Bà bầu bị đau khớp háng do đâu? Mang thai cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bà bầu bị đau khớp háng do nhiều nguyên nhân khác nhau như tăng cân quá mức trong thai kỳ, chấn thương, ít vận động. Đôi khi, hiện tượng đau khớp háng khi mang thai còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý xảy ra ở khớp háng. Chính vì vậy, nếu cơn đau tại khớp kéo dài mà không rõ lý do, mẹ bầu nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, giúp đảm bảo sức khỏe cho thai kỳ.

Bà bầu bị đau khớp háng do đâu?

Chứng đau khớp háng ở bà bầu có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Bao gồm:

1. Mẹ bầu bị đau khớp háng do các vấn đề trong thai kỳ

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều sự biến đổi về hormone, trọng lượng cơ thể,… Tất cả những vấn đề này đều có thể thúc đẩy sự khởi phát của những cơn đau và nhiều vấn đề khác ở khớp háng.

Bà bầu bị đau khớp háng
Sự thay đổi hormone và trọng lượng cơ thể là nguyên nhân khiến cho nhiều bà bầu bị đau khớp háng

  • Thay đổi hormone: Lượng hormone relaxin thường được sản xuất nhiều hơn trong thai kỳ, đặc biệt là trong những tháng cuối. Loại hormone này có thể gây giãn và làm mềm các cơ cũng như hệ thống dây chằng có chức năng nâng đỡ, kết nối khớp. Mặc dù điều này có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dạ nhưng cũng đồng thời khiến cho khớp háng trở nên lỏng lẻo, dễ bị tổn thương, đau nhức. Cơn đau chủ yếu tập trung tại khớp háng và khu vực xương chậu, đôi khi còn lan rộng đến cả vùng thắt lưng.
  • Tăng nhiều cân: Trọng lượng cơ thể của bà bầu thường có khuynh hướng gia tăng mạnh từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Trung bình, mỗi tháng chị em có thể tăng từ 1,5 – 2kg. Tuy nhiên, nếu bị tăng cân quá mức, chị em không chỉ phải đối mặt với nguy cơ bị rạn da, khó lấy lại vóc dáng sau sinh mà còn làm tăng áp lực cho khớp. Đây chính là một trong những nguyên nhân đau khớp háng và xương mu khi mang thai thường gặp.
  • Áp lực từ tử cung: Cùng với sự phát triển và gia tăng cân nặng của thai nhi, tử cung sẽ ngày càng giãn nở to hơn. Điều này đồng nghĩa với việc khớp háng cũng chịu nhiều sức ép hơn. Triệu chứng đau khớp háng ở bà bầu cũng xuất hiện từ đây.
  • Sự chuyển động của em bé trong bụng: Thông thường, từ tuần thứ 20 của thai kỳ, em bé sẽ bắt đầu có những cử động đầu tiên ở trong bụng mẹ được gọi là thai máy. Sự thay đổi vị trí, hoạt động xoay người hay đá chân của bé đều có thể gây áp lực cho hệ thống dây thần kinh ở khung chậu và khiến cho bà bầu bị đau khớp háng. Cơn đau có thể rõ ràng hơn khi thai nhi di chuyển xuống đáy tử cung.

2. Bị đau khớp háng khi mang thai do bệnh lý

Đôi khi, hiện tượng đau khớp háng còn là dấu hiệu ban đầu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe bà bầu đang gặp phải. Bao gồm:

Thoái hóa khớp gối gây đau nhức, khó đi lại? Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang phối chế hơn 50 vị thuốc tái tạo và phục hồi sụn khớp KHÔNG CÒN nỗi đau nhức do thoái hóa xương khớp. [Tìm hiểu ngay]
  • Giãn tĩnh mạch: Thể tích máu thường tăng mạnh khi mang thai và tập trung nhiều ở vùng xương chậu và chi dưới. Điều này có thể khiến cho các tĩnh mạch ở khu vực này bị giãn nở dẫn đến cảm giác đau nhức quanh khớp háng hoặc đau dưới chân.
  • Loãng xương: Bệnh loãng xương thường gặp ở người già nhưng cũng có khi xảy ra ở phụ nữ trẻ tuổi, nhất là những người đã trải qua sinh nở nhiều lần. Căn bệnh này có thể khiến mẹ bầu bị đau khớp háng và xương mu khi mang thai. Ngoài ra, cảm giác đau nhức khó chịu trong xương cũng thường xuyên xảy ra.
  • Thoái hóa khớp háng: Căn bệnh này xảy ra khi có sự ăn mòn của các mô sụn làm nhiệm vụ giảm ma sát giữa các đầu xương trong ở khớp. Do vậy, khi vận động các đầu xương sẽ cọ mạnh vào nhau dẫn đến đau khớp háng. Kèm theo đó là nhiều triệu chứng khó chịu khác như cứng khớp vào buổi sáng, đi lại khó khăn, phạm vi mở rộng của chân bị hạn chế… Bà bầu có thể bị đau khớp háng bên trái khi mang thai nếu tình trạng thoái hóa xảy ra ở khớp bên trái và ngược lại.
  • Viêm khớp háng: Căn bệnh này có thể khiến cho khớp háng của mẹ bầu bị sưng đỏ, nóng và đau nhức. Trường hợp bị viêm khớp dạng thấp, cả hai bên khớp háng có thể bị ảnh hưởng.

3. Đau khớp háng ở bà bầu do các nguyên nhân khác

Bên cạnh yếu tố bệnh lý và các vấn đề xảy ra trong thai kỳ, chứng đau khớp háng ở bà bầu còn xảy ra do một số nguyên nhân khác như:

  • Chấn thương ở khớp háng do té ngã hoặc gặp tai nạn
  • Nằm ngủ hoặc vận động sai tư thế khiến cho lớp sụn khớp háng bị tổn thương, hư hại dẫn đến đau.
  • Ít vận động, nằm, đứng hoặc ngồi quá nhiều khi mang thai gây ứ trệ khí huyết và khiến cho bà bầu bị đau khớp háng.
  • Lao động nặng nhọc, đi lại nhiều cũng gây cũng khiến cho bà bầu bị đau khớp háng khi mang thai.
  • Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ khiến cơ thể bị thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ, đặc biệt là canxi hay magie. Hậu quả là mẹ bầu bị đau khớp háng và có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề khác như đau dây thần kinh tọa, chuột rút cơ bắp, loãng xương…

Triệu chứng đau khớp háng ở bà bầu

Mẹ bầu bị đau khớp háng thường có các dấu hiệu dưới đây:

  • Khớp háng xuất hiện các cơn đau nhức âm ỉ, đau nhói hoặc đau dữ dội
  • Cảm giác đau có thể thoáng qua, đau từng cơn ngắt quãng hoặc đau suốt cả ngày 
  • Trong một số trường hợp, cơn đau từ khớp háng còn lang sang cả mông hoặc lan xuống đùi và bàn chân
  • Đi lại, vận động khớp háng khó khăn. Nhiều bà bầu bị đau khớp háng nên dáng đi khập khiễng, phải chống nạng hoặc không thể thực hiện các cử động thông thường như đá chân, xoay chân, cúi người…
  • Cảm giác tê bì ở bên hông có thể xuất hiện kèm theo tình trạng cứng khớp vào buổi sáng
  • Các triệu chứng khác có thể gặp: Sưng phù, nóng đỏ khớp háng, táo bón, hay mót tiểu, mất tự chủ trong hoạt động tiểu tiện, ợ nóng, sốt, đau đầu…
dấu hiệu bị đau khớp háng khi mang thai
Cơn đau khớp háng khi mang thai thường kèm theo tình trạng sưng và nóng đỏ tại khớp

Các triệu chứng xuất hiện và mức độ đau khớp háng khi mang thai có thể khác nhau ở mỗi bà bầu. Điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau hoặc tình trạng tổn thương trong khớp. Cơn đau khớp háng ở bà bầu thường có khuynh hướng tăng nặng hơn trong những tháng cuối của thai kỳ. 

Bà bầu bị đau khớp háng có nguy hiểm không?

Khớp háng là một trong những khớp lớn và quan trọng đối với cơ thể. Khớp này có chức năng chịu lực cho phần thân trên và điều khiển hoạt động ở chi dưới.

Những cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên trong thai kỳ không chỉ khiến cho các mẹ hoang mang, lo lắng mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh hoạt, đi lại, lao động. Đặc biệt, chứng đau khớp háng khi mang thai nếu xuất phát từ chấn thương hay bệnh lý thường có khuynh hướng kéo dài và nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng khác, thậm chí khiến cho bà bầu mất khả năng đi lại.

Chẩn đoán đau khớp háng ở bà bầu

Các kỹ thuật được thực hiện để chẩn đoán đau khớp háng khi mang thai chủ yếu nhằm mục đích xác định nguyên nhân gây đau và xem xét mức độ ảnh hưởng của cơn đau tới chức năng vận động của cơ thể.

  • Thăm khám lâm sàng: Quy trình chẩn đoán sẽ bắt đầu với việc trao đổi về các triệu chứng mẹ bầu đang gặp phải, tần suất đau, mức độ ảnh hưởng của cơn đau. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đưa ra một số câu hỏi liên quan đến thời điểm xuất hiện cơn đau khớp háng, tiền sử mắc bệnh, thói quen vận động,…
  • Kiểm tra thể chất: Bác sĩ có thể kiểm tra ngoài khớp để tìm kiếm các dấu hiệu liên quan đến cơn đau, chẳng hạn như sưng đỏ khớp, nóng khớp… Ngoài ra, chị em cũng được yêu cầu thực hiện một số động tác tại khớp háng để đánh giá chức năng vận động của khớp.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Nếu nghi ngờ chứng đau khớp háng ở bà bầu có liên quan đến các bệnh lý về xương khớp, bác sĩ có thể đề nghị chụp X-quang, CT scan hay MRI. Tuy nhiên những phương pháp này đều có thể gây hại cho thai nhi nên cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi thực hiện.
  • Xét nghiệm máu: Phân tích công thức máu có thể giúp phát hiện ra nguyên nhân gây đau khớp háng ở bà bầu do viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp nhiễm khuẩn, lao khớp háng…
  • Xét nghiệm dịch khớp: Bác sĩ sử dụng bơm tiêm chọc vào khớp háng bị đau của bà bầu để lấy mẫu dịch khớp đem đi làm xét nghiệm. Kết quả thu được cho phép xác định cơn đau xuất phát từ tình trạng chấn thương hay do bị viêm khớp háng.

Cách điều trị cho bà bầu bị đau khớp háng

Bị đau khớp háng khi mang thai phải làm sao để nhanh hết đau mà không gây hại cho thai nhi? Việc tìm ra cách giảm đau khớp háng an toàn là mối bận tâm chung của nhiều bà bầu.

Dưới đây là một số cách chữa đau khớp háng khi mang thai đang được áp dụng:

1. Dùng thuốc trị đau khớp háng khi mang thai

Paracetamol là một trong những loại thuốc được phép sử dụng trong điều trị đau khớp háng ở bầu bầu. Loại thuốc này có thể giúp xoa dịu cơn đau nhức khớp ở mức độ nhẹ đến trung bình và khá an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy vậy, chị em chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định và uống đúng liều lượng được hướng dẫn, tránh tự ý lạm dụng bừa bãi.

thuốc trị đau khớp háng ở bà bầu
Một số loại thuốc được cho phép sử dụng để điều trị cho mẹ bầu bị đau khớp háng

Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể được chỉ định để điều trị nguyên nhân gây đau và các triệu chứng khác đi kèm. Ví dụ như:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc kháng viêm không steroid
  • Thuốc chống thấp khớp…

Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ không tốt cho thai kỳ. Vì vậy, bà bầu cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

2. Liệu pháp TENS trị đau khớp háng ở bà bầu

Phương pháp này thường được áp dụng để giảm đau khớp háng khi mang thai. Khi điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng một xung điện nhẹ tác động trực tiếp lên các dây thần kinh, qua đó giảm đau đớn cho người bệnh. 

3. Cách làm giảm đau khớp háng khi mang thai tại nhà

Bà bầu bị đau khớp háng ở mức độ nhẹ thường được khuyến khích áp dụng các phương pháp giảm đau tự nhiên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi trước khi can thiệp bằng y khoa. Dưới đây là một số mẹo đang được áp dụng phổ biến trong dân gian:

  • Nghỉ ngơi: Mẹ bầu mới bị đau khớp háng cần chú ý nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động mạnh để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực lên khớp khiến cho khớp bị tổn thương nhiều hơn. Tuy nhiên, sau 1 – 2 ngày khi cơn đau đã thuyên giảm thì nên bắt đầu vận động, đi lại nhẹ nhàng để tránh hiện tượng teo cơ, cứng khớp, giúp máu được lưu thông tốt.
  • Tập thể dục: Một số bài tập thể dục có thể giúp giảm nhẹ cơn đau khớp háng khi mang thai. Chị em có thể đi bộ một quãng đường ngắn hoặc tập luyện ở tư thế ngồi dựa vào quả bóng để củng cố sức mạnh cho các dây chằng nằm trong khung chậu, qua đó làm giảm áp lực lên khớp háng và giúp khớp bớt đau nhức.
bài tập quả bóng chữa đau khớp háng bên trái khi mang thai
Các bài tập với quả bóng có thể giúp giảm đau khớp háng và xương mu khi mang thai
  • Chườm lạnh: Trường hợp bà bầu bị đau khớp háng do chấn thương hoặc do viêm khớp háng, chị em có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh để tạm thời giảm đau và chống sưng khớp. Mỗi ngày, hãy lấy bọc đá lạnh chườm vài lần lên khớp háng bị ảnh hưởng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Tắm nước ấm: Đây cũng là cách giảm đau khớp háng khi mang thai đơn giản. Việc tắm với nước ấm có thể giúp thư giãn các cơ và dây thần kinh, giảm hiện tượng co cơ, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng khớp háng bị tổn thương. 
  • Dùng dụng cụ hỗ trợ: Mang nẹp cố định khớp háng có thể giúp tổn thương trong khớp nhanh lành hơn và hạn chế được các cơn đau cho bà bầu mỗi khi vận động. Trong những tháng cuối của thai kỳ, chị em cũng nên mang dây đai đỡ bụng để giảm áp lực cho cột sống, xương chậu cũng như các khớp ở chi dưới, qua đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đau khớp háng ở bà bầu hiệu quả.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Phụ nữ mang thai cần được ăn uống đầy đủ dưỡng chất để đảm cho sự phát triển của thai nhi và giảm nguy cơ bị đau khớp háng cũng như các vấn đề khác về xương khớp. Tăng cường các thực phẩm giàu canxi và magie trong chế độ ăn. Các thực phẩm có đặc tính giảm đau, chống viêm tự nhiên như gừng, nghệ, cá béo, rau xanh, quả mọng, hạt óc chó… cũng rất hữu ích cho chị em bị đau khớp háng khi mang thai. Hạn chế ăn nhiều chất béo, đồ ngọt bởi chúng có thể khiến cân nặng tăng mất kiểm soát – nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị đau khớp háng.
  • Dùng thuốc thảo dược: Những cách chữa đau khớp háng khi mang thai bằng thảo dược tự nhiên như ngải cứu, lá lốt, cây trinh nữ… cũng được mẹ bầu áp dụng để khắc phục cơn đau tại nhà thay thế cho thuốc tây. Chúng khá lành tính nhưng cần tham khảo ý kiến các thầy thuốc đông y hay bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện để được hướng dẫn cách sử dụng an toàn.

Để phòng ngừa bị đau khớp háng khi mang thai, bà bầu cần chú ý vận động đúng tư thế, tránh lao động nặng nhọc, cẩn thận hơn trong việc đi lại để không bị chấn thương, đồng thời có chế độ dinh dưỡng và vật động hợp lý để tăng cường sức mạnh cho khớp háng.

Có thể bạn chưa biết

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 11:19 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 17:20 - 06/02/2023
Chia sẻ:
5 địa chỉ thay khớp háng tốt nhất hiện nay ở Việt Nam

Thay khớp háng là một ca phẫu thuật khó, cần có sự chính xác cao nên rất ít cơ sở…

Bà bầu bị đau khớp háng do đâu? Mang thai cần biết

Bà bầu bị đau khớp háng do nhiều nguyên nhân khác nhau như tăng cân quá mức trong thai kỳ,…

Phục hồi chức năng sau thay khớp háng & chăm sóc cho bệnh nhân

Phẫu thuật khớp háng có thể giúp người bệnh giảm đau và hỗ trợ các chức năng vận động. Tuy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua