus ban đỏ bằng tế bào gốc & thông tin cần biết

Chữa lupus ban đỏ bằng tế bào gốc là phương pháp mang lại hiệu quả vượt trội trong việc cải…

Thành phần dinh dưỡng, công dụng của mít

Ngăn ngừa ung thư, ổn định nhịp tim, kích thích tuyến sữa, làm đẹp da, chống lão hóa... là những…

Yến chưng sẵn TOP 7 Loại Yến Chưng Sẵn Tốt Nhất Thị Trường Hiện Nay

Yến chưng sẵn là sự lựa chọn hàng đầu được người tiêu dùng ưu tiên vì sự tiện lợi, dễ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua