Các biến chứng sau thay khớp háng có thể gặp và phòng ngừa

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Mặc dù 90% các trường hợp thay khớp háng đều thành công nhưng tình trạng biến chứng sau thay khớp háng có thể xảy ra và nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh nên tham khảo một số rủi ro và biện pháp phòng ngừa biến chứng sau khi phẫu thuật thay khớp háng để biết cách khắc phục khi cần thiết.

biến chứng sau thay khớp háng
Tham khảo một số biến chứng sau thay khớp háng để có cách khắc phục đúng đắn

Ưu và nhược điểm khi thay khớp háng

Phẫu thuật thay khớp háng thường được chỉ định các các trường hợp viêm khớp nghiêm trọng hoặc để điều trị các vấn đề gãy xương hông và loãng xương. Tuy nhiên, phẫu thuật thường chỉ được đề nghị khi thuốc giảm đau, vật lý trị liệu hoặc các biện pháp khắc phục khác không mang lại hiệu quả.

Không có giới hạn tuổi tác khi thực hiện thay khớp háng. Tuy nhiên, người bệnh thường gặp các rủi ro khi tuổi càng cao. Do đó, người bệnh nên cân nhắc về các ưu, nhược điểm và rủi ro trước khi tiến hành điều trị.

1. Ưu điểm

Mặc dù phẫu thuật thay khớp háng có thể mang lại một số đau đớn nhất định. Tuy nhiên, người bệnh sẽ nhanh chóng nhận thấy các ưu điểm như:

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.
  • Thoát khỏi các cơn đau do viêm khớp hoặc tổn thương khớp mang lại.
  • Cải thiện khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.

2. Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất khi phẫu thuật thay khớp háng là khớp nhân tạo không thể tốt và linh hoạt bằng khớp tự nhiên. Sau khi thay khớp háng, người bệnh có thể cần cân nhắc một số hành động, ví dụ như ngồi xổm, để tránh trật khớp. Ngoài ra, một số nhược điểm khác bao gồm:

  • Có 0,1% các trường hợp không giảm đau sau khi thực hiện thay khớp háng.
  • Độ dài hai chân có thể không bằng nhau gây mất thẩm mỹ và cảm giác khập khiễng khi di chuyển.

Biến chứng sau thay khớp háng

Thay khớp háng là phẫu thuật có tỷ lệ thành công tương đối cao. Sau phẫu thuật người bệnh có thể tự do vận động cũng như không cần chịu những cơn đau khớp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì phương pháp cũng mang lại một số rủi ro nhất định. Các biến chứng sau thay khớp háng phổ biến bao gồm:

1. Xuất hiện máu đông

Xuất hiện máu đông là hiện tượng có thể xuất hiện ở bất cứ ca phẫu thuật nào bao gồm phẫu thuật thay khớp háng. Máu đông có thể hình thành và di chuyển tự do trong tĩnh mạch. Điều này sẽ không gây ra khó chịu hoặc nguy hiểm cho đến khi máu đông này bị vỡ ra. Một số tác động của cơ thể hoặc ngoại lực có thể làm cho các cục máu đông ở tĩnh mạch bị vỡ. Sau đó, các tinh thể máu có thể di chuyển tới tim, phổi, não và gây một số bệnh lý.

Do đó, sau phẫu thuật các bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng các loại thuốc chống đông máu để ngăn chặn quá trình đông máu ở tĩnh mạch.

biến chứng sau khi phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo
Sau phẫu thuật thay khớp háng có thể xuất hiện tình trạng máu đông

2. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là tình trạng thường xuất hiện tại vị trí phẫu thuật. Tuy nhiên, đôi khi nhiễm trùng cũng xuất hiện ở các mô sâu, nơi kết nối các khớp nhân tạo.

Hầu hết các vấn đề nhiễm trùng đều được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên đối với các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật lần thứ hai. Phẫu thuật này nhằm mục đích loại bỏ vi khuẩn và ngăn chặn quá trình hoại tử xương cũng như viêm tủy xương.

3. Gãy xương

Gãy xương có thể xuất hiện trong và sau khi phẫu thuật thay khớp háng. Trong lúc phẫu thuật, các khớp xương khỏe mạnh ở gần khớp háng có thể bị tổn thương, nứt hoặc gãy. Nếu các tổn thương không quá nghiêm trọng, các tế bào xương có thể tự tái tạo và hồi phục.

Tuy nhiên, gãy xương là tình trạng biến chứng sau thay khớp háng khá nghiêm trọng. Đôi khi để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần tiến hành áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu khác. Gãy xương thường phổ biến ở người cao tuổi hoặc bị loãng xương.

Gãy xương sau khi thay khớp háng
Gãy xương hoặc tổn thương xương có thể xảy ra sau khi thay khớp háng

4. Trật khớp

Trật khớp là biến chứng sau thay khớp háng khá phổ biến. Trật khớp thường xuất hiện sau vài tháng sau phẫu thuật do vận động sai tư thế hoặc tác động một lực quá mạnh lên khớp háng. Khi trật khớp háng nhân tạo, bác sĩ thường sử dụng nẹp để cố định khớp háng trong một thời gian.

Các đối tượng dễ trật khớp háng bao gồm:

  • Người trên 80 tuổi
  • Là phụ nữ
  • Thường hay ngồi xổm hoặc có thói quen ngồi bắt chéo chân.
  • Sử dụng nhiều rượu bia

5. Các biến chứng khác

Một số biến chứng sau thay khớp háng không phổ biến khác bao gồm:

  • Độ dài hai chân không bằng nhau sau phẫu thuật.
  • Xuất hiện các phản ứng dị ứng.
  • Các mảnh vỡ trong tủy xương có thể xâm nhập vào tế bào máu. Theo lưu lượng máu xâm nhập vào phổi và gây ra các vấn đề hô hấp nghiêm trọng.
  • Dây thần kinh ở hông có thể bị tổn thương, sưng to hoặc gây tê liệt hông, mông, chân.
  • Nhiễm ion kim loại có trong khớp nhân tạo.
  • Khớp háng nhân tạo hoặc các vùng lân cận có thể bị nới lỏng, vỡ ra hoặc nhiễm trùng.

Đến bệnh viện nếu bạn nhận thấy dấu hiệu biến chứng sau thay khớp háng. Ngoài ra, trao đổi với bác sĩ khi các thay đổi khớp làm bạn lo lắng, căng thẳng.

Biện pháp phòng ngừa biến chứng sau thay khớp háng

Mặc dù không thể ngăn chặn tất cả rủi ro và biến chứng sau thay khớp háng. Tuy nhiên, có một vài biện pháp đơn giản mà người bệnh có thể thực hiện để giảm thiểu các rủi ro.

Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật khớp háng
Thực hiện các bài tập phục hồi khớp háng để ngăn ngừa các biến chứng

Lưu ý sau khi phẫu thuật thay khớp háng:

  • Hạn chế leo cầu thang hoặc leo cầu thang chậm rãi, cẩn thận.
  • Ngồi trên một mặt phẳng vững chắc và giữ cho cột sống, lưng luôn thẳng. Không nên khom hoặc cong lưng.
  • Loại bỏ tất cả các nguy cơ có thể gây té ngã. Ngoài ra, người bệnh nên cẩn thận khi di chuyển. Ngã hoặc va chạm có thể làm trật khớp háng.
  • Sử dụng ghế vệ sinh chuyên dụng để tránh cong lưng và tạo áp lực lên hông khi đi vệ sinh.
  • Không đùa giỡn quá mức với thú cưng cũng như không thực hiện các động tác thể dục thể thao tiêu tốn nhiều thể lực.
  • Cẩn thận khi lái xe, hoạt động tình dục và tập thể hình.
  • Tắm bằng vòi hoa sen hoặc ngồi trên ghế cao có tay vịn khi tắm. Không tắm bồn hoặc ngồi xổm để tắm.
  • Trong sinh hoạt hằng ngày hãy cố gắng sử dụng tư thế đúng đắn nhất. Không được gấp khớp háng quá 90 độ hoặc cúi người quá sâu. Sử dụng vật dụng có tay cầm dài để hỗ trợ sinh hoạt.
  • Luyện tập vật lý trị liệu để phục hồi cơ mông, khớp háng. Trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ vật lý triệu liệu trước khi tiến hành luyện tập.

Phẫu thuật thay khớp háng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống nhưng cũng mang lại một số rủi ro nhất định. Do đó, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều và chú ý thận trọng khi di chuyển để tăng độ bền của khớp háng. Trao đổi với bác sĩ điều trị nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào có liên quan.

Tham khảo thêm: Cách phục hồi chức năng sau thay khớp háng

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 14:04 - 24/04/2023 - Cập nhật lúc: 15:44 - 25/04/2023
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
5 địa chỉ thay khớp háng tốt nhất hiện nay ở Việt Nam

Thay khớp háng là một ca phẫu thuật khó, cần có sự chính xác cao nên rất ít cơ sở…

Các biến chứng sau thay khớp háng có thể gặp và phòng ngừa

Mặc dù 90% các trường hợp thay khớp háng đều thành công nhưng tình trạng biến chứng sau thay khớp…

Bình luận (1)

  1. Tạ Thư
    Tạ Thư says: Trả lời

    Xin nhờ bác sĩ tư vấn giúp ạ ! mẹ em năm nay đã 70 tuổi thay khớp hán năm 65 tuổi do bị tai nạn gãy cổ xương đùi nên phải thai khớp hán . Nay đã được 5 năm bây giờ phát hiện là bị xút con ốc bây giờ mình phải điều trị như thế nào ạ ? xin nhờ bác sĩ tư vấn giúp ạ !

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Y học cổ truyền Việt Nam vừa có bước tiến mới khi nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc đặc trị thoái hóa khớp từ nền tảng nhiều bài thuốc cổ phương. Bài thuốc giúp điều trị thoát hóa khớp hiệu quả, phục hồi và tái tạo sụn khớp chuyên sâu.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua