Các Bệnh Về Thận Thường Gặp và Thông Tin Cần Biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Thận là một trong những cơ quan đảm nhiệm nhiều vai trò nhất trong cơ thể con người. Do đó, khi thận gặp bất kỳ tổn thương gì cũng đều là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về thận đáng lo ngại như sỏi thận, suy thận, viêm thận, hội chứng thận hư, thận nhiễm mỡ, ung thư thận… 

Các bệnh về thận thường gặp
Một số bệnh về thận thường gặp như sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận, hội chứng thận hư…

Vai trò của thận đối với cơ thể

Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng, tham gia vào rất nhiều quá trình trong cơ thể để duy trì khả năng hoạt động tốt nhất. Trong đó, lọc máu và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể là vai trò chính của thận. Máu được lọc sạch, loại bỏ các chất dư thừa, độc tố thông qua nước tiểu và giữ lại các dưỡng chất cần thiết như protein, glucose, các bào máu. 

Vì vậy, khi thận bị tổn thương dẫn đến suy giảm chức năng sẽ làm gián đoạn quá trình này, khiến chất độc ứ đọng trong cơ thể và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bên cạnh vai trò lọc chất thải, thận còn tham gia vào quá trình điều hòa lượng máu, điều chỉnh nồng độ pH trong dịch ngoại bào, ổn định nội tiết tố… giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. 

Các bệnh lý thường gặp ở thận 

Bệnh thận là từ dùng chung để chỉ tình trạng suy giảm chức năng thận, khiến cơ quan này không còn duy trì sự hoạt động như bình thường. Tùy theo nguyên nhân gây tổn thương đến thận mà hình thành nên các bệnh về thận khác nhau. Một số bệnh lý về thận phổ có tỷ lệ mắc cao hiện nay gồm: 

Bước vào giai đoạn mãn dục nam ở độ tuổi 60 khiến nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hải nhiều lần "tẽn tò" trong chuyện chăn gối. Nhờ biết đến bài thuốc bí truyền, nghệ sĩ đã lấy lại phong độ, sung mãn như thời trai trẻ. [Tham khảo ngay]

1. Sỏi thận

Sỏi thận là bệnh lý phổ biến nhất trong tất cả các bệnh lý về thận. Đây là căn bệnh xuất phát từ sự hình thành các tinh thể rắn hay còn được gọi là sỏi từ các chất độc hại, cặn bã tích tụ trong cơ thể.

Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà kích thước của viên sỏi sẽ lớn hay nhỏ, có những viên sỏi chỉ nhỏ khoảng vài mm nhưng cũng có những viên sỏi thận lớn tính bằng cm. Bệnh sỏi thận có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng phổ biến nhất vẫn là những người từ trưởng thành, từ 40 tuổi trở lên. 

Các bệnh về thận thường gặp
Rối loạn chuyển hóa các chất gây tích tụ canxi quá mức trong nước tiểu và hình thành sỏi thận

Nguyên nhân hình thành sỏi là do thận không lọc hết các chất cặn bã, gây rối loạn chuyển hóa các chất khiến lượng canxi trong nước tiểu tăng lên. Lâu ngày các chất này tích tụ với nhau tạo thành sỏi. Ban đầu có thể là viên sỏi nhỏ nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ làm các viên sỏi ngày càng phát triển lớn hơn và gây ra nhiều triệu chứng như: đau bụng dữ dội, đau quặn thắt ở vùng lưng, hoa mắt, chóng mặt, ra nhiều mồ hôi, buồn nôn, bí tiểu, tiểu rát, tiểu ra máu… 

2. Suy thận

Suy thận là tình trạng thận bị suy giảm chức năng lọc máu và đào thải các chất độc, nước dư thừa, lâu ngày dẫn đến suy thận. Mức độ tổn thương của thận còn tùy thuộc vào số phần trăm tế bào cầu thận bị hư hại và ngừng hoạt động. Cụ thể bệnh suy thận được chia làm 4 cấp độ gồm:

  • Suy thận độ 1: Những người mắc bệnh cấp độ nhẹ và phát hiện bệnh sớm. Nếu được điều trị đúng cách thì tỷ lệ khỏi bệnh có thể lên đến 90%. Tuy nhiên, rất ít các trường hợp phát hiện suy thận trong giai đoạn này vì các triệu chứng bệnh chưa thực sự rõ ràng. 
  • Suy thận độ 2: Đây là giai đoạn nguy hiểm hơn khi ở cả hai thận đều có mức lọc cầu thận từ 60 – 80ml/ phút. Hàm lượng kali tăng đột biến còn đe dọa đến hoạt động của tim và có thể gây ra đột quỵ bất kỳ lúc nào. Trong tất cả 4 giai đoạn thì đây được xem là giai đoạn nguy hiểm nhất, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. 
  • Suy thận độ 3: Ở giai đoạn này, thận bị tổn thương nghiêm trọng, giảm đến 80% chức năng, khả năng lọc máu của tiểu cầu thận chỉ còn khoảng 10 – 15ml và không thể tham gia vào quá trình trao đổi chất như bình thường. Các triệu chứng điển hình như mất ngủ, đau vùng thắt lưng, mạn sườn, chân tay sưng phù, thay đổi tính chất nước tiểu… Người bệnh ở giai đoạn này bắt buộc phải tiến hành lọc máu và chạy thận thường xuyên để duy trì sự sống. 
  • Suy thận độ 4: Đây cũng là giai đoạn cuối của bệnh với tỷ lệ tổn thương lên đến 90%. Giai đoạn này gây ra rất nhiều biến chứng về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, phù phổi, phù não… và có nguy cơ tử vong cao. Do đó, để điều trị suy thận giai đoạn 4 cần thực hiện các biện pháp như ghép thận, chạy thận và lọc máu để kéo dài thời gian sống. 

3. Viêm cầu thận

Viêm cầu thận là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại cơ quan này và được chia làm 2 thể gồm viêm cầu thận cấp tính và viêm cầu thận mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh là do không đảm bảo yếu tố vệ sinh, tạo điều kiện để vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… tấn công và trú ngụ bên trong thận, lâu ngày sinh bệnh. 

Các bệnh về thận thường gặp
Viêm cầu thận là tình trạng vi khuẩn, virus… tấn công xâm nhập và gây viêm tại cơ quan này
  • Viêm cầu thận cấp tính: hay còn được gọi là viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu là tình trạng viêm nhiễm lan rộng không có mủ xảy ra tại tất cả các cầu thận của hai quả thận. Bệnh thường phát sinh sau bệnh viêm họng hoặc sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A. Người mắc bệnh này có các triệu chứng như phù nề toàn thân, tiểu ra máu, tăng huyết áp và protein niệu
  • Viêm cầu thận mạn tính: Đây là biến chứng của viêm cầu thận cấp xảy ra với các tổn thương thực thể, gây triệu chứng như phù nề, tăng sinh, xuất tiết và hoại tử hyalin, dẫn đến tình trạng xơ hóa một phần hoặc toàn bộ cầu thận. Bệnh không được điều trị sớm, diễn tiến trong thời gian dài có thể làm xơ teo cả hai quả thận. 

4. Hội chứng thận hư

Đây là tình trạng rối loạn chức năng thận khi phải bài tiết quá nhiều protein trong nước tiểu ra khỏi cơ thể. Hội chứng này xảy ra do thận bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như: do cầu thận bị tổn thương, viêm cầu thận, lạm dụng thuốc, nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc mắc một số bệnh lý mạn tính khác như: lupus ban đỏ, đái tháo đường viêm mạch máu do các yếu tố miễn dịch… 

Hội chứng thận hư là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa, đặc trưng với các triệu chứng như: chỉ số protein niệu cao > 3.5g/ 24h, chỉ số protein máu giảm < 60g/l, chỉ số albumin máu giảm < 30g/l, chỉ số lipid máu tăng kèm theo tình trạng phù nề toàn thân. 

5. Viêm ống thận cấp

Bệnh viêm ống thận cấp còn được gọi với nhiều tên khác như bệnh ống kẽ thận cấp, hoại tử ống thận cấp xảy ra do bị ngộ độc chì, thủy ngân, sunfamit, axit oxatic, axit nitric, vitamin D2, asen, tetraclorua… khiến người bệnh không thể đi tiểu được hoặc nếu đi tiểu được thì chỉ số ure trong máu cao. Nước tiểu của người bệnh viêm ống thận cấp có chứa nhiều hồng cầu, protein và bạch cầu trụ hình hạt. 

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra suy thận cấp và nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường, thậm chí tử vong. 

6. Bệnh thận nhiễm mỡ

Bệnh thận nhiễm mỡ hay hội chứng thận hư nhiễm mỡ là một dạng rối loạn ở thận thuộc nhóm bệnh tự miễn xuất phát từ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hội chứng này đi kèm với một loạt các triệu chứng như giảm protein và tăng lipid máu, tăng protein niệu và triệu chứng dễ thấy nhất ở những người bị thận nhiễm mỡ là phù nề, nước tiểu vàng sánh. 

7. Thận ứ nước

Thận ứ nước là tình trạng thận bị tổn thương do bị kích thích dẫn đến giãn nỡ hoặc sưng to quá mức khiến cho đường bài tiết nước tiểu bị cản trở, gây tắc nghẽn và ứ đọng trong thận. Bệnh lý này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên thận. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, khiến bệnh tiến triển lâu ngày gây ra thận ứ nước mạn tính, thậm chí dẫn đến suy thận. 

8. Viêm đài bể thận (nhiễm trùng thận)

Viêm đài bể thận là một dạng bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến. Tình trạng viêm nhiễm thường xuất phát từ vùng niệu đạo hoặc bàng quang, sau đó mới di chuyển lên thận. Khi bệnh ở giai đoạn cấp, triệu chứng đơn giản có thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên những người bị mạn tính, các triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần, lâu ngày gây ra suy thận mạn do các tổ chức thận bị hủy hoại xơ hóa. 

Các bệnh về thận thường gặp
Viêm đài bể thận là một trong những bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến

Một số loại vi khuẩn gây viêm đài bể thận như vi khuẩn gram âm, phổ biến nhất là E. Coli, sau đó là Proteus mirabilis, Klebsiella, Enterobacter… Chúng đi vào cơ thể và tấn công vào thận thông qua đường tiết niệu, đường máu và đường bạch huyết. 

9. Bệnh nang thận

Bệnh nang thận là tình trạng xuất hiện túi dịch bất thường trong thận do một hoặc nhiều đơn vị thận bị tắc nghẽn. Các nang thận có hình tròn, dịch trong và không thông với đài bể thận. Bệnh này được chia làm 3 loại chính gồm nang thận đơn độc, thận nhiều nang và thận đa nang. 

Hầu hết các nang thận được đánh giá là lành tính và ít gây triệu chứng lâm sàng, chỉ khi nghi ngờ và thực hiện xét nghiệm siêu âm mới phát hiện các nang rỗng âm, mỏng mềm. Tuy nhiên, khi các nang thận bị nhiễm trùng sẽ gây các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau lưng, tăng huyết áp hoặc có lẫn máu trong nước tiểu nếu nang xuất huyết. 

10. Ung thư thận

Ung thư thận là một dạng ung thư bắt nguồn từ các tế bào trong thận và chỉ phổ biến ở những người trên 50 tuổi. Trong đó, ung thư thận được chia làm 2 loại gồm ung thư biểu mô tế bào thận (RCC) và ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (TCC) của bể thận. Bệnh được phân làm 4 giai đoạn gồm giai đoạn đầu, 2, 3 và giai đoạn cuối với các triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau. 

Ung thư thận là căn bệnh phức tạp và rất khó chữa, đặc biệt ở các giai đoạn nặng. Vì vậy, chúng ta cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ sớm như: ăn uống khoa học, lành mạnh, rèn luyện tập thể dục thường xuyên, không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá… 

Một số dấu hiệu đặc trưng của các bệnh về thận

Hầu hết các bệnh lý về thận đều có sự xuất hiện của các triệu chứng sau:

Các bệnh về thận thường gặp
Sưng phù tay, chân, mặt… được xem là dấu hiệu đặc trưng nhất của các bệnh về thận
  • Phù nề toàn thân: Các chuyên gia cho biết các bệnh lý về tim mạch, gan, thận đều gây ra triệu chứng phù  nề toàn thân. Tuy nhiên, riêng với các bệnh về thận thì tình trạng phù thường đặc biệt xuất hiện ở các vị trí như mặt, tay, chân kèm theo da dẻ trắng nhợt nhạt. Nguyên nhân là do thận yếu không đào thải hết được các độc tố ra ngoài, tích tụ lượng nước dư thừa và gây phù. 
  • Thay đổi tính chất nước tiểu: Người mắc các bệnh về thận chắc chắn sẽ có những biểu hiện về nước tiểu. Nếu như bình thường nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc vàng đậm tùy theo lượng nước mà bạn uống trong ngày thì khi mắc bệnh thận, nước tiểu sẽ có sự thay đổi bất thường như: 
    • Màu sắc nước tiểu thay đổi khác lạ, sẫm màu hơn do lẫn dịch lỏng hoặc màu đỏ hồng do có lẫn máu. Đây là dấu hiệu đặc trưng của tình trạng thận chứa sỏi hoặc có khối u. 
    • Nước tiểu có nhiều bọt và lâu tan là do chỉ số protein trong nước tiểu cao, chứng tỏ chức năng thận bị suy giảm đang ở mức báo động. 
    • Tăng số lần đi tiểu trên 2 lần/ đêm là dấu hiệu cảnh báo thận yếu, suy giảm chức năng nghiêm trọng. 
    • Ngoài ra, nhiều trường hợp còn gặp phải tình trạng tiểu buốt, rát, tiểu ít và cảm giác căng tức bàng quang. 
  • Khó thở: Do thận suy yếu, lọc máu kém và làm giảm lượng hồng cầu kéo theo giảm lượng oxy trong cơ thể. Từ đó khiến người bệnh thường xuyên khó thở hoặc thở nông, hay bị hụt hơi. 
  • Ngứa ngáy da, phát ban: Các chất thải, độc tố tích tụ dưới da và không được đào thải, lâu ngày gây khô da, sạm da, ngứa ngáy và phát ban. 
  • Mệt mỏi, chóng mặt: Thận yếu khiến lượng hormone erythropoi-etin ít đi khkhiến các tế bào hồng cầu mang oxy cũng giảm đi đáng kể. Chính vì vậy, khiến người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, dễ hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do thiếu máu. 
  • Hơi thở có mùi ammoniac: Thận không bài tiết hết các chất cặn bã ra ngoài là một trong những nguyên nhân khiến hơi thở ám mùi hôi, khiến người bệnh ăn uống không ngon và tự ti khi giao tiếp. 

Các biện pháp kiểm tra chức năng thận

Để kiểm tra chức năng thận có đang khỏe mạnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh lý nào hay không cần phải thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau mới có thể đưa ra đánh giá toàn diện, chính xác nhất. 

1. Xét nghiệm sinh hóa máu 

Bao gồm một số dạng xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm ure máu: Nếu chức năng thận khỏe mạnh bình thường sẽ cho kết quả chỉ số ure máu trong mức từ 2.5 – 4.5mmol/l. 
  • Xét nghiệm Creatinin huyết thanh: Chỉ số này bình thường khi đạt mức 0.6 – 1.2mg/dl đối với nam giới và 0.5 – 1.1mg/dl đối với nữ giới. Trường hợp nghi ngờ kết quả xét nghiệm Creatinin không chính xác, người bệnh sẽ phải thực hiện thêm xét nghiệm cystatin C máu với mức bình thường là 0.31 – 0.99mg/ L. 
  • Xét nghiệm acid uric máu: Nhằm đánh giá chức năng thận và bệnh gout. Chỉ số bình thường khi đạt mức 180 – 420mmol/l đối với nam giới và 150 – 360mmol/l đối với nữ giới. 
  • Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan: Người bình thường sẽ có độ pH máu ở mức 7.37 – 7.43. 
  • Điện giải đồ: Khi chức năng thận suy giảm sẽ gây mất cân bằng các chất điện giải gồm: 
    • Natri máu bình thường ở mức 135 – 145mmol/ L. 
    • Kali máu bình thường ở mức 3.5 – 4.5mmol/ L. 
    • Canxi máu bình thường ở mức 2.2 – 2.6mmol/ L. 
  • Một số xét nghiệm máu khác
    • Albumin huyết thanh với chỉ số bình thường ở mức 35 – 50g/ L. 
    • Protein toàn phần huyết tương ở mức bình thường là 60 – 80g/ L. 
    • Tổng phân tích tế bào máu.
Các bệnh về thận thường gặp
Một số xét nghiệm chỉ số ure máu, creatinin huyết thanh… giúp kiểm tra chức năng thận hiệu quả

2. Xét nghiệm nước tiểu

Bên cạnh xét nghiệm máu thì xét nghiệm nước tiểu cũng là biện pháp được chỉ định phổ biến để kiểm tra đánh gia chức năng thận.

  • Xét nghiệm định lượng đạm niệu 24h: Người có chức năng khỏe mạnh sẽ có chỉ số protein trong nước tiểu từ 0 – 0.2g/l/24h. Khi mắc các bệnh về thận chỉ số này thường tăng lên khoảng 0.3g/l/24h. 
  • Tổng phân tính nước tiểu: Nước tiểu của người khỏe mạnh có tỉ trọng là 1.01 – 1.020, nhưng ở người suy giảm chức năng thận thì nước tiểu ít cô đặc nên tỉ trọng thấp hơn. 

3. Một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh 

  • Siêu âm bụng nhằm phát hiện tình trạng ứ nước ở thận. 
  • Chụp CT Scan bằng tia X giúp quan sát rõ hệ tiết niệu, dễ dàng đánh giá chức năng thận. 
  • Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ nhằm đánh giá chức năng thận từng bên, chẩn đoán mức độ tắc nghẽn niệu quản. 

Các thói quen tốt giúp chăm sóc thận khỏe mạnh

Để duy trì sức khỏe và phòng tránh các bệnh về thận, bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh cả về thói quen ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, vận động. Cụ thể như sau: 

1. Uống đủ lượng nước cần thiết

Uống đủ nước là cách tốt nhất để giúp làm loãng và đào thải các độc tố có hại ra khỏi cơ thể. Bạn phải đảm bảo uống đủ nước, trung bình khoảng từ 2 – 2.5 lít nước tùy theo thể trạng, độ tuổi và hoạt động hàng ngày. Tránh uống quá ít hoặc quá dư so với nhu cầu cần thiết vì sẽ càng làm tăng áp lực cho thận. 

2. Ăn uống khoa học

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp tác động tích cực trong việc cải thiện chức năng thận. Vì vậy, việc ăn uống hằng ngày cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng gồm bột đường, đạm, béo, vitamin, khoáng chất… Ngoài ra, cần lưu ý:

Các bệnh về thận thường gặp
Ăn uống lành mạnh giúp cải thiện hiệu quả chức năng thận
  • Giảm lượng muối và protein trong khẩu phần ăn hằng ngày để giảm tải áp lực cho thận. Tốt nhất chỉ dùng từ 2 – 4g muối/ ngày. 
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn gây hại cho thận có chứa nhiều kali, canxi, photpho, chất kích thích từ rượu, bia, cà phê… 
  • Thay vào đó nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu chất xơ, vitamin khoáng chất, chất chống oxy hóa nhằm loại bỏ acid dư thừa và thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu. 

3. Tập luyện thể thao vừa sức

Những người có thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày sẽ giúp thận khỏe mạnh thông qua các lợi ích như tăng hệ miễn dịch, tăng cường sự dẻo dai cho cơ bắp, giúp khí huyết lưu thông tốt, ổn định huyết áp, giảm mỡ máu, tăng cường sức khỏe tim mạch… 

Lưu ý với những người thận yếu nên chọn những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe, aerobic… khoảng 30 phút/ ngày để tránh tạo áp lực cho thận. 

4. Một số thói quen tốt khác

  • Duy trì cân nặng trong mức phù hợp; 
  • Kiểm soát chỉ số đường huyết và huyết áp thường xuyên; 
  • Cân nhắc kỹ lưỡng trong việc sử dụng các loại thuốc không kê đơn như thuốc giảm đau, chống viêm; 
  • Định kỳ thăm khám kiểm tra chức năng thận, đặc biệt ở những người có nguy cơ tổn thương thận cao như người trên 60 tuổi, thừa cân, béo phì, tiền sử mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, bệnh tiểu đường… 

Trên đây là các bệnh về thận phổ biến dễ mắc phải cùng một số thông tin về cách chẩn đoán và chăm sóc phù hợp để thận luôn khỏe mạnh, hoạt động tốt để đạt được các chỉ số sức khỏe toàn diện. Trường hợp phát hiện các dấu hiệu cảnh báo về suy giảm chức năng thận, bạn nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và tư vấn biện pháp điều trị kịp thời, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. 

Có thể bạn quan tâm

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 13:09 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:28 - 22/09/2023
Chia sẻ:
Mãnh lực Phục dương tửu là loại rượu thảo dược ngâm giúp cánh mày râu lấy lại đỉnh cao phong độ một cách hiệu quả và khoa học nhất. Đọc ngay để biết thêm về bài rượu “chồng uống vợ say” này...
người suy thận nên ăn trái cây gì 15 loại trái cây tốt, người bị suy thận nên ăn mỗi ngày

Ngoài sử dụng các biện pháp hỗ trợ thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng với…

Thuốc Rowatinex Thuốc Rowatinex Là Gì? Công Dụng, Giá Bán, Thận Trọng

Rowatinex là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong hầu hết các phác đồ điều trị…

Thận suy yếu sống được bao lâu Suy thận độ 2 chữa được không, bằng cách nào?

Suy thận là một căn bệnh không mấy xa lạ và có xu hướng gia tăng hiện nay. Suy thận…

hội chứng thận hư ở trẻ em Hội chứng thận hư ở trẻ em và thông tin cần biết

Hội chứng thận hư có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất vẫn là ở trẻ…

uống thực phẩm chức năng có hại thận không Uống thực phẩm chức năng có hại thận không? CẢNH GIÁC

Hiện nay, rất nhiều người có nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng để cải thiện sức khỏe. Tuy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Hàng triệu nam giới truyền tai nhau bài thuốc đặc trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, liệt dương... phối chế 50 vị thuốc "cực phẩm nhân gian" - "chồng uống vợ say"... [Không thể bỏ qua]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua