Bệnh lupus ban đỏ có mang thai, sinh con được không?

Lupus ban đỏ là căn bệnh tự miễn, có thể gây tổn thương các bộ phận trong cơ thể như gan, thận, thần kinh,… Vậy bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không? Đây là nỗi lo của rất nhiều bà mẹ trẻ khi chẳng may mắc phải căn bệnh này.

bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không
Bệnh lupus ban đỏ gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không?

Rất nhiều phụ nữ mắc bệnh Lupus ban đỏ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do sự sai lệch các hệ thống miễn dịch khiến chúng chống lại các cơ quan trong cơ thể và gây bệnh. Theo thống kê, có đến 90% số bệnh nhân mắc bệnh là nữ giới. Đây không chỉ là bệnh lý ngoài da mà còn gây tổn thương các bộ phận bên trong cơ thể. 

Với những phụ nữ mang thai mắc bệnh lupus ban đỏ sẽ khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn. Phụ nữ vẫn có thể sinh con, tuy nhiên nguy cơ tử vong khá cao. Bên cạnh đó, thai nhi sau khi sinh ra sẽ rất dễ bị thiếu ký, sinh non. Điều này sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ. Theo thông tin được biết, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống sinh con tử vong khoảng 30 – 40%.

ThS.BS. Ngô Thị Yên (Trưởng khoa Kế hoạch hóa Gia đình, Bệnh viện Từ Dũ) cho biết, khoảng 60% phụ nữ có thai mắc bệnh lupus ban đỏ vẫn có thể sinh con bình thường. Tuy nhiên, trọng lượng em bé được sinh ra khá thấp, có bé chỉ nặng 1,8 kg. Đặc biệt, có đến 70% các bé bị sinh non trong khoảng 32 tuần tuổi. Sức đề kháng của các bé sau khi sinh rất yếu, trẻ rất dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công và nguy cơ mắc bệnh khá cao.

Ngày nay, tỉ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh lupus ban đỏ không ngừng tăng lên, khiến không ít chị em lo lắng. Với căn bệnh này, mọi người cần phải đặc biệt lưu tâm bởi mức độ nguy hiểm của nó. Trong quá trình thai sản, các yếu tố tác động hình thành bệnh lupus ban đỏ sẽ nhanh chóng tấn công các cơ quan khác của cơ thể. Thận là cơ quan dễ bị tổn thương nhiều nhất và khiến người bệnh dễ mắc phải hội chứng suy thận, thận hư, viêm cầu thận,… gây tử vong cho mẹ. 

Bệnh lupus ban đỏ có thai được không?

Lupus ban đỏ là bệnh lý nguy hiểm và hiện nay vẫn chưa có bất cứ loại thuốc nào chữa trị khỏi căn bệnh này. Mọi phương pháp điều trị chỉ giúp kiểm soát bệnh và duy trì cuộc sống của bệnh nhân. Do đó, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, phụ nữ mắc bệnh lupus ban đỏ cần cân nhắc kỹ trước khi muốn có thai.

bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không
Phụ nữ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn có con.

Tốt nhất, bạn không nên mang thai để tránh gây ảnh hưởng đến cả mẹ và con vì tỉ lệ tử vong của căn bệnh này khá cao. Nếu vẫn muốn mang thai, bạn cần tiến hành gặp bác sĩ sớm để được tư vấn nên có thai vào thời điểm nào là thích hợp nhất.

Phụ nữ không nên có mang khi mắc bệnh lupus ban đỏ đang ở đợt cấp. Thời điểm này sẽ khiến cho bệnh lý của người mẹ trầm trọng hơn, tỷ lệ tử vong cao cho cả mẹ và bé. Thông thường, khi bệnh đã được điều trị ổn định, duy trì từ 6 tháng cho đến 1 năm thì người mẹ mới cân nhắc đến việc mang thai. Đặc biệt, khi mang thai, phụ nữ không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, lạm dụng thuốc uống, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Tại Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch Lâm sàng (Hà Nội), các bác sĩ Đại học Y Hà Nội đã tiến hành các nghiên cứu trên 88 bệnh nhân lupus ban đỏ mang thai. Kết quả cho thấy, tỉ lệ thiếu máu và tăng huyết áp ở sản phụ là 60,2% và 25%. Trong đó, tỉ lệ phụ nữ sinh non là 50%, thai lưu 18,18%, thai chậm phát triển 48,3%, trẻ em mắc hội chứng lupus sơ sinh 3%.

Phụ nữ mắc bệnh lupus ban đỏ mang thai sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Trẻ sinh ra có nhịp tim rất chậm, cơ thể yếu, dễ mắc bệnh. Người mẹ dễ bị suy tim, suy thận, thiếu máu trầm trọng. Do đó, phụ nữ mắc bệnh lupus ban đỏ cần phải chủ động trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch mang thai vào thời điểm hợp lý nhất.

Với những bệnh nhân mắc bệnh van tim cần phải phẫu thuật, điều trị sớm trước khi có thai. Đồng thời, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý trong suốt quá trình mang thai. Điều này cần thiết giúp thai nhi có thể phát triển bình thường, hạn chế thấp nhất mức ảnh hưởng cho trẻ khi mang thai.

Một số lưu ý cho bệnh nhân lupus mang đỏ khi mang thai

Nếu trước đây, những phụ nữ mắc bệnh lupus ban đỏ ít có cơ hội để được làm mẹ bởi những chuyển biến phức tạp của căn bệnh này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện nay, căn bệnh này được kiểm soát hiệu quả hơn. Tùy từng trường hợp, phụ nữ có thể sinh đẻ nếu tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không
Phụ nữ mắc bệnh lupus ban đỏ cần thận trọng khi mang thai.

Bên cạnh đó, khi mắc bệnh lupus ban đỏ, phụ nữ sẽ có nguy cơ thai nghén cao. Do đó, bệnh nhân cần phải được bác sĩ thăm khám, theo dõi thường xuyên để phòng ngừa trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Dưới đây là một số lưu ý thêm, các mẹ cần biết để có thể đảm bảo an toàn khi mang thai.

  • Phụ nữ chỉ được mang thai khi bệnh lupus ban đỏ ổn định được 6 tháng
  • Kiểm tra chức năng của thận trước khi quyết định có thai
  • Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh bệnh chuyển biến nặng hơn
  • Không được lạm dụng thuốc trong suốt quá trình mang thai
  • Chú ý bảo vệ làn da của mình tránh các tổn thương bên ngoài
  • Nếu bệnh nhân đang dùng corticoid thì cần phải được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
  • Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
  • Nếu có thai ngoài ý muốn, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để có phương pháp kiểm soát bệnh thích hợp nhất.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc: Bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không? Không phải trường hợp nào bệnh nhân cũng có thể mang thai nên tốt nhất người bệnh phải tham khảo ý kiến bác sĩ về trường hợp của mình. Với căn bệnh này, bạn không được tự ý mua thuốc sử dụng vì nếu uống không đúng, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 11:39 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:07 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Nhất Nam Trường Thọ – Gói chăm sóc sức khỏe và trị đa bệnh cao cấp của Nhất Nam Y Viện

Nhất Nam Trường Thọ là gói chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cao cấp được nghiên cứu và phát…

9 công dụng của ớt đối với sức khỏe và những lưu ý khi dùng

Ớt được biết như một loại rau quả hay gia vị thường góp mặt trong các bữa ăn của mỗi…

Chè yến đậu xanh Cách Nấu Chè Yến Đậu Xanh Thơm Mát, Ngon, Bổ Dưỡng

Chè yến đậu xanh là món ăn không thể bỏ qua trong những ngày hè nắng nóng. Không chỉ thơm…

Nhân sâm có tác dụng gì, uống lúc nào & ai không nên dùng?

Nhân sâm được xem là vị thuốc đại bổ nhờ có nhiều công dụng quý cho sức khỏe như chống…

Yến Rút Lông Nguyên Tổ: Cách Sơ Chế, Giá Bán Mới Nhất

Yến rút lông nguyên tổ là một trong những loại yến sào được ưa chuộng nhất trên thị trường. Không…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua