Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi và cần lưu ý những gì? CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Bé bị ho sổ mũi là triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản… Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, sụt cân. Vì vậy, vấn đề bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi là thắc mắc chung của rất nhiều cha mẹ có con nhỏ.

Bé bị ho sổ mũi do đâu?

Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường; Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020; Cố vấn chuyên môn trên các chương trình sức khỏe uy tín kênh VTV2, VTC2) cho biết ho, sổ mũi là những phản xạ tự nhiên của đường hô hấp nhằm loại bỏ sạch vi khuẩn, virus, dị vật hay các chất kích thích ra khỏi đường thở. Đây là hiện tượng phổ biến ở trẻ, thường gặp nhất vào lúc thời tiết giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể của bé không kịp thích nghi nên dễ bị các tác nhân gây hại tấn công.

Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì
Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi là thắc mắc được nhiều bậc phụ huynh quan tâm

Bên cạnh đó, hiện tượng ho sổ mũi của trẻ còn là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc các bệnh lý như:

  • Viêm họng
  • Viêm phế quản
  • Viêm VA
  • Cảm lạnh
  • Cảm cúm…

Hiện tượng ho sổ mũi ở trẻ đôi khi còn kèm theo nhiều biểu hiện khó chịu khác như khạc đờm, ngứa họng, đau đầu, sốt, nôn trớ khi ăn… Những triệu chứng này có thể chỉ kéo dài trong vài ngày rồi hết nhưng cũng có khi chúng kéo dài đến vài tuần khiến bé mệt mỏi, bỏ ăn, suy kiệt sức khỏe nghiêm trọng. Chính vì vậy khi con yêu bị bệnh, tâm lý chung của cha mẹ là đều muốn tìm ra được loại thuốc điều trị ho sổ mũi cho con hiệu quả mà không gây tác dụng phụ cho bé.

Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì?

Lương y Tuấn cho biết khi sử dụng thuốc trị ho sổ mũi cho bé, cha mẹ nên thận trọng xem xét tình trạng bệnh của bé để lựa chọn được loại thuốc hiệu quả, an toàn nhất chứ đừng vội vàng cho con uống kháng sinh. Trường hợp bị ho nhẹ, các bài thuốc từ thảo dược dân gian có thể hữu ích. Tuy nhiên, nếu bé bị ho khan, ho có đờm sổ mũi kéo dài, cha mẹ nên đưa con tới các chuyên khoa Nhi để thăm khám và sử dụng thuốc tây để nhanh chóng đẩy lùi bệnh cho con.

1. Điều trị ho sổ mũi cho bé tại nhà bằng các bài thuốc từ thảo dược

Ngay khi bé có dấu hiệu bị ho, sổ mũi, mẹ nên tận dụng một số thảo dược có sẵn trong gian bếp hoặc trong vườn nhà mình để làm thuốc trị bệnh cho con. Dưới đây là một số bài thuốc trị ho kèm chảy nhiều nước mũi cho trẻ em đang được các mẹ rĩ tai nhau áp dụng:

– Bài thuốc từ củ gừng

Gừng ngoài tác dụng giữ ấm cơ thể còn giúp giảm ho, ngăn chặn tình trạng sổ mũi và làm dịu cảm giác đau rát trong cổ họng của bé. Bài thuốc này khá đơn giản nhưng được các mẹ đánh giá rất cao về hiệu quả.

bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì
Bài thuốc trị ho sổ mũi cho bé từ gừng đang được nhiều mẹ tin dùng

Cách sử dụng:

  • Lấy 1 nhánh gừng nhỏ, bỏ vỏ, bằm nhuyễn.
  • Đem hãm với một cốc nước sôi, để khoảng 10 phút.
  • Lọc bỏ bã, pha nước gừng với 2 thìa cà phê mật ong cho bé uống từng ngụm nhỏ.
  • Áp dụng 3 lần trong ngày để xoa dịu cơn ho và ức chế phản ứng viêm trong mũi họng của bé.

Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp bài thuốc uống với thuốc ngâm chân từ gừng để tăng hiệu quả điều trị cho bé. Cách thực hiện khá đơn giản, trước tiên hãy gọt sạch 50g gừng già rồi cho vào cối giã nát. Đổ 1 lít nước vào nồi, nấu sôi rồi bỏ gừng vào tiếp tục đun khoảng 10 phút. Cuối cùng, mẹ chỉ việc thêm 20g muối vào quậy tan rồi cho bé ngâm chân 15 phút vào buổi tối vừa có tác dụng giảm ho, sổ mũi lại giúp trẻ ngủ ngon hơn.

– Bài thuốc trị ho có đờm sổ mũi cho bé bằng lá húng quế

Nếu mẹ đang thắc mắc bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi thì không nên bỏ qua bài thuốc này. Húng quế là một loại rau thơm khá quen thuộc. Trong y học, toàn thân cây được sử dụng làm thuốc trị ho, viêm họng, viêm phế quản, làm tiêu đờm nhầy, giảm nghẹt mũi, sổ mũi. Thảo dược này an toàn ngay cả đối với trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, chất caffeic acid được tìm thấy trong tinh dầu lá húng quế còn có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, diệt virus, cải thiện sức đề kháng cho bé.

Cách dùng thuốc:

  • Để sử dụng, mỗi ngày, mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu gồm 15 cái lá húng quế to, 3 quả tắc xanh, 4 thìa đường phèn tán nhỏ.
  • Quả tắc bổ đôi, bỏ hạt rồi đem xay nhuyễn cùng với lá húng quế.
  • Cho hỗn hợp ra một cái chén sứ hoặc thủy tinh, thêm đường vào, đem hấp cách thủy trong 20 phút.
  • Chắt nước cho bé uống liên tục mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê.

– Lá hẹ hấp mật ong – bài thuốc trị ho sổ mũi cho bé được nhiều mẹ tin dùng

Nguồn vitamin C và hoạt chất kháng sinh allicin phong phú trong lá hẹ chính là vũ khí giúp bé chống lại tình trạng ho sổ mũi và các vấn đề khác ở đường hô hấp. Chất này giúp cải thiện hệ miễn dịch của trẻ, tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ các tế bào và giúp tổn thương ở đường thở nhanh lành. Y học cổ truyền còn ghi nhận, lá hẹ có tác dụng tiêu đờm, trợ khí, thích hợp cho trẻ em bị ho có đờm, sổ mũi do viêm họng, viêm phế quản hay viêm phổi.

Trong khi đó, mật ong cũng là một nguyên liệu có đặc tính sát khuẩn tự nhiên. Nó cũng giúp bổ sung vitamin E làm dịu cơn ho và cảm giác đau rát trong cổ họng khi bé bị ho nhiều. Dân gian thường kết hợp mật ong với lá hẹ để tăng công dụng điều trị.

trẻ em bị ho sổ mũi uống thuốc gì
Lá hẹ hấp mật ong là bài thuốc trị ho sổ mũi cho bé hiệu quả

Cách dùng thuốc:

  • Mẹ lấy 1 nắm lá hẹ rửa sạch với nước muối, cắt nhỏ
  • Bỏ lá hẹ vào chén cùng với 10ml mật ong nguyên chất
  • Đem chưng cách thủy sao cho lá hẹ chín mềm thì ngưng
  • Mỗi ngày 3 lần, lấy 2 thìa nước lá hẹ hấp mật ong cho bé ngậm và nuốt từ từ cho trôi xuống cổ họng. Trẻ lớn hơn mẹ nên khuyến khích bé ăn cả xác lá hẹ bởi phần này cũng chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho bệnh của trẻ.

> Bấm xem thêm: 7 cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi nhạy (có đờm, sổ mũi)

– Dùng lá cúc tần làm thuốc trị ho sổ mũi cho trẻ

Thêm một gợi ý cho thắc mắc “bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì để trị bệnh tại nhà” đó chính là bài thuốc từ lá cúc tần. Thảo dược này còn có tên gọi khác là cây từ bi. Cây mọc thành cụm và thường được người dân hái lá ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh.

Trong Đông y, cúc tần là dược liệu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm nhẹ. Vị thuốc này được ghi nhận với khả năng thông tiểu, giải độc, chống ứ, sát khuẩn, làm tan đờm, kích thích tiêu hóa, mang lại cảm giác ngon miệng. Thảo dược này thường được sử dụng trong các bài thuốc trị nhức đầu, đau mỏi cơ thể, ho sổ mũi do viêm phế quản.

Cách sử dụng:

  • Kết hợp lá cúc tần với cây ngưu tất nam ( cỏ xước ) và cây cứt lợn hoa tím lượng bằng nhau. 
  • Sau khi đã rửa sạch và ngâm với nước muối, vớt tất cả ra cho ráo nước
  • Bỏ vào nồi, thêm 500ml nước vào đun sôi kỹ cho bé uống nhiều lần thay thế cho một phần nước lọc trong ngày.
  • Trường hợp trẻ em bị ho sổ mũi kèm sốt cao, gia thêm rau diếp cá vào trong bài thuốc.

2. Uống thuốc Tây trị ho sổ mũi cho bé

Trẻ bị ho sổ mũi khi nào nên uống thuốc tây? Các bài thuốc uống từ thảo dược dân gian không phải lúc nào cũng cho tác dụng tốt đối với tất cả các bé bị ho sổ mũi. Nếu trẻ không đáp ứng tốt với thuốc tự nhiên kèm theo các biểu hiện dưới đây, mẹ nên đưa bé tới bệnh viện khám để được điều trị bằng thuốc ngay:

  • Trẻ bị ho, sổ mũi kéo dài và ngày càng trở nặng
  • Bé bị sốt quá 2 ngày hoặc sốt cao khó hạ
  • Ho sổ mũi gây nôn ói nhiều, khó thở, thở khò khè
  • Bé trằn trọc, khó ngủ, hay quấy khóc

Tùy theo nguyên nhân và các triệu chứng khác đi kèm, bác sĩ có thể kê đơn cho bé các thuốc sau:

– Thuốc chống dị ứng, giảm ho sổ mũi cho bé

Một số trẻ bị ho sỗ mũi do bị dị ứng với thời tiết, phấn hoa, khói thuốc lá hay lông cho mèo… sẽ được sử dụng thuốc chống dị ứng. Loại thuốc này còn có tên gọi khác là thuốc kháng histamin. Thuốc giúp ổn định hoạt động của hệ miễn dịch, ức chế quá trình sản xuất chất trung gian gây dị ứng trong cơ thể là histamin, qua đó giảm ngứa cổ họng, làm dịu cơn ho và cải thiện tình trạng chảy nước mũi.

Chlorpheniramin hay Dexchlorpheniramin là những loại thuốc được chỉ định phổ biến cho bé. Chúng được điều chế dưới các dạng như viên uống, thuốc nước, siro uống… Tùy theo độ tuổi của bé mà cân nhắc sử dụng loại thuốc thích hợp.

bé bị ho sổ mũi nên uống thuốc clorpheniramin
Thuốc clorpheniramin trị ho sổ mũi do dị ứng cho trẻ

Trong quá trình chữa ho sổ mũi cho bé bằng thuốc chống dị ứng, trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ như: Buồn ngủ, mắt lờ đờ, mệt mỏi, khô miệng, nôn ói… Chống chỉ định dùng thuốc kháng histamin cho các trường hợp trẻ bị ho sổ mũi có đờm do mắc bệnh hen suyễn, viêm phổi vì thuốc có thể gây ức chế phản xạ ho khiến đờm bị ứ đọng lại làm bé khó thở hơn.

– Thuốc giảm ho:

Bao gồm các thuốc Dextromethorphan hay Rhumenol… Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của các dây thần kinh gây phản xạ ho. Tuy nhiên cần lưu ý, chỉ dùng loại thuốc này cho các bé bị ho không có đờm hoặc ho quá nhiều gây mệt mỏi, mất ngủ.

– Thuốc giảm đau, hạ sốt:

Thuốc giảm đau hạ sốt Paracetamol được chỉ định cho các bé bị ho sổ mũi kèm theo đau họng, sốt trên 38 độ. Liều dùng thông thường là 10-15mg/kg x 3 – 4 lần mỗi ngày. Trẻ trên 12 tháng tuổi có thể uống 4 – 6 lần trong ngày nếu bé bị tái sốt liên tục.

Các tác dụng phụ của Paracetamol bao gồm: Đau bụng, buồn nôn, ngộ độc gan, suy giảm chức năng thận… Cha mẹ tuyệt đối không được cho bé uống quá liều hoặc sử dụng loại thuốc này liên tục trong thời gian dài.

– Thuốc giáng đờm, làm loãng đờm:

Nhắc đến vấn đề bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì cho nhanh khỏi thì chúng ta không thể không nhắc đến loại thuốc này. Sử dụng các thuốc làm loãng đờm hay thuốc giáng đờm là cần thiết cho các bé bị ho có đờm đặc. Đờm nhầy bám dính chặt trong cổ họng không long ra được sẽ kích thích gây ho nhiều, khó thở và khiến bé dễ bị nôn trớ khi ăn.

Tùy theo lượng đờm nhiều hay ít, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các thuốc như Mucomyst, Exomuc, Cloramphenicol, Tetracyclin, Bromhexin, Fluoroquinolon, N-acetylcystein, Acetylcystein. 

Khi được điều trị bằng thuốc tiêu đờm, trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Men gan tăng nhẹ
  • Co thắt phế quản
  • Buồn nôn
  • Buồn ngủ
  • Viêm loét dạ dày
  • Chảy nhiều nước mũi hơn trong thời gian đầu uống thuốc.
trẻ em bị ho sổ mũi nên uống thuốc exomuc
Thuốc Exomuc giúp giảm ho đờm sổ mũi ở trẻ em nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ

– Thuốc kháng sinh:

Nếu được xác định bị ho sổ mũi do nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm, bé sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh. Nếu chỉ bị nhiễm khuẩn thông thường thì chỉ cần dùng một loại thuốc kháng sinh kết hợp với các thuốc điều trị triệu chứng kể trên. Tuy nhiên nếu bé có biểu hiện bị nhiễm trùng nặng hoặc bị bội nhiễm vi khuẩn, có thể phải kết hợp nhiều loại kháng sinh cùng lúc để trị dứt điểm mầm bệnh cho bé trong thời gian nhanh nhất, tránh để vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trong số các loại thuốc uống trị ho sổ mũi cho bé thì có lẽ kháng sinh là nhóm thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ rõ ràng nhất. Mặc dù có thể giúp tiêu diệt hại khuẩn nhưng thuốc kháng sinh đồng thời cũng tiêu diệt đi một lượng lớn vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Vì vậy mà trẻ dùng kháng sinh rất dễ gặp các tác dụng phụ như:

  • Đau dạ dày
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, ăn khó tiêu, buồn nôn…
  • Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng
  • Răng đổi màu

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, mẹ chỉ nên cho con uống thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi khi thực sự cần thiết nhưng phải dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

– Siro trị ho sổ mũi từ thảo dược

Một số loại siro trị ho, sổ mũi, làm tan đàm từ thảo dược có thể giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh của bé và rút ngắn được thời gian sử dụng thuốc tây. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua các loại siro ho sau về cho con uống trị bệnh: Astex, Prospan, Tiffi…

Chú ý đóng chặt nắp chai sau khi sử dụng thuốc và bảo quản nơi sạch sẽ không để siro bị nhiễm khuẩn khiến tình trạng của bé ngày càng nặng hơn.

10. Sử dụng thuốc Nam trị ho cho bé

Một trong những bài thuốc nam chữa ho hiệu quả cho trẻ là BÀI THUỐC VIÊM HỌNG ĐỖ MINH của Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường (Top 20 Thương hiệu uy tín năm 2020). Bài thuốc này đã được nghiên cứu và bào chế từ những năm 1860 bởi cố lương y Đỗ Minh Tư (người đầu tiên đặt nền móng cho nghề y của dòng họ Đỗ Minh).

Hiện bài thuốc đã được lương y Tuấn (truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh) kế thừa, hoàn thiện và phát triển với liệu trình hoàn chỉnh nhất gồm:

  • Thuốc đặc trị ho, viêm họng
  • Thuốc giải độc chống viêm

Được biết đây là bài thuốc sắc bốc theo thang, tuy nhiên nếu bố mẹ không có thời gian đun sắc thuốc, Đỗ Minh Đường sẽ hỗ trợ bào chế thuốc thành dạng cao và đóng lọ thủy tinh. Thuốc dạng cao chỉ cần hòa tan với nước nóng và cho trẻ uống mỗi ngày khoảng 3 lần, sau bữa ăn 30 phút.

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên trưởng khoa khám bệnh tại Bệnh viện YHCT Trung Ương) cho biết: “Tôi đã từng sử dụng bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh dạng cao và thấy nó khá là dễ uống, không đắng và gây buồn nôn khó chịu cổ họng nên trẻ hoàn toàn dùng được”.

KHÁM PHÁ: VTV2 giới thiệu bài thuốc 3 THẾ KỶ dòng họ Đỗ Minh – “THẦN DƯỢC” chặn đứng bệnh ho, viêm họng, viêm amidan

Thuốc dạng cao, dễ sử dụng
Thuốc dạng cao, dễ sử dụng

Đó là cách sử dụng, còn cơ chế tác động và thành phần bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh ra sao? Chúng tôi sẽ giải đáp ngay sau đây:

Bài thuốc trị bệnh từ GỐC đến NGỌN, giúp TIÊU ĐỜM – BỔ PHẾ – DƯỠNG THÂN

Lương y Tuấn cho biết bài thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa ho, viêm họng được nghiên cứu và bào chế theo đúng nguyên lý trị bệnh tận gốc của YHCT. Theo đó, bài thuốc sẽ tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh (yếu tố ngoại tà xâm nhập vào cơ thể và do tạng phế bị rối loạn chức năng, hoạt động kém) và loại bỏ dứt điểm chúng. Bên cạnh đó, bài thuốc cũng giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, bài trừ hết các độc tố tích tụ trong cơ thể trẻ ra ngoài, hỗ trợ cân bằng âm dương.

Một số thành phần sử dụng trong bài thuốc này có thành phần kháng sinh tự nhiên, từ đó giúp điều trị bệnh hiệu quả và quan trọng là không gây hại cho người dùng. Ngoài tác dụng cắt đứt cơn ho do viêm họng, bài thuốc còn có tác dụng mát gan, bổ thận, bồi bổ và nâng cao thể trạng cho trẻ. Nói tóm lại, tác dụng của bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh là TIÊU ĐỜM – BỔ PHẾ – DƯỠNG THÂN.

Tác dụng bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh

Lương y Tuấn cho biết mỗi bệnh nhân, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ đều có LIỆU TRỊ ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT phù hợp với cơ địa, thể trạng và mức độ ho, viêm họng. Do đó, sau khi thăm khám theo TỨ CHẨN của YHCT, bao gồm Vọng Chẩn (nhìn, quan sát) – Văn chẩn (ngửi, nghe) – Vấn chẩn (hỏi) – Thiết chẩn (Bắt mạch), các lương y, bác sĩ tại Nhà thuốc Đỗ Minh Đường sẽ tư vấn liệu trình cụ thể.

Hơn nữa, trong thời gian cho con dùng thuốc, bố mẹ nên kiên trì cùng con, tránh bỏ giữa chừng, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh nói riêng hay thuốc Nam nói chung thường có hiệu quả chậm hơn thuốc Tây nhưng chậm mà chắc, mưa dầm thấm lâu nên bố mẹ yên tâm.

THAM KHẢO: Thực hư hiệu quả bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh qua phản hồi của ++150.000 người bệnh

Phản hồi người bệnh về bài thuốc viêm họng đỗ minh

Bài thuốc THẢO DƯỢC SẠCH 100%, KHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ cho trẻ

Là thuốc Nam, bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh sử dụng toàn bộ dược liệu trong nước, không dùng cây thuốc Trung Quốc. Một số vị thuốc chính có thể kể đến là xạ can, hoàng kỳ, thục địa, cát cánh, bồ công anh, diệp hạ châu, kim ngân hoa, ké đầu ngựa,… Ngoài ra bài thuốc này còn sử dụng đến hơn 40 loại dược liệu khác, được kiểm định cẩn thận về chất lượng và thành phần dược tính.

Hầu hết cây thuốc được Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường ươm trồng trực tiếp tại các vườn dược liệu sạch hữu cơ, đạt chuẩn GACP-WHO tại:

  • Thông Đông Hòa, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
  • Làng Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
  • Huyện Gia Lâm, tỉnh Hà Nội.

Một số dược liệu khó trồng, lương y Tuấn cùng các cộng sự sẽ đến các vùng rừng núi để tìm kiếm và mua của người dân. Sau cùng, khi tất cả các vị thuốc được tập hợp đủ và sơ chế sạch sẽ, lương y Tuấn sẽ chịu trách nhiệm hòa trộn theo TỶ LỆ VÀNG BÍ TRUYỀN 5 đời dòng họ Đỗ Minh để tạo nên bài thuốc có hiệu quả trị ho cho trẻ.

Lương y Tuấn nhấn mạnh, trẻ sẽ không gặp tác dụng phụ khi dùng bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh vì:

  • Bài thuốc sử dụng 100% dược liệu sạch, lành tính, có nguồn gốc rõ ràng
  • Không trộn lẫn tân dược và chất bảo quản
  • Quy trình bào chế thuốc được thực hiện đúng theo quy định của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn

Được biết, bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh đã được HƠN 150.000 NGƯỜI BỆNH sử dụng và đạt kết quả tốt. Do đó, nếu bố mẹ nào quan tâm tới bài thuốc này, hãy liên hệ ngay tời Nhà thuốc Đỗ Minh Đường theo thông tin dưới đây để các lương y, bác sĩ của nhà thuốc sẽ thăm khám và tư vấn MIỄN PHÍ 1-1

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh
  • Số điện thoại: 0984 650 816 –  0932 088 186
  • Website: https://dominhduong.org/tai-mui-hong/viem-hong 
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong hoặc https://www.facebook.com/lydominhtuan hoặc https://www.facebook.com/nhathuodonghodominh

Lưu ý khi dùng thuốc trị ho sổ mũi cho bé

Lựa chọn loại thuốc phù hợp với bệnh tình của từng bé là rất quan trọng. Thuốc dân gian thường chỉ thích hợp cho các bé bị ho, chảy nước mũi nhẹ do các nguyên nhân thông thường như cảm lạnh, cảm cúm. Trong khi đó, các trường hợp trẻ bị ho sổ mũi nhiều, kéo dài kèm theo nhiều đờm, sốt cao hoặc có nhiễm khuẩn thì nên sử dụng thuốc tây để khống chế được bệnh của bé. Tốt nhất mẹ nên nhờ sự tham vấn của bác sĩ để lựa chọn được loại thuốc phù hợp nhất cho con.

Trường hợp cần điều trị bằng thuốc tây, hãy cho trẻ uống đúng liều, đúng thời gian quy định. Tránh lạm dụng bừa bãi khiến bé gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, trong quá trình cho con uống thuốc trị ho sổ mũi mẹ cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Làm sạch mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý thường xuyên để đường thở được thông thoáng, giúp tổn thương trên đường hô hấp nhanh được chữa lành.
  • Mùa lạnh, cần cho bé mặc quần áo đủ ấm, mang khăn choàng cổ, khẩu trang để giữ ấm đường thở. 
  • Vào mùa hè cũng tránh mở máy điều hòa trong phòng ngủ của bé quá lạnh, đặc biệt là vào nửa đêm về sáng.
  • Chú trọng việc cải thiện hệ miễn dịch và sức đề kháng cho bé bằng cách khuyến khích con vận động nhiều hơn và có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Tăng cường trái cây, rau củ quả trong bữa ăn của trẻ để bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp bé phát triển toàn diện về sức khỏe, thể chất cũng như trí não.
  • Trẻ bị ho sổ mũi rất dễ bị nôn trớ khi ăn. Vì vậy, mẹ nên cho con ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày với các thức ăn lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa phù hợp với lứa tuổi của con. Trường hợp trẻ sơ sinh còn đang bú sữa hoàn toàn thì cần tăng lượng cữ bú lên.
  • Không ép con ăn quá no hoặc cho bé ăn đồ cứng, thức ăn quá đặc.
  • Trẻ bị ho kèm nôn ói, tiêu lỏng, chảy nước mũi nhiều mẹ nên khuyến khích bé uống nhiều nước ấm. Có thể pha dung dịch Oresol cho trẻ uống để ngừa mất nước. 

Ho, sổ mũi là những triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời. Vì vậy bên cạnh việc tìm hiểu bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì thì cha mẹ nên chủ động thực hiện tốt công tác dự phòng bệnh cho bé bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho bé và tạo điều kiện cho con yêu có một môi trường sống trong lành, không có khói thuốc lá để đảm bảo hệ hô hấp của bé luôn khỏe mạnh.

ĐỌC NGAY:

Ngày đăng 10:24 - 19/06/2022 - Cập nhật lúc: 14:05 - 08/02/2023
Chia sẻ:
5 cách trị ho tại nhà hiệu quả nhanh – Không cần thuốc

Ho có đờm, ho khan kéo dài gây ra những ảnh hưởng khó lường đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc…

Bài thuốc Ích Phế Nam ĐẶC TRỊ ho BẢO VỆ hệ hô hấp từ tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam

Sau nhiều năm nghiên cứu, đội ngũ bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc…

Sử dụng lá húng quế trị ho là một trong những phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay Lá húng quế trị ho HIỆU QUẢ cho cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn

Dùng lá húng quế trị ho là mẹo dân gian lành tính và đem lại hiệu quả tương đối tốt.…

Không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt trị ho Cách bấm huyệt trị ho hiệu quả – DỨT NGAY CƠN HO khó chịu

Bấm huyệt trị ho được xem là một giải pháp hiệu quả giúp hạn chế cơn ho tức thời, khá…

Điều trị thoái hóa cột sống m47 bằng liệu pháp nhiệt lạnh. Làm sao biết trẻ bị ho khan và nên uống thuốc gì tốt?

Ho khan là một trong những bệnh về hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ bị ho khan kéo…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua