Bị viêm cổ tử cung có mang thai được không? Cần lưu ý gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Viêm cổ tử cung là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của người phụ nữ. Nếu như không điều trị sớm, viêm cổ tử cung có thể biến chứng thành nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Bị viêm cổ tử cung có mang thai được không?
Hình ảnh viêm cổ tử cung từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng

Bị viêm cổ tử cung là bệnh gì?

Cổ tử cung là một  rất quan trọng trong hệ thống sinh sản của nữ giới. Cổ tử cung nằm ở giữa tử cung và âm đạo và giữ nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan nằm phía trong tử cung, như buồng trứng, ống dẫn trứng, thành tử cung khỏi sự tấn công của các tác nhân gây viêm như nấm, vi khuẩn. Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn, hoặc nấm, vi trùng gây ra. Khi cổ tử cung bị bệnh, nó sẽ tác động trực tiếp đến các cơ quan khác ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh lý và khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Dấu hiệu viêm cổ tử cung thay đổi theo từng nguyên nhân gây bệnh, với nhiễm nấm sẽ có biểu hiện khác và nhiễm khuẩn có biểu hiện khác. Nhìn chung những dấu hiệu của viêm cổ tử cung đặc trưng gồm có:

  • Khí hư ra nhiều và có màu sắc bất thường như trắng đục, vàng, xanh…
  • Khí hư có thể có lẫn máu, có mùi hôi khó chịu, có chất vón cục.
  • Vùng kín bị ngứa ngáy, nóng rát, bề mặt vùng kín sưng tấy.
  • Có cảm giác nóng rát vùng kín khi đi vệ sinh, ngứa ngáy liên tục .
  • Cảm giác đau và chảy máu khi quan hệ tình dục, xuất huyết âm đạo bất thường.
  • Đau tức vùng bụng dưới, buồn tiểu thường xuyên, tiểu rắt.

Phụ nữ bị viêm cổ tử cung có mang thai được không?

Bị viêm cổ tử cung có mang thai được không?
Viêm cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong quá trình mang thai

Độ tuổi thường mắc bệnh viêm cổ tử cung nhất là từ 25 – 40 tuổi. Đây là độ tuổi sinh đẻ khỏe mạnh của nữ giới. Do đó thắc mắc chung của đa số chị em đang mắc phải căn bệnh này là bị viêm cổ tử cung có mang thai được không. Vấn đề này đã được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp như sau:

Trước tiên cần hiểu, viêm cổ tử cung không phải căn bệnh. Đây là tình trạng viêm nhiễm tử cung mà đa số phụ nữ đều mắc phải nếu không điều trị viêm nhiễm phụ khoa triệt để. Do đó, nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm cổ tử cung và được chữa trị dứt điểm, hoặc viêm cổ tử cung mức độ nhẹ thì sẽ không ảnh hưởng lớn tới việc mang thai. Tuy nhiên cần đảm bảo sau khi điều trị viêm cổ tử cung, thời gian hồi phục cho đến khi bạn được phép mang thai tối thiểu là 2 – 3 tháng. Thời gian này để đảm bảo tử cung của bạn sẽ không bị tổn thương hoặc tái bệnh trong khi mang thai.

Đối với những người đã có tiền sử mắc bệnh, lời khuyên của bác sĩ đưa ra rằng bạn nên chắc chắn việc mang thai không chịu ảnh hưởng xấu từ viêm cổ tử cung bằng cách thăm khám tiền hôn nhân. Nguyên nhân là vì khi mang thai, độ pH của âm đạo sẽ mất ổn định, sức đề kháng yếu hơn, cộng với quá trình sinh nở (sinh tự nhiên) có thể tạo điều kiện thuận lợi để bệnh tái phát. 

Đối với người mắc bệnh viêm cổ tử cung mãn tính thì khả năng thụ thai hiếm khi thành công. Hơn nữa, nếu như mang thai trong khi bị viêm cổ tử cung thì người mẹ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như động thai, sảy thai, thai lưu, sinh non…. Vì thế nhóm phụ nữ bị viêm cổ tử cung mãn tính thường có tỷ lệ hiếm muộn – vô sinh khá cao. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp thai nghén bình thường. Khả năng mang thai khi mắc phải căn bệnh này còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như tuổi, thể trạng, mức độ bệnh, cách điều trị bệnh,…

Do đó để đảm bảo quá trình mang thai diễn ra thuận lợi, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con thì người mẹ nên điều trị khỏi bệnh hoàn toàn trước khi có kế hoạch mang thai. Nếu như trường hợp người mẹ mang thai và mắc viêm cổ tử cung cần chủ động thăm khám ngay để có phương án điều trị nhanh chóng.

Viêm cổ tử cung ảnh hưởng đến quá trình thụ thai như thế nào?

Bị viêm cổ tử cung có mang thai được không?
Khi bị viêm cổ tử cung, khí hư ra nhiều gây cản trở vận động của tinh trùng vào tử cung tìm gặp trứng

Như đã đề cập, tỷ lệ phụ nữ bị hiếm muộn – vô sinh do viêm cổ tử cung là rất cao, đặc biệt phổ biến ở những chị em viêm cổ tử cung mãn tính. Các bác sĩ đã chỉ ra rằng sở dĩ nữ giới mắc bệnh viêm cổ tử cung khó có thể mang thai là bởi một số lý do. Khi bị cổ tử cung bị viêm nhiễm, tại âm đạo thường ra nhiều khí hư, lượng khí hư này có mùi hôi khó chịu  và chúng được tiết ra với số lượng dày đặc. Tình trạng khí hư ra nhiều ngăn cản quá trình di chuyển của tinh trùng và cản trở quá trình thụ thai. Đây là nguyên nhân chính gây khó thụ thai ở người mắc bệnh viêm cổ tử cung.

Sự tăng tiết dịch nhầy ở âm đạo cũng làm thay đổi môi trường pH tại đây. Trong khi tinh trùng di chuyển nhanh hơn trong môi trường kiềm tính thì khí hư lại làm tăng tính axit cho âm đạo.  Khiến tinh trùng di chuyển khó khăn và ảnh hưởng tới thời gian sống của tinh trùng, từ đó có thể làm giảm khả năng thụ thai. Vì thế mặc dù tinh trùng có thể tiếp cận sâu vào âm đạo nhưng khi tinh trùng yếu thì hợp tử khó có cơ hội hình thành.

Trong những trường hợp hiếm gặp hơn, khi hợp tử đã được hình thành sau khi thụ tinh. Các vi khuẩn, nấm gây viêm cổ tử cung có thể xâm nhập vào tử cung. Từ đó khiến phôi thai bị nhiễm trùng và gây ra tình trạng sảy thai, sinh non mà chính người mẹ cũng không nhận ra, do lúc này thai còn rất bé.  Ngoài ra viêm cổ tử cung cũng làm giảm độ đàn hồi của tử cung ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi trong 3 tháng đầu.

Viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Thông thường nữ giới cũng rất dễ bị mắc bệnh viêm cổ tử cung nếu như không chú ý tới chăm sóc sức khỏe sinh sản. Mặc dù theo lời khuyên của các chuyên gia, người mẹ nên điều trị bệnh viêm cổ tử cung dứt điểm trước khi mang thai, những vẫn có những trường hợp mang thai ngoài ý muốn.  Lúc ngày người mẹ và thai nhi sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, như:

  • Viêm cổ tử cung gây đau rát, nóng, buốt vùng kín khiến sức khỏe của người mẹ bị giảm sút, tinh thần bị ảnh hưởng.
  • Khi mắc bệnh sẽ khiến người mẹ luôn cảm thấy bất an, lo lắng dẫn đến mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi,… từ đó sẽ gây ra ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Phần dịch và khí hư ra nhiều, tạo điều kiện gây viêm nhiễm phụ khoa như viêm vùng chậu, viêm phần phụ, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… các căn bệnh này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
  • Nếu như mức độ viêm cổ tử cung ở bà bầu ở giai đoạn nặng nếu không chữa trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ rỉ ối, gây ra hiện tượng nhiễm trùng ối; sinh non, nguy hiểm hơn là sảy thai, lưu thai,…
  • Nếu như các vi khuẩn xâm nhập ngược dòng làm dị tật thai nhi, nhiễm trùng rất nguy hiểm,  trẻ sinh ra sẽ dễ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng, còi xương, sức đề kháng bị suy giảm..
  • Nếu như người mẹ không điều trị khỏi bệnh mà vẫn còn tồn tại vi khuẩn trong cổ tử cung, khi trẻ sinh thường rất dễ mắc phải các bệnh lý về da, mắt, đường hô hấp,…

Viêm cổ tử cung khi mang thai 3 tháng đầu nên xử lý thế nào?

Viêm cổ tử cung mang thai được không
Phụ nữ mang thai bị viêm cổ tử cung cần nhận được theo dõi của bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp

Nếu như người mẹ mang thai ngoài ý muốn trong khi chưa điều trị khỏi bệnh viêm cổ tử cung, cần đặc biệt lưu ý chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn 3 tháng đầu. Hầu hết những trường hợp người mẹ bị viêm cổ tử cung sẽ được điều trị bước đầu bằng thuốc kháng sinh đường uống kết hợp sử dụng thuốc đặt âm đạo để triệt tiêu tế bào viêm nhiễm. Trong khí đó các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh vì nhóm thuốc này dễ gây ra dị tật cho thai nhi.

Người mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc áp dụng bất cứ phương pháp nào để chữa trị bệnh nếu như chưa nhận được chỉ định của bác sĩ. Trong những trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc điều trị viêm cổ tử cung trong khi mang thai, người mẹ sẽ được kê đơn thuốc lành tính nhất, không có dụng phụ đến nhau thai. Sử dụng thuốc tự ý không chỉ ảnh hưởng đến thai mà dùng thuốc sai cách, sai thuốc dẫn đến các vi khuẩn nhờn thuốc khiến bệnh viêm cổ tử cung không được chữa khỏi.

Đối với một số trường hợp, viêm nhiễm ở mức nhẹ thì người mẹ vẫn có thể tiếp tục thai kỳ và điều trị bệnh sau khi em bé chào đời.  Trong quá trình mang thai, người mẹ sẽ được theo dõi kỹ càng mức độ lan rộng của tình trạng viêm cổ tử cung, đồng thời hướng dẫn người mẹ những cần thiết để ngăn ngừa bệnh không tiến triển thêm như là cách vệ sinh vùng kín và những lưu ý trong chuyện tình dục…

Hy vọng bài viết trên phần nào đã giúp bạn đọc hiểu được vấn đề bị viêm cổ tử cung có mang thai được không. Để có những quyết định đúng đắn, đảm bảo sức khỏe sinh sản thì người bệnh nên thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn. Từ đó, bạn có thể chủ động hơn trong việc thăm khám và chữa trị bệnh.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng 08:45 - 27/06/2023 - Cập nhật lúc: 17:08 - 10/10/2023
Chia sẻ:
Viêm âm đạo thường xuyên tái phát, tự ti, mặc cảm trong chuyện ‘chăn gối’. Thế nhưng, cô giáo trẻ Hà Thành cuối cùng cũng tìm ra giải pháp loại bỏ căn bệnh khủng khiếp này.
Các bài thuốc điều trị viêm cổ tử cung bằng Đông y Các bài thuốc điều trị viêm cổ tử cung bằng Đông y – HIỆU NGHIỆM

Viêm cổ tử cung là căn bệnh thường gặp ở nữ giới và bệnh rất hay tái phát khi không…

viêm cổ tử cung khi mang thai Viêm cổ tử cung khi mang thai nguy hiểm không? Cách xử lý

Viêm cổ tử cung khi mang thai là hiện trạng bệnh lý mà mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng.…

Các phương pháp điều trị viêm cổ tử cung tốt nhất 2023

Bệnh viêm cổ tử cung có thể kéo dài dai dẳng và gây ra nhiều biến chứng nếu không được…

Diệp Phụ Khang Có Trị Dứt Điểm Viêm Lộ Tuyến Không? Bao Nhiêu? Diệp Phụ Khang Có Trị Được Dứt Điểm Viêm Lộ Tuyến Không? Giá Bao Nhiêu?

Diệp Phụ Khang đặc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung được nhiều chị em trên cả nước “săn đón”…

Viêm cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi? Viêm cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Bệnh viêm cổ tử cung là một trong những bệnh lý ở tử cung phổ biến nhất ở nữ giới.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua