Tỳ Thận Dương Hư Là Gì? Dấu Hiệu và Bài Thuốc Điều Trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Tỳ thận dương hư là một khái niệm trong Y học cổ truyền nhằm chỉ sự suy giảm chức năng của 2 tạng tỳ và thận. Chứng bệnh này gây suy giảm sức khỏe, sinh lý, đào thải độc tố và chức năng hệ tiêu hóa của cơ thể. Đây là bệnh trạng khá nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

Tỳ thận dương hư
Tỳ thận dương hư là một khái niệm trong Y học cổ truyền chỉ sự suy giảm chức năng của 2 tạng tỳ và thận

Tỳ thận dương hư là gì? 

Tỳ thận dương hư là tên gọi trong Đông y để chỉ những người mắc chứng tay chân lạnh buốt, tê bì… vào buổi tối. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do tạng tỳ (lá lách) nằm ở vị trí gần thận. Hai cơ quan này có mối liên hệ mật thiết với nhau, khi tỳ bị tổn thương (chứng tỳ bất túc) sẽ kéo theo suy giảm chức năng thận. Đây chính là chứng tỳ thận dương hư. Chứng bệnh này thường xảy ra phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế thì căn bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ ai ở mọi độ tuổi. 

Cơ chế sinh bệnh tỳ thận dương hư

Để biết rõ cơ chế sinh ra tỳ thận dương hư, chúng ta cần nắm rõ chức năng cụ thể của từng tạng:

  • Tạng tỳ: Tỳ là cơ quan đảm nhiệm vai trò tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể. Tạng tỳ bao gồm các cơ quan như: dạ dày, tiểu tràng, đại tràng, tuyến tụy, tuyến nước bọt… Hoặc lý giải theo cách nói trong Đông y, tỳ là nơi sinh khí huyết, tỳ chủ nhiếp hiếp, giúp vận hành chức năng tiêu hóa và dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tỳ còn liên quan đến việc phát triển, duy trì sức mạnh cơ bắp, tứ chi. 
  • Tạng thận: Thận là tạng đóng vai trò quan trọng nhất trong tổng số 5 tạng của cơ thể. Các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận, tạng thận có liên quan đến hầu hết các hoạt động duy trì sự sống của cơ thể như thận tàng tinh, thận chủ thủy, thận chủ sinh dục, thận chủ nạp khí, thận chủ cốt tủy… 
Tỳ thận dương hư
Tạng thận và tỳ có mối liên hệ mật thiết, tương trợ lẫn nhau, đặc biệt là về mặt dương khí

Tóm lại, thận là gốc của tiên thiên, tỳ là gốc của hậu thiên, mỗi tạng đều có 2 yếu tố âm dương. Dương khí của tỳ thận tương trợ lẫn nhau, giúp làm ấm cơ thể, vận hóa tinh vi hấp thu thức ăn. Khi tỳ dương hư suy, không hóa sinh tinh vi để nuôi dưỡng cho thận dương, kéo theo thận suy yếu. 

Bước vào giai đoạn mãn dục nam ở độ tuổi 60 khiến nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hải nhiều lần "tẽn tò" trong chuyện chăn gối. Nhờ biết đến bài thuốc bí truyền, nghệ sĩ đã lấy lại phong độ, sung mãn như thời trai trẻ. [Tham khảo ngay]

Hoặc khi thận dương hư khiến hỏa không sinh thổ, không còn ôn dưỡng cho tỳ dương, khiến thận hư kéo theo tỳ yếu, không chuyển hóa tốt. Vì vậy, có thể thấy dù là thận dương hay tỳ dương hư lâu ngày đều sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh thành chứng tỳ thận dương hư. 

Nguyên nhân gây tỳ thận dương hư

Chứng tỳ thận dương hư xuất hiện khi dương khí của 2 tạng này không đủ để ôn dưỡng. Sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến:

Tỳ thận dương hư
Thừa cân béo phì, ăn uống không khoa học… là một trong những nguyên nhân phát sinh chứng tỳ thận dương hư
  • Tuổi tác cao: Những người trong độ tuổi trung niên hoặc tuổi già thường sẽ bị hao hụt dương khí, gây mất cân bằng âm – dương và phát sinh thành bệnh. 
  • Mắc các bệnh lý về thận và đường tiêu hóa: Một số bệnh lý về thận và đường tiêu hóa có thể gây ra chứng tỳ thận dương hư như: sỏi thận, suy thận, viêm thận, thận ứ nước, thận hư, thận yếu, thận nhiễm mỡ, viêm ruột, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng… 
  • Lạm dụng rượu bia: Nghiện rượu bia hoặc các chất kích thích khác như cà phê, thuốc lá… là những nguyên nhân hàng đầu làm phát sinh chứng tỳ thận dương hư. 
  • Quan hệ tình dục quá độ: Quan hệ tình dục thiếu kiểm soát, tần suất liên tục khiến tạng thận suy yếu và kéo theo hư tạng tỳ. 
  • Lạm dụng thuốc Tây: Việc sử dụng bừa bãi các loại thuốc Tây giảm đau, thuốc kháng sinh… liều cao trong thời gian dài cũng dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 
  • Một số nguyên nhân khác: thừa cân, béo phì, ăn nhiều thức ăn cay nóng, có tính hàn, stress, căng thẳng kéo dài, ngủ không đủ giấc… 

Dấu hiệu của chứng tỳ thận dương hư

Một số các dấu hiệu lâm sàng của chứng tỳ thận dương hư như:

  • Suy nhược cơ thể, ốm yếu, gầy gò, xanh xao, dễ bị cảm, da dẻ tái nhợt do thiếu hụt dưỡng chất và khí huyết. 
  • Luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, ít nói, tinh thần kém minh mẫn. 
  • Đặc biệt sợ lạnh, sợ tắm nước lạnh, sợ lạnh khi ngủ, sợ vào phòng có máy lạnh và ngủ phải đắp mền kín người. 
  • Đau nhức xương khớp, lạnh bụng dưới, tay chân lạnh, eo lưng và đầu gối đau mỏi do kinh mạch ngưng trệ. 
  • Tiểu tiện khó khăn, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần nhưng tiểu ít. 
  • Phù tay chân, mặt, bụng chướng do cơ thể tích nước. Đây là triệu chứng đặc trưng ở những người mắc chứng thận dương hư. 
  • Khi tỳ dương hư gây ra rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi nhiều… sau khi ăn xong. 
  • Dễ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống, đặc biệt xảy ra nhiều hơn vào ban đêm, rạng sáng do tỳ vị suy yếu, thức ăn không được tiêu hóa hết đã bị cơ thể đào thải ra ngoài. 
  • Lưỡi có rêu trắng, nhợt nhạt. 
  • Yếu sinh lý, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, dương vật cương không kiểm soát hoặc cương không đủ cứng để giao hợp, di tinh, mộng tinh, giảm ham muốn… đối với nam giới. 
  • Nữ giới rối loạn kinh nguyệt, mãn kinh sớm và khó có con. 

Biện pháp chẩn đoán chứng bệnh tỳ thận dương hư

Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng sẽ rất khó để nhận biết chính xác được bệnh vì cũng có rất nhiều bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự. Và trong Đông y, để xác định bệnh tỳ thận dương hư sẽ dựa vào chẩn đoán phân biệt:

1. Phân biệt giữa tỳ thận dương hư và tỳ dương hư

  • Về khái niệm: Đây đều là hai căn bệnh xuất phát từ tình trạng dương hư khí bất túc. Tuy nhiên, tỳ dương hư chỉ đơn thuần là tỳ dương bất túc hình thành nên, còn tỳ thận dương hư là sự suy yếu của một hoặc cả hai gồm thận và tỳ. 
  • Về triệu chứng: Tỳ dương bất túc gây ớn lạnh, tê lạnh tay chân, đau bụng, tiêu chảy… Tuy nhiên, bên cạnh các triệu chứng này thì chứng tỳ thận dương hư còn gây ra các cơn đau mỏi lạnh lưng, eo, gối hoặc giảm sút suy nhược cơ năng.  
Tỳ thận dương hư
Việc chẩn đoán tỳ thận dương hư sẽ được chẩn đoán phân biệt với các chứng bệnh khác như thận dương hư, tỳ dương hư…

2. Phân biệt tỳ thận dương hư và thận dương hư

  • Về khái niệm: Đây đều là các bệnh xuất phát từ chứng dương hư, nhưng thận dương hư đơn thuần xuất phát do tạng thận suy yếu, còn tỳ thận dương hư là có sự kết hợp tạng tỳ. 
  • Về triệu chứng: Bên cạnh các triệu chứng thận dương hư như suy giảm sinh lý, tay chân lạnh, ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi… thì chứng tỳ thận dương hư còn kèm theo biểu hiện tiêu chảy, đại tiện lỏng, phù thũng… 

3. Phân biệt tỳ thận dương hư với chứng phế tỳ thận dương hư 

Để phân biệt tỳ thận dương hư và phế tỳ thận dương hư sẽ dựa vào triệu chứng, chứng phế tỳ thận thường đi kèm với các cơn khái xuyễn, ra nhiều mồ hôi trộm vào ban đêm. 

Phương pháp điều trị tỳ thận dương hư theo Y học cổ truyền

Các chuyên gia nhận định chứng tỳ thận dương hư là căn bệnh khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, khi phát hiện có đủ các biểu hiện như vừa nêu trên, người bệnh hãy nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện y học cổ truyền để được thăm khám, chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây bệnh. 

Tùy theo tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra tỳ thận dương hư là gì mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp chữa bệnh theo Đông y phổ biến:

1. Các bài thuốc Đông y chữa tỳ thận dương hư 

Để chữa chứng bệnh này, người bệnh cần sử dụng các bài thuốc chủ trị tỳ thận, phục hồi chức năng và bồi bổ dương khí với các nguyên liệu quen thuộc như quế, gừng, nhân sâm, cam thảo, can khương, ngũ vị tử… 

Bài thuốc Đông y chữa chứng tỳ thận dương hư cơ bản: Có tác dụng hỗ trợ tăng cường dương khí, giảm đau lưng, mỏi gối, kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, tiêu chảy… 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị gừng tươi, quế và nhân sâm mỗi loại 50g. 
  • Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch, chần sơ qua nước sôi, cắt thành lát mỏng rồi đem đi sấy hoặc phơi khô. 
  • Trộn tất cả các vị thuốc này với nhau và đem đi tán nhuyễn thành bột mịn, cho vào hũ thủy tinh bảo quản. 
  • Mỗi lần sử dụng dùng 1/2 thìa cà phê bột hỗn hợp này pha với nước lọc, có thể dùng thêm một ít mật ong, khuấy cho tan đều rồi uống. 
Tỳ thận dương hư
Các bài thuốc Đông y chữa chứng tỳ thận dương hư giúp cải thiện các triệu chứng, bồi bổ dương khí…

Bài thuốc ôn tỳ bổ thận cải thiện triệu chứng: Bài thuốc này có tác dụng bồi bổ dương khí, phục hồi chức năng thận và thúc đẩy quá trình tiêu hóa, dứt điểm chứng đau bụng, tiêu chảy và đi ngoài phân sống do tỳ hư. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đầy đủ các vị thuốc gồm: ngũ vị tử, bạch truật, phụ tử, can khương, nhân sâm, cam thảo mỗi vị 20g, 10g ngô thù du, 40g phá cố chỉ và một ít mật ong. 
  • Rửa sạch tất cả các vị thuốc trên rồi đem phơi khô. 
  • Nghiền tất cả thành bột mịn rồi hòa cùng một lượng mật ong vừa đủ sao cho bột mềm dẻo.
  • Sau đó hoàn thành từng viên thuốc nhỏ, cho vào hũ thủy tinh sử dụng hàng ngày. 
  • Người mắc chứng tỳ thận dương hư dùng khoảng 10g/ ngày, sử dụng 2 – 3 lần/ ngày. 

Bài thuốc chữa chứng tỳ thận dương hư gây phù thũng: Bài thuốc này có tác dụng ôn dương, lợi thủy và giải trừ chứng phù thũng do thận hư, cải thiện triệu chứng tiểu tiện không thông, bồi bổ thận dương và phục hồi chức năng lọc, đào thải của thận. Đặc biệt, bài thuốc này còn hỗ trợ tốt trong việc cải thiện các triệu chứng như sợ lạnh, lưỡi có rêu trắng, nhợt nhạt, có rêu… 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị phục linh, sinh khương, bạch thược, thục phụ tử, bạch truật mỗi vị từ 8 – 12g. 
  • Rửa sạch các vị thuốc, phơi cho ráo nước rồi cắt nhỏ thành từng khúc. 
  • Cho hết vào ấm đất sắc cùng 1.5 lít nước trên lửa nhỏ. 
  • Đợi đến khi nước thuốc cạn xuống còn khoảng 600ml thì tắt bếp.
  • Rót nước thuốc ra, chia làm 3 phần uống hết trong ngày. 

2. Châm cứu chữa tỳ thận dương hư

Châm cứu là một trong những biện pháp trị liệu hiệu quả được dùng phổ biến trong Y học cổ truyền để điều trị hầu hết các chứng bệnh của con người, trong đó có chứng tỳ thận dương hư. Một số huyệt đạo cần châm cứu như: Quan nguyên, Hư bổ mấu, Hư tắc hổ, Mệnh môn, Du mộ, Thận du… 

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý để đạt hiệu quả cao khi thực hiện châm cứu trị tỳ thận dương hư phải tìm đến những cơ sở Đông y uy tín, chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm và có thiết bị châm cứu an toàn, đạt quy chuẩn về vô trùng. 

Tỳ thận dương hư
Châm cứu là biện pháp giúp tác động lên các huyệt đạo nhằm thông kinh hoạt lạc, phục hồi chức năng tạng tỳ, thận

3. Bấm huyệt chữa tỳ thận dương hư

Tương tự như châm cứu, bấm huyệt cũng là phương pháp đem lại những hiệu quả nhất định trong việc chữa chứng tỳ thận dương hư. Bấm huyệt là biện pháp dùng tay tác động đến các huyệt đạo thông qua một số thủ thuật như day, ấn, kéo, xoa, nắn… nhằm thông kinh hoạt lạc, thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết. Đồng thời, biện pháp này còn giúp hỗ trợ loại bỏ yếu tố dương hàn, giúp người bệnh bớt lạnh, làm ấm tay chân và thư giãn gân cốt. 

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được xem là biện pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, khó có thể trị khỏi bệnh tận gốc. Vì vậy, người bệnh vẫn cần phải kết hợp với các biện pháp khác. Lưu ý không được tự ý bấm huyệt, tác động vào các huyệt đạo để tránh các rủi ro ngoài ý muốn gây hại cho cơ thể.  

Cách phòng tránh chứng bệnh tỳ thận dương hư

Có thể thấy chứng bệnh tỳ thận dương hư gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe cả về mặt thể chất, suy giảm hoạt động của hệ tiêu hóa và hệ bài tiết, tâm sinh lý cũng suy giảm theo. Vì vậy, để phòng tránh mắc phải chứng bệnh này, bạn cần chú ý các điều sau đây:

Tỳ thận dương hư
Người bệnh tỳ thận dương hư cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các loại thực phẩm giúp bồi bổ chức năng thận và hệ tiêu hóa
  • Đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm. Đặc biệt, ưu tiên các nhóm thực phẩm tốt thận và hệ tiêu hóa như rau xanh, trái cây tươi, hải sản, thịt cá, các loại đậu, hạt sấy khô… 
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm công nghiệp chứa chất bảo quản, thức ăn nhanh, chứa nhiều đường, muối, chiên xào nhiều dầu mỡ. 
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê. 
  • Tạo thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao đều đặn hằng ngày để tăng sức đề kháng, kích thích tuần hoàn máu. Chú ý chọn những bộ môn nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng sức khỏe và tránh tập luyện quá sức. 
  • Tránh lao động quá sức, mang vác vật nặng thường xuyên vì lao lực chính là nguyên nhân làm suy yếu các tạng phủ. 
  • Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh stress , căng thẳng và luôn có kế hoặc làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. 
  • Quan hệ tình dục điều độ, tần suất vừa phải, tránh thủ dâm quá mức, quan hệ an toàn, lành mạnh, nhẹ nhàng, tránh thô bạo. 
  • Khi điều trị theo phác đồ của bác sĩ cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ dẫn để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh khiến bệnh thêm nặng. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng bệnh tỳ thận dương hư thường gặp. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp quý bạn đọc dễ dàng nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh và chủ động điều trị bằng các biện pháp phù hợp, an toàn cho sức khỏe, nhanh chóng dứt điểm bệnh. 

Có thể bạn quan tâm

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 13:09 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:27 - 22/09/2023
Chia sẻ:
Bệnh xuất tinh sớm hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân lựa chọn đúng phương pháp phù hợp với thể tạng, đồng thời phối hợp tốt với bác sĩ ...
Suy thận nên ăn gì, kiêng những gì để nhanh cải thiện?

Suy thận là tình trạng chức năng bài tiết độc tố của thận bị suy giảm, gây ảnh hưởng lớn…

Các bài tập chữa thận yếu đơn giản Các bài tập chữa thận yếu đơn giản – Phục hồi nhanh

Bệnh thận yếu là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Bên cạnh phương pháp điều trị chuyên môn,…

Làm gì tốt cho thận? Bí kíp giữ thận luôn khỏe mạnh Làm gì tốt cho thận? Bí kíp giữ thận luôn khỏe mạnh

Thận là cơ quan phải hoạt động liên tục và gánh vác nhiều trọng trách. Do đó nếu như không…

Các cây thuốc chữa bệnh thận yếu thông dụng

Sử dụng các cây thuốc dễ kiếm trong tự nhiên để điều trị bệnh thận yếu là phương pháp đơn…

Bị thận yếu nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏe lại?

Bệnh thận yếu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau – trong đó có chế độ dinh dưỡng.…

Bình luận (1)

  1. Ngô Anh
    Ngô Anh says: Trả lời

    Chào bác sĩ em có triệu trứng của tỳ thận dương hư bác sĩ có thể tư vấn giúp em về cách điều trị và mua thuốc ở đâu ạ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Hàng triệu nam giới truyền tai nhau bài thuốc đặc trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, liệt dương... phối chế 50 vị thuốc "cực phẩm nhân gian" - "chồng uống vợ say"... [Không thể bỏ qua]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua