Đánh Răng Xong Vẫn Hôi Miệng Là Vì Sao? Nha Sĩ Tư Vấn

Đánh răng xong vẫn hôi miệng có thể xảy ra do vệ sinh răng miệng không đúng cách, thói quen ăn uống, sinh hoạt, mắc các bệnh nha khoa hoặc một số tình trạng sức khỏe khác cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh phát sinh biến chứng nặng nề.

Đánh răng xong vẫn hôi miệng là do đâu? 

Đánh răng là biện pháp cần thiết trong vệ sinh răng miệng hàng ngày. Theo khuyến cáo của các nha sĩ, bạn cần chải răng từ 2 – 3 lần/ ngày sau các bữa ăn ít nhất 30 phút để làm sạch răng miệng. Việc đánh răng giúp loại bỏ các mảng bám trên răng, mang lại hơi thở thơm mát cho khoang miệng. Tuy nhiên, sau khi chải răng hơi thở có mùi khó chịu có thể là dấu hiệu của chứng hôi miệng và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Đánh Răng Xong Vẫn Hôi Miệng
Đánh răng xong vẫn hôi miệng là tình trạng phổ biến ở nhiều người

Đánh răng xong vẫn hôi miệng có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân sau:

  • Chứng hôi miệng: Các chuyên gia Răng hàm mặt ước tính ở một người trưởng thành có khoảng 2000 – 8000 nụ vị giác, tập trung chủ yếu ở bề mặt của lưỡi. Những nụ vị giác này có chứa nhiều thụ thể cảm giác nhỏ. Vì vậy trong quá trình ăn uống, bạn có thể dễ dàng nhận ra những hương vị còn sót lại trong khoang miệng, nhất là các món ăn nặng mùi. Điều này có thể gây ra tình trạng hôi miệng ngay cả khi đánh răng.
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Các loại thuốc kháng sinh, chống trầm cảm, thuốc thần kinh,… có thể gây ra mùi hôi trong khoang miệng nếu sử dụng trong thời gian dài, cụ thể là mùi kim loại. Việc chải răng đều đặn mỗi ngày thường không giúp tình trạng này cải thiện tốt. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được cân nhắc thay thế loại thuốc phù hợp.
  • Sâu răng, các bệnh về nướu: Tình trạng hôi miệng sau khi đánh răng có thể xảy ra khi bạn bị sâu răng hoặc mắc các bệnh về nướu. Nguyên do dẫn đến tình trạng này là sự mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng. Lúc này, vi khuẩn gây hại phát triển quá mức, kết hợp với mảng bám trên răng sẽ gây ra mùi hôi khó chịu.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Hiện tượng dịch vị trào ngược lên thực quản và khoang miệng. Axit dạ dày làm cho khoang miệng có mùi hôi, chua khó chịu. Bên cạnh đó, tình trạng này còn đẩy nhanh quá trình hủy khoáng, làm tăng nguy cơ sâu răng và nhiều bệnh nha khoa khác.
  • Thói quen xấu: Vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc lá, dùng bia rượu, các món ăn nặng mùi,… là những tác nhân làm tăng nguy cơ hôi miệng mặc dù đã đánh răng. Việc duy trì những thói quen này còn tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.
  • Các vấn đề về hô hấp trên: Viêm mũi, cảm lạnh thông thường, viêm xoang và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác thường gây tích tụ dịch nhầy ở mũi họng. Dịch tiết này thường là nơi trú ngụ của vi khuẩn, virus nên thường có mùi hôi khó chịu phát ra từ miệng.
  • Phụ nữ mang thai: Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng hôi miệng, đắng miệng. Nguyên do là nồng độ hormone estrogen tăng đột ngột. Tuy nhiên, nếu xảy ra do nguyên nhân này, hôi miệng sẽ tự thuyên giảm vào những tháng kế tiếp của thai kỳ. Nếu chứng hôi miệng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống, giao tiếp, mẹ bầu có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ đúng cách.

Ngoài các nguyên nhân thường gặp trên, tình trạng đánh răng xong vẫn hôi miệng cũng có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân ít gặp hơn. Để khắc phục tình trạng này triệt để cũng như ngăn ngừa tái phát, bạn nên đến gặp nha sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Hôi miệng sau khi đánh răng có gây ảnh hưởng gì không? 

Hôi miệng nói chung và tình trạng hôi miệng sau khi đánh răng nói riêng ảnh hưởng không nhỏ đến vị giác, các cuộc trò chuyện và tâm lý của người bệnh. Theo đó, người bị hôi miệng thường không cảm nhận được trọn vẹn hương vị của các món ăn, thức uống, ngại giao tiếp với mọi người. Từ đó hình thành tâm lý e ngại, lười giao tiếp, thân mật với người thân.

Hôi miệng có gây ảnh hưởng gì không? 
Thực tế nhận thấy, người mắc chứng hôi miệng thường có tâm lý e ngại, thiếu tự tin khi tiếp xúc với người xung quanh

Tình trạng này không chỉ xảy ra do những nguyên nhân thông thường mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nha khoa và tình trạng sức khỏe khác. Nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến hôi miệng lâu năm. Đồng thời tác động xấu sức khỏe răng miệng và thể trạng.

Biện pháp khắc phục hôi miệng sau khi đánh răng tại nhà

Như đã đề cập, tình trạng hôi miệng sau khi đánh răng có thể xảy ra nguyên nhân khác nhau. Việc xác định nguyên nhân cụ thể có ý nghĩa quan trọng trong điều trị và phòng ngừa tình trạng tái diễn. Đối với những trường hợp khởi phát do nguyên nhân thông thường, bạn có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc, cải thiện tại nhà để khắc phục.

Ưu điểm của các cách chữa tại nhà là có độ an toàn cao, dễ thực hiện và có thể áp dụng cho nhiều trường hợp. Hơn nữa, biện pháp này còn góp phần hỗ trợ các biện pháp y tế, rút ngắn thời gian điều trị mà vẫn đảm bảo kết quả tốt nhất.

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc và cải thiện tình trạng đánh răng xong vẫn hôi miệng:

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Dù tình trạng hôi miệng sau khi đánh răng xảy ra do bất kỳ nguyên nhân nào thì việc điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng khoa học là điều cần thiết. Biện pháp này không chỉ làm giảm mùi hôi trong khoang miệng mà còn hạn chế sự phát triển quá mức của hại khuẩn – nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về răng miệng.

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách giúp cải thiện tình trạng hôi miệng:

  • Chải răng đúng cách: Sử dụng loại bàn chải có lông mềm, kích thước phù hợp để làm sạch các răng khuất, tránh làm tổn thương mô nướu. Mỗi ngày đánh răng từ 2 – 3 lần.
  • Dùng chỉ nha khoa: Sau các bữa ăn, bạn cần dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám ở kẽ răng. Điều này không chỉ làm giảm hôi miệng do thức ăn đọng lại mà còn hạn chế hình thành cao răng.
  • Nhai kẹo cao su không đường: Để ngăn ngừa tình trạng khô miệng – tác nhân gây hôi miệng, bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để tăng sản xuất nước bọt. Bên cạnh đó, nhai kẹo cao su không đường sau các bữa ăn nhẹ còn giúp làm sạch khoang miệng, hạn chế vi khuẩn hoạt động quá mức.
  • Bổ sung đủ nước: Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể giúp ngăn ngừa tình trạng khô miệng, đồng thời cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng. Từ đó làm giảm chứng hôi miệng sau khi đánh răng đáng kể.
  • Vệ sinh lưỡi thường xuyên: Làm sạch lưỡi với dụng cụ chuyên dụng từ 2 – 3 lần/ lần để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám trên bề mặt lưỡi. Thực hiện tốt biện pháp này, tình trạng hôi miệng sau khi đánh răng có thể cải thiện.
  • Dùng các thực phẩm làm sạch răng miệng: Rau cần tây, táo, dâu tây, các loại hạt,… có tác dụng làm sạch khoang miệng, hạn chế mảng bám hình thành và hại khuẩn hoạt động quá mức. Nhờ đó, mùi hôi khó chịu cũng sẽ được loại bỏ nhanh chóng.
  • Từ bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng và nhiều vấn đề nha khoa khác. Do đó, bên cạnh các biện pháp chăm sóc răng miệng, bạn cần từ bỏ thói quen này. Nếu gặp khó khăn trong việc bỏ thuốc, có thể trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

2. Dùng baking soda 

Baking soda được biết là nguyên liệu mang lại nhiều công dụng trong đời sống. Nhờ vào khả năng khử mùi, tính kiềm, ức chế hại khuẩn và tẩy trắng nên thành phần này thường có mặt trong nhiều sản phẩm kem đánh răng hiện nay.

Baking soda
Baking soda là nguyên liệu thường được dùng trong điều trị hôi miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy natri hidrocacbonat có trong baking soda mang lại hiệu quả trong kháng khuẩn. Bên cạnh đó, việc trung hòa độ pH trong khoang miệng giúp cân bằng hệ vi sinh, hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây hại – tác nhân chính gây hôi miệng sau khi đánh răng.

Khi nhận thấy hơi thở có mùi, bạn có thể áp dụng một số cách chữa từ baking soda dưới đây:

  • Dùng baking soda đơn lẻ: Hòa tan 2 muỗng bột baking soda với 300ml nước. Dùng nước này súc miệng để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn gây hôi miệng. Sau đó, chải răng lại như bình thường. Hoặc bạn cũng có thể dùng dung dịch này để chải răng. Khi chải, cần chú ý đến vùng lưỡi và nướu răng bởi đây là những vị trí tập trung nhiều hại khuẩn, mảng bám khiến hơi thở có mùi hôi.
  • Kết hợp baking soda với chanh: Trộn đều bột baking soda với nước cốt chanh theo tỷ lệ 1:1. Dùng hỗn hợp này chải răng như bình thường. Cuối cùng súc miệng lại với nước muối ấm để làm sạch khoang miệng hoàn toàn. Với mẹo chữa này, chỉ nên thực hiện 2 lần/ tuần để nhận thấy hiệu quả tốt nhất. Bởi chanh có tính axit nếu áp dụng thường xuyên có thể làm mòn men răng.
  • Chữa hôi miệng với bột baking soda và mật ong: Chuẩn bị 1 muỗng mật ong nguyên chất và 1 muỗng baking soda. Trộn các nguyên liệu này đến khi tạo thành hỗn hợp mịn thì pha với 300ml nước ấm. Dùng nước này uống vào mỗi buổi sáng để làm sạch mảng bám, loại bỏ vi khuẩn ở khoang miệng. Đồng thời, giúp dạ dày và được ruột sạch hơn. Áp dụng từ 3 – 4 lần/ tuần và thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng để đạt được kết quả tốt nhất.

3. Hạt cây thìa là chữa hôi miệng 

Trong cả Đông y và y học hiện đại đều nhận thấy hạt thìa là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Nhờ vào vị cay, mùi thơm cùng với dược tính dồi dào nên thảo dược này có tác dụng giảm mùi hôi ở khoang miệng, hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây ra. Bên cạnh đó, dùng hạt thìa là còn cải thiện hôi miệng do các bệnh dạ dày gây ra.

Đối với người gặp vấn đề về mùi hơi thở có thể dùng vài hạt thìa là khô nhai trực tiếp. Cần nhai chậm và kỹ để các hoạt chất, dược tính trong dược liệu phát huy công dụng tốt nhất. Mỗi ngày thực hiện vài lần và áp dụng liên tục trong vài ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

Bên cạnh sử dụng hạt thìa là đơn lẻ, bạn có thể tăng tác dụng chữa hôi miệng sau khi đánh răng bằng cách kết hợp với những thảo dược khác như bạch đậu khấu và đinh hương. Tương tự như cách trên, bạn dùng những thảo dược này và nhai trực tiếp để các hoạt chất thẩm thấu vào khoang miệng, loại bỏ mảng bám, làm sạch răng miệng và lưu lại mùi thơm dễ chịu.

4. Mật ong

Trong dân gian, mật ong được kết hợp với nhiều thảo dược khác trong chữa các bệnh lý về răng miệng, trong đó hôi miệng. Mật ong chứa nhiều thành phần hoạt chất cùng các acid amin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm dịu niêm mạc bị tổn thương.

Mật ong
Trong dân gian, mật ong được kết hợp với nhiều thảo dược khác trong chữa các bệnh lý về răng miệng, trong đó hôi miệng

Việc tận dụng vị thuốc này trong chữa hôi miệng giúp hạn chế sự phát triển quá mức của hại khuẩn trong khoang miệng, từ đó khắc phục tình trạng đánh răng xong vẫn hôi miệng. Các mẹo chữa từ mật ong lành tính, có độ an toàn cao nên có thể áp dụng cho nhiều đối tượng, bao gồm trẻ nhỏ (trên 1 tuổi).

Dưới đây là một số cách chữa hôi miệng từ mật ong được nhiều người áp dụng:

  • Dùng mật ong nguyên chất: Mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, bạn ngậm 1 muỗng mật ong khoảng vài phút để các hoạt chất dần thẩm thấu khoang miệng. Sau đó nuốt và đánh răng lại như bình thường. Mỗi ngày thực hiện vài lần để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Mật ong kết hợp với bột quế: Đun sôi 200ml nước rồi cho bột quế vào đun sôi. Để nước nguội bớt thì cho một ít mật ong vào khuấy đều. Dùng nước này để súc miệng từ 2 – 3 lần. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để khắc phục tình trạng hơi thở có mùi hôi.
  • Kết hợp mật ong với chanh: Cho 2 muỗng nước cốt chanh vào 200ml nước ấm rồi cho thêm một ít mật ong vào khuấy đều. Sau khi chải răng thì dùng nước này súc miệng. Sau vài phút thì súc miệng lại với nước sạch. Mỗi ngày áp dụng từ 1 – 2 lần để đạt được kết quả tốt nhất.  

5. Gừng 

Gừng được biết đến là thảo dược được dùng trong chữa hôi miệng và các vấn đề răng miệng khác. Với hàm lượng tinh dầu dồi dào cùng các thành phần hoạt chất như zingiberen, curcumen, zingerol,… mang lại hiệu quả trong khắc phục mùi hôi khoang miệng, chống viêm, tránh hại khuẩn tấn công, gây hại.

Để khắc phục tình trạng đánh răng xong vẫn hôi miệng, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chữa từ gừng như sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, sau khi cạo vỏ, rửa sạch thì thái lát rồi cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ. Đun sôi khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp. Dùng nước này súc miệng từ 2 – 3 lần/ ngày để làm giảm mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
  • Cách 2: Cho vài lát gừng tươi đã chuẩn bị trước đó vào tách hãm với 200ml nước ấm trong 15 phút. Dùng nước này uống như trà, khi uống nên ngậm vài giây rồi nuốt. Thực hiện đều đặn từ 7 – 10 ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Cách 3: Dùng 1 lát chanh mỏng nhai kèm với 1 lát gừng để khử mùi hôi trong khoang miệng. Với cách chữa này, chỉ nên thực hiện từ 2 – 3 lần/ tuần để cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả.

Đánh răng xong vẫn hôi miệng – Khi nào cần gặp bác sĩ? 

Đánh răng xong vẫn hôi miệng thường được khắc phục thông qua các biện pháp chăm sóc và cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, trường hợp khởi phát do mắc nha khoa như sâu răng, viêm nướu, áp xe răng,… Biện pháp trên thường không mang lại hiệu quả như mong muốn. Việc chủ quan, chậm trễ trong việc điều trị có thể khiến bệnh tiến triển nặng và tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm. 

Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy hôi miệng sau khi đi đánh răng đi kèm các biểu hiện sau:

  • Đau nhức răng, xuất hiện các vết đen, nâu trên răng
  • Chảy máu răng thường xuyên
  • Sưng mô nướu
  • Hình thành ổ mủ, chảy dịch gây ra mùi hôi tanh trong khoang miệng
  • Tụt nướu răng, răng thưa, lỏng lẽo và có nguy cơ gãy rụng

Bài  viết đã giải đáp thắc mắc “Đánh răng xong vẫn hôi miệng là vì sao?” cũng như một số vấn đề liên quan. Thông thường, tình trạng này có thể kiểm soát tốt nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu hơi thở có mùi đi kèm với một số biểu hiện bất thường khác, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được xử lý đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 14:25 - 03/05/2022 - Cập nhật lúc: 10:10 - 03/06/2022
Chia sẻ:
Sâu răng hôi miệng: Nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm Sâu răng hôi miệng: Nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm

Sâu răng hôi miệng là vấn đề thường gặp, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như…

hôi miệng vì sâu răng Bị hôi miệng vì sâu răng – Cách nhận biết và khắc phục

Hôi miệng có thể bị kích hoạt do nhiều nguyên nhân nhưng vì sâu răng là một vấn đề được…

Các loại quả mọng được đánh giá rất cao trong việc hỗ trợ điều trị hôi miệng 10 Loại Thực Phẩm Trị Hôi Miệng Hiệu Quả Nhanh Tức Thì

Bổ sung các loại thực phẩm trị hôi miệng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp bạn hỗ…

Làm nước súc miệng chữa hôi miệng Cách Làm Nước Súc Miệng Chữa Hôi Miệng Đơn Giản Nhất

Chỉ đánh răng thôi vẫn chưa đủ để đánh bay hoàn toàn mùi hôi miệng nên bạn cần kết hợp…

Viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Viêm Họng Hạt Có Gây Hôi Miệng Không? Xử Lý Thế Nào?

Viêm họng hạt là căn bệnh được phát triển từ viêm họng mãn tính gây ra những ảnh hưởng tiêu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua