6 Cách Kiểm Tra Có Bị Hôi Miệng Không Chính Xác Nhất

Các cách kiểm tra có bị hôi miệng không được nhiều người quan tâm. Bởi tình trạng hôi miệng ảnh hưởng không nhỏ đến giao tiếp hàng ngày, công việc cũng như chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, hôi miệng còn có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nha khoa cần được kiểm soát sớm.

Đối tượng nào có nguy cơ bị hôi miệng? 

Mùi hôi khó chịu trong khoang miệng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân như do vệ sinh răng miệng kém, ăn uống không phù hợp, mắc một số bệnh nha khoa hoặc tình trạng sức khỏe,… Mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng hôi miệng ảnh hưởng không nhỏ đến giao tiếp, ăn uống cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Cách Kiểm Tra Có Bị Hôi Miệng Không
Việc kiểm tra tình trạng hơi thở có mùi hôi giúp bạn sớm áp dụng các biện pháp khắc phục cũng như phòng ngừa hiệu quả

Do cấu tạo nên mùi từ khoang miệng sẽ thoát ra thông qua đường mũi. Trong một thời gian dài, khứu giác có thể thích nghi với mùi trong khoang miệng. Chính điều này khiến nhiều người không thể nhận biết được mình có đang mắc phải chứng hôi miệng hay không.

Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ bị hôi miệng cao:

1. Vệ sinh răng miệng kém 

Người vệ sinh răng miệng kém là đối tượng dễ bị hôi miệng và gặp phải hàng loạt các vấn đề nha khoa khác. Việc không chải răng sau các bữa ăn chính và súc miệng với nước sạch sau khi ăn nhẹ có thể khiến mùi hôi khó chịu quanh quẩn trong khoang miệng .

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần chải răng 2 lần mỗi ngày đã làm sạch răng miệng. Tuy nhiên thực tế, đánh răng vẫn chưa thể làm sạch kẽ răng, lưỡi. Nhất là lưỡi vì bề mặt lưỡi là nơi tập trung nhiều vi khuẩn, mảng bám. Nếu không được làm sạch thường xuyên sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. Do đó, bạn nên kết hợp vệ sinh bề mặt lưỡi từ 2 – 3 lần/ tuần với dụng cụ chuyên dụng để hạn chế mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

2. Người bị khô miệng 

Khô miệng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Khô miệng đề cập đến tình trạng giảm sản nước bọt trong khoang miệng. Nước bọt đóng nhiều vai trò quan trọng như giúp làm ẩm khoang miệng, cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, góp phần không nhỏ vào quá trình tái khoáng men răng,…

Khi hoạt động tuyến nước bọt gặp vấn đề dẫn đến khô miệng. Lúc này vi khuẩn gây hại trong khoang miệng có xu hướng phát triển mạnh và gây ra tình trạng hôi miệng, đồng thời làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều vấn đề nha khoa khác. 

Người giảm tiết nước bọt 
Giảm tiết nước bọt là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng

Khô miệng có thể xảy ra do uống ít nước, sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài, thường xuyên dùng các thức uống chứa nhiều đường, có gas,… Đối với trường hợp hôi miệng do dùng thuốc Tây điều trị, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh hoặc cân nhắc thay thế loại thuốc phù hợp.

3. Ăn uống không phù hợp

Thường xuyên dùng các thực phẩm, thức ăn nặng mùi như cà ri, hành tây, hành lá, tỏi, măng tây, sầu riêng,… Sẽ dẫn đến hơi thở có mùi nếu không vệ sinh kỹ sau khi ăn. Tình trạng hôi miệng do tác nhân này thường dễ nhận biết và có thể khắc phục nhanh chóng, đơn giản.

Bên cạnh đó, người có thói quen hút thuốc lá, sử dụng các thức uống chứa cồn, nước ngọt có gas,… cũng gây ra mùi hôi trong khoang miệng. Tương tự như những món ăn trên, mùi hôi trong trường hợp này dễ dàng nhận biết. Theo đó, bạn có thể tự nhận biết mức độ hôi miệng và khắc phục bằng cách từ bỏ thói quen hút thuốc và hạn chế những thức uống trên. 

4. Người mắc các bệnh nha khoa 

Người mắc các bệnh nha khoa như áp xe chân răng, viêm nha chu, sâu răng,… thường gặp phải tình trạng hơi thở có mùi hôi. Điểm chung của những bệnh lý này là đều phản ánh sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, kết hợp với nhiều yếu tố có lợi khác nên bùng phát các biểu hiện lâm sàng. 

Người mắc các bệnh nha khoa
Ở người mắc các bệnh răng miệng không chỉ gây đau nhức, sưng viêm mà còn khiến hơi thở có mùi

Chính vì vậy, ngoài những triệu chứng điển hình ở mỗi bệnh lý thì tình trạng hôi miệng có thể xảy ra ở người gặp bất kỳ vấn đề nha khoa nào. Trong trường hợp này, khi các bệnh răng miệng được kiểm soát thì tình trạng hôi miệng cũng sẽ biến mất hoàn toàn.

5. Người gặp một số vấn đề về sức khỏe

Ngoài những đối tượng trên thì tình trạng hôi miệng còn có thể gặp ở một số người gặp các vấn đề sức khỏe như:

  • Viêm xoang
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Suy gan
  • Nhiễm trùng phổi

Tại sao cần kiểm tra hôi miệng? 

Có thể nhận thấy, hơi thở có mùi hôi thường xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe tổng thể nhưng tình trạng này gây ra không ít phiền toái cho người bệnh trong việc ăn uống, giao tiếp hàng ngày hoặc thậm chí là tiềm ẩn nhiều bệnh lý khác. Hầu hết các trường hợp bị hôi miệng lâu năm đều ngại trò chuyện với mọi người xung quanh.

Chính vì vậy, việc xác định hơi thở có mùi hôi và tìm cách khắc phục tình trạng này là điều cần thiết. Không chỉ giúp bạn sinh hoạt, giao tiếp bình thường mà còn sớm phát hiện và khắc phục nhiều bệnh lý, vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến thể trạng.

6 Cách kiểm tra có bị hôi miệng không chính xác 

Có thể nhận thấy, hơi thở có mùi khó chịu gây ra nhiều vấn đề trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tình trạng này kéo dài khiến bạn tự ti, e ngại khi giao tiếp cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Dưới đây là một số mẹo giúp kiểm tra có bị hôi miệng không được nhiều người áp dụng:

1. Kiểm tra hôi miệng với cổ tay 

Cách liếm cổ tay kiểm tra hôi miệng khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tốt nên được nhiều người áp dụng. Để thực hiện, bạn hãy dùng lưỡi liếm lên cổ tay. Đợi vài giây đến khi nước bọt khô lại. Sau đó để cổ tay cách mũi khoảng 1 inch rồi ngửi.

Liếm cổ tay kiểm tra có bị hôi miệng không
Liếm cổ tay là cách giúp kiểm tra hơi thở có mùi được áp dụng phổ biến

Nếu cảm nhận được mùi hôi thì bạn đang gặp phải tình trạng hôi miệng. Ngược lại, nếu ngửi cổ tay không có mùi khác thường thì chứng tỏ bạn không bị hôi miệng.

Đối với cách kiểm tra này, giúp phản ánh rõ nhất mùi hôi ở lưỡi, nhất là ở cuối lưỡi. Bởi đây là nơi tập trung nhiều mảng bám, vi khuẩn và thường khó làm sạch so với đầu lưỡi. Việc dùng đầu lưỡi để kiểm tra mùi hôi thường không có độ chính xác cao vì vị trí này tương đối sạch. Vì vậy, khi dùng đầu lưỡi liếm cổ tay nhưng ngửi thấy mùi bất thường thì bạn cần chú ý.

2. Dùng thìa kiểm tra hơi thở có mùi hôi không 

Việc sử dụng thìa có thể giúp kiểm tra phần lưỡi sau có mùi hay không. Như đã đề cập, đây là vị trí khó vệ sinh và làm sạch. Theo thời gian dài, mùi từ cuối lưỡi lan tỏa ra khoang miệng và gây ra tình trạng hôi miệng.

Để thực hiện, bạn cần dùng một cái thìa nhỏ, lật ngược lại và đặt ở phía sau lưỡi (tránh đặt quá sâu vì có thể gây khó chịu, nôn trớ) rồi kéo ra ngoài miệng. Sau đó, chỉ cần ngửi chiếc thìa đã cạo lưỡi để nhận biết chính xác mùi hơi thở của mình. Theo đó, nếu màu sắc bã được cạo từ lưỡi càng đậm và dày thì có khả năng cao bạn đang bị hôi miệng.

3. Sử dụng chỉ nha khoa 

Dùng chỉ nha khoa là một trong những cách giúp xác định mùi khoang miệng đơn giản, mang lại hiệu quả cao. Cách này giúp kiểm tra hơi thở có mùi từ các kẽ răng. Để thực hiện, bạn cần dùng 1 đoạn chỉ nha khoa luồn vào các kẽ răng. Ngửi đoạn chỉ nha khoa nếu nhận thấy có mùi thì bạn đang gặp tình trạng hơi thở có mùi hôi.

Mùi hôi này bắt nguồn từ những mảng bám, thức ăn thừa giắt vào kẽ răng không được làm sạch. Mảng bám càng nhiều thì chứng tỏ mùi hôi trong khoang miệng càng nặng. 

4. Ngửi hơi thở trực tiếp 

Để kiểm tra mùi ở khoang miệng bạn có thể kiểm tra bằng cách ngửi hơi thở trực tiếp. Dùng tay che miệng, mũi lại để tạo thành vòng kín, tránh để khí thoát ra. Sau đó hà hơi ra và hít vào ngửi xem hơi thở có mùi bất thường không.

Ngửi hơi thở trực tiếp
Bạn có thể ngửi hơi thở trực tiếp để kiểm tra có bị hôi miệng không

Mặc dù khá đơn giản nhưng cách này có thể không mang lại kết quả cao trong một số trường hợp, nhất là người quen với hơi thở bất thường của mình trong thời gian dài. Do đó, để xác định chính xác mình có bị hôi miệng không, bạn nên thực hiện một số cách kiểm tra khác.

5. Nhờ người khác kiểm tra hộ 

Nhờ một người mà bạn tin tưởng kiểm tra mùi hơi thở là một trong những cách xác định mình có bị hôi miệng hay không chính xác nhất. Hãy nói chuyện và tiếp xúc ở mức độ gần để người đó biết được bạn đang gặp tình trạng hơi thở có mùi không. 

Thực tế, có thuật ngữ được gọi là “chứng hôi miệng giả”. Người gặp phải tình trạng này luôn nghĩ rằng bản thân mình đang mắc phải vấn đề hơi thở có mùi nhưng thực chất là không gặp tình trạng này. Việc nhờ người khác kiểm tra có thể giúp họ xóa bỏ ấn tượng sai lầm này và trở nên tự tin hơn trong giao tiếp.

6. Kiểm tra bằng túi khí

Ngoài những cách trên, bạn có thể nhận biết hơi thở có mùi bằng túi nilong. Thủ thuật này còn được áp dụng trong nhiều nghiên cứu khoa học. Để đảm bảo kết quả chẩn xác, bạn cần chọn một chiếc túi không mùi. Thở ra túi nhựa rồi ngửi mùi trong đó để xác định mùi hơi thở của mình.

Thực tế, có nhiều cách kiểm tra có bị hôi miệng không được thực hiện tại nhà. Mặc dù đơn giản, dễ thực hiện nhưng những các mẹo này thường không mang lại kết quả chuẩn xác nhất cũng như mức độ hôi miệng cụ thể. Vì vậy, bạn nên đến gặp nha sĩ để thăm khám và sử dụng những thiết bị chuyên dụng để đo mùi hôi trong khoang miệng. Từ đó xác định nguyên nhân và khắc phục hiệu quả.

Cách giúp hơi thở không có mùi hôi 

Đa số các trường hợp bị hôi miệng là do mắc phải các sai lầm trong vệ sinh răng miệng, ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, một số trường hợp có mùi hơi thở khó chịu là do ảnh hưởng của một số bệnh nha khoa.

Cách giúp hơi thở không có mùi hôi 
Chải răng mỗi ngày 3 lần/ ngày và sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch răng miệng

Để khắc phục tình trạng hơi thở có mùi cũng như phòng ngừa tình trạng này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám ở kẽ răng trước khi chải răng để làm sạch răng miệng hiệu quả. Mỗi ngày chải răng từ 2 – 3 lần/ ngày với bàn chải có lông mềm, kích thước phù hợp.
  • Sau các bữa ăn nhẹ nên súc miệng với nước sạch và nhai kẹo cao su không đường để loại bỏ mảng bám, làm sạch khoang miệng, đồng thời kích thích hoạt động tiết nước bọt. 
  • Để hạn chế tình trạng hôi miệng, cần vệ sinh lưỡi từ 2 – 3 lần/ tuần với dụng cụ chuyên dụng.
  • Trường hợp bị hôi miệng do khô miệng, bạn có thể tham khảo một số loại nước súc miệng để cải thiện tình trạng này. Để kích thích tiết nước bọt, bạn cũng có thể ngậm đá viên, ăn đồ chua,… Trong một số trường hợp cần thiết, trao đổi với bác sĩ sử dụng nước bọt nhân tạo để khắc phục tình trạng này.
  • Bỏ hút thuốc lá và hạn chế sử dụng các món ăn, thức uống nặng mùi. Thay vào đó, tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho răng miệng, giúp hơi thở thơm mát như rau mùi tây, gừng, bạc hà,…
  • Làm sạch các mảng bám và cao răng bằng cách lấy vôi răng định kỳ 2 lần/ năm. Đồng thời, kết hợp kiểm tra sức khỏe răng miệng để sớm phát hiện và khắc phục các vấn đề nha khoa tiềm ẩn.

Bài viết đã tổng hợp các cách kiểm tra có bị hôi miệng không cũng như một số vấn đề liên quan. Việc kiểm tra tình trạng hơi thở có mùi hôi giúp bạn sớm áp dụng các biện pháp khắc phục cũng như phòng ngừa tình trạng tái phát thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 13:44 - 03/05/2022 - Cập nhật lúc: 15:02 - 02/06/2022
Chia sẻ:
Trám răng có bị hôi miệng không? Trám Răng Có Bị Hôi Miệng Không? [Giải Đáp Từ Nha Sĩ]

Trám răng là một thủ thuật nha khoa hiệu quả giúp phục hình và phục hồi chức năng răng sâu.…

Trị hôi miệng bằng mật ong công hiệu không ngờ

Trị hôi miệng bằng mật ong là mẹo đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Biện pháp này thích…

Làm nước súc miệng chữa hôi miệng Cách Làm Nước Súc Miệng Chữa Hôi Miệng Đơn Giản Nhất

Chỉ đánh răng thôi vẫn chưa đủ để đánh bay hoàn toàn mùi hôi miệng nên bạn cần kết hợp…

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng lưỡi trắng hôi miệng Lưỡi trắng hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Lưỡi trắng hôi miệng là một hiện tượng thường gặp ở nhiều người, có thể xuất phát từ nhiều nguyên…

Hơi thở có mùi amoniac Hơi Thở Có Mùi Amoniac (Mùi Khai) Do Nguyên Nhân Nào?

Hơi thở có mùi amoniac khiến nhiều người rơi vào tình huống khó xử trước đám đông, tự ti trong…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua