Bị tiêu chảy bất thường có phải dấu hiệu mang thai?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Tiêu chảy là một biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu, nhiều thông tin cho rằng đây là dấu hiệu nhận biết phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu. Vậy tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không, bài viết thông tin cụ thể về vấn đề này.

Bị tiêu chảy bất thường có phải dấu hiệu mang thai?
Bị tiêu chảy bất thường là dấu hiệu nhận biết mang thai tương đối chính xác ở một số chị em

Tiêu chảy không phải là một biểu hiện nguy hiểm, tình trạng này chỉ xảy ra trong thời gian tạm thời. Tuy nhiên có những trường hợp, đây có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó ở đườn tiêu hóa, hoặc là dấu hiệu mang thai sớm mà bạn có thể vô tình bỏ qua.

Bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không?

Theo các chuyên gia sinh sản, tiêu chảy la dấu hiệu mang thai ban đầu, đồng thời điều này cũng sẽ xảy ra xuyên suốt quá trình mang thai của người mẹ. Mặc dù không ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe nhưng đa  số các mẹ đều sẽ gặp phải các hó chịu vô cùng.  Tiêu chảy khi mag thai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, phần lớn nguyên nhân do nội tiết tố hoặc do những áp lực của thai nhi đè nặng lên đường ruột.

Trong thai kỳ, do chế độ ăn uống của người mẹ thay đổi đột ngột, điều này khiến hệ tiêu hóa không kịp thích nghi, từ đó dẫn đến hiện tượng tiêu chảy xảy ra trong thời gian nhất định. Những tháng đầu của thai kỳ là thời gian nhạy cảm, chỉ cần ăn thực phẩm không vệ sinh cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa nhiều ngày. Ngoài ra nhiều chị em mới mang thai có chiều hướng ăn uống vô tội vạ, thèm gì ăn nấy, điều này vô tình gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy nhiều ngày.

Tiêu chảy cũng xảy ra ở những chị em bổ sung vitamin quá mức trong thời gian chuẩn bị mang thai. Điều này dễ gây ra hiện tượng tiêu chảy, để tránh xảy ra hiện tượng này thì bạn nên xây dựng bữa ăn và thực đơn dinh dưỡng đầy đủ, và dung các loại viên uống bổ sung vừa đủ đáp ứng nhu cầu của thai kỳ. Hormone nội tiết cũng càng là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy khi mang thai thời kỳ đầu.

Bị tiêu chảy bất thường có phải dấu hiệu mang thai?
Sử dụng que thử thai là cách đơn giản và chính xác nhất để biết kết quả mang thai hoặc không

Ở từng người mà biểu hiện đi ngoài có thể khác nhau khi mới có thai. Thông thường, biểu hiện có thai thường được nhiều chị em trông đợi nhất là cảm giác buồn nôn, kèm theo tình trạng đi tiểu nhiều lần. Áp lực từ sự phát triển của phôi thai ảnh hưởng đến bàng quang, điều này khiến người phụ nữ đi tiểu thường xuyên hơn. Ngoài ra khi mới mang thai thì cơ thể cũng tăng tiết hormone human chorionic gonadotropin (hCG) – hormone kích thích các hoạt động bài tiết trong thai kỳ.

Nhận biết dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khi mới mang thai

Tiêu chảy khi mang thai là một trong những triệu chứng của tình trạng rối loạn tiêu hóa. Kèm theo đó thai phụ cũng có thể khó chịu vì những biểu hiện kèm theo như buồn nôn, đau bụng, đột ngột thèm ăn hoặc chán ăn. Đối phó với những biểu hiện này, chị em nên lưu ý những điều sau:

Đối với tình trạng buồn nôn

Nôn và buồn nôn là những biểu hiện của ốm nghén trong những tháng đầu thai kỳ, đồng thời đây cũng là dấu hiệu cho thấy người mẹ bị rối loạn tiêu hóa nếu như có triệu chứng tiêu chảy kèm theo. Tình trạng này thường diễn ra trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ và trong những tháng cuối. Do trong các khoảng thời gian này, hệ tiêu hóa của chị em không làm việc hiệu quả nên bạn chỉ nên ăn từng bữa nhỏ. Bằng cách này sẽ giúp bạn không bị buồn nôn khi dung bữa.

Thèm ăn hoặc chán ăn đột ngột

Bị tiêu chảy bất thường có phải dấu hiệu mang thai?
Sự xuất hiện của thai nhi có thể tạo ra rất nhiều thay đổi trên cơ thể người mẹ

Tình trạng thèm ăn hoặc chán ăn đột ngột là một trong những biểu hiện của người mới mang thai. Tuy nhiên chính vì tình trạng thèm ăn và ăn quá mức một loại thực phẩm nào đó có thể khiến dạ dày của bạn làm việc kém, từ đó gây ra hiện tượng đau bụng, đầy bụng và tiêu chảy. Có một số loại thực phẩm có thể gây đầy bụng mà dù thèm bạn cũng không nên ăn nhiều, như thức ăn dầu mỡ hay các loại trái cây chua. Bữa ăn hang ngày cần đảm bảo sự cân bằng về dinh dưỡng để bạn không bị thiếu hụt bất kỳ dưỡng chất nào.

Tình trạng ợ nóng

Biểu hiện ợ nóng cũng là một trong những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp khi mới mang thai. Bạn không nên dung các loại thực phẩm chua, đồ đóng hộp khi bụng đói, khẩu phần ăn mỗi bữa cần ăn ít nhưng ăn đều. Đồng thời người bệnh nên tránh xa các loại thực phẩm có tính axit cao, không nên uống bia rượu, cafe, chè xanh, các loại gia vị cay….

Tiêu hóa chậm

Tương tự như tiêu chảy thì tình trạng tiêu hóa chậm cũng cho thấy những vấn đề bất ổn ở đường ruột. Để ngăn chặn kịp thời tình trạng này, bạn nên lưu ý tiêu thụđầy đủ các loại rau xanh và trái cây tươi, đặc biệt là những thực phẩm có tính nhuận tràng như đu đủ, khoai lang, táo và mận khô. Đồng thời không được quên việc uống đủ nước, bao gồm nước lọc, nước trái cây và các loại nước canh, soup hang ngày.

 Rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy đều là những biểu hiện thường gặp khi mang thai. Tất cả các vấn đề này thường liên quan đến ăn uống, nội tiết của người bệnh. Chính vì thế khi mới mang thai bạn cần lưu ý, tránh để hiện tượng trên xảy ra sẽ khiến cơ thể khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

Tiêu chảy khi mới mang thai có nguy hiểm không?

 Bị tiêu chảy bất thường có phải dấu hiệu mang thai?
Tiêu chảy khi mới mang thai sẽ gây mất nước và khiến sức khỏe người mẹ bị ảnh hưởng không nhỏ

Bên cạnh vấn đề bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai hay không, nhiều chị em quan tâm đến việc mới mang thai bị tiêu chảy có nguy hiểm không. Thực tế tình trạng này thường có tiển triển kéo dài trong vòng 7 là tối đa, nếu kéo dài hơn thời gian này sẽ cảnh báo nhiều mối nguy hiểm nhất định.

Đặc biệt là nguy cơ mất nước xảy ra khi tình trạng tiêu chảy xảy ra liên tục, thiếu nước có thể ảnh hưởng đến lượng nước ối của thai nhi, đồng thời người mẹ cũng có nguy cơ mất cân bằng điện giải. Do trong 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ thường có sức đề kháng kém , vì thế tình trạng tiêu chảy cũng khiến người mẹ dễ bị mệt mỏi hơn bình thường và nguy hiểm hơn là thai nhi có khả năng bị suy dinh dưỡng, chậm phát  triển ở giai đoạn đầu.

Tình trạng đau bụng tiêu chảy là dấu hiệu mang thai nhưng cũng là hậu quả của chế độ ăn uống không lành mạnh. Cơ bản tình trạng này là thay đổi sinh lý hoàn toàn bình thường và sẽ nhanh biến mất theo thời gian. Mặc dù vậy người mẹ vẫn nên chủ động thăm khám nếu nhận thấy cơn đau xung quanh rốn, nếu như cơn đau bụng dữ dội và đi ngoài ra nước, mùi hôi tanh thì khả năng thai phụ đã ăn phải thức ăn nhiễm vi khuẩn.

Để tránh những ảnh hưởng từ tình trạng tiêu chảy khi mang thai, thai phụ không nên chủ quan mà nên theo dõi tại nhà trong 2 – 3 ngày đầu. Trong thời gian này nếu như bạn nhận thấy những biểu hiện kèm theo như sốt cao, đi ngoài ra máu, cơ thể suy nhược, da khô, xanh xa, cân nặng sụt nhanh thì nên thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa ngay. 

 Đau bụng khi mới mang thai phải làm sao?

Để phòng ngừa những nguy cơ từ tình trạng tiêu chảy khi mới mang thai, người mẹ cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học và tránh xa những thực phẩm, thức uống độc hại đối với hệ tiêu hóa. Một bữa ăn lành mạnh, đủ chất với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ giúp bạn dễ chịu hơn. Theo các chuyên gia sức khỏe, để đối phó với tình trạng tiêu chảy thì chị em nên tuân thủ những nguyên tắc sau: 

Không sử dụng thuốc tự ý

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các lọai thuốc chữa đau bụng tiêu chảy. Các bác sĩ khuyến cáo người  phụ nữ đang mang thai không được sử dụng thuốc tây y, bởi nhiều loại thuốc có tính kháng sinh mạnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi thông qua nhau thai. Điều này đã được khuyến cáo vì nhiều trườn hợp tự ý dung thuốc sinh ra con dị tật hoặc chậm phát triển. 

Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ đi ngoài phân xanh , thường xảy ra ở những thai phụ lạm dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng.  Ngoài ra ở những người hay ăn rau xanh, do màu sắc của chất diệp lục mà chị em cũng có thể đi ngoài phân có màu xanh. Cần thận trọng trước các phản ứng phụ của thuốc cũng có thể biểu hiện qua màu sắc của phân, thuốc tây y tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi trong thai kỳ.

 Trị tiêu chảy bằng cách dân gian

Bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai?
Uống nước nhiều giúp cơ thể không bị mất cân bằng điện giải khi mang thai

Thay vì sử dụng thuốc tây, trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa tiêu chảy đơn giản và an toàn cho mẹ bầu. Nếu như tình trạng tiêu chảy đã kéo dài trên 2 ngày và không có dấu hiệu cải thiện thì thai phụ có thể áp dụng những cách sau để chữa chứng tiêu chảy:

  • Uống nước gạo rang: Sử dụng khoảng 1 nắm gạo trắng hoặc gạo lứt rang nóng, sau đó cho nước vào nấu đến khi hạt gạo bung nở thì lọc lấy nước uống. Uống nước gạo khi còn ấm nóng đem lại hiệu quả chữa táo bón rất tốt.
  • Uống nước ép cà rốt: Trong thành phần cà rốt có nhiều chất lợi cho đường ruột. Để chữa táo bón, bạn có thể dung 1 cốc nước cà rốt ép tươi mỗi ngày sau bữa ăn chính. Cùng với một ít mật ong sẽ giảm cơn cơn khó chịu ở bụng hiệu quả.
  • Dùng món lá mơ chiên chứng gà: Đây là món ăn dân gian thường được sử dụng để chữa chứng tiêu chảy. Món ăn này cũng rất bổ dưỡng và an toàn với bà bầu trong những tháng đầu.

Những cách chữa tiêu chảy khi mới mang thai kể trên được ứng dụng phổ biến trong dân gian. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo những kết quả an toàn cho mẹ và con.

Uống nhiều nước khi bị tiêu chảy

Phụ nữ mới mang thai khi bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa cần đảm bảo uống đủ nước. Điều này đảm bảo cho cơ thể được cung cấp đủ điều kiện để các cơ quan hoạt động bình thường. Trung bình mỗi ngày thai phụ nên uống khoản 2,5 – 3l nước. Ngoài nguồn nước lọc thông thường còn có thêm nươc trái cây, nước canh, thuốc bổ, sữa… Sau khi uống cơ thể mẹ bầu sẽ bài tiết nhiều hơn, và hệ tiêu hóa cũng được cân bằng tốt hơn, từ đó hạn chế được tình trạng tiêu chảy xảy ra.

Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ là thực phẩm rất cần thiết trong những tháng đầu của thai kỳ. trung bình lượng chất xơ có trong khẩu phần ăn hang ngày của thai phụ là 25 – 30g. Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả, trái cây, các loại hạt lanh, ngũ cốc nói chung. Chất xơ vầ vitamin, khoáng chất thường nằm chung trong một loại thực phẩm, vì thế khi tăng cường nhóm thực phẩm này cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn được khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Chia nhỏ các bữa ăn

Chia nhỏ khẩu phần ăn thành từng bữa nhỏ trong ngày có thể giúp hệ tiêu hóa của chị em vận hành tốt. Điều này đã được các chuyên gia sinh sản khuyến khích bởi bằng cách này thai phụ sẽ hạn chế được nguy cơ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hay táo bón xảy ra. Thay vì mỗi ngày dùng 3 bữa chính lớn, thai phụ nên chia bữa ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ. Trong mỗi khẩu phần có đủ các nhóm chất, bằng cách này người mẹ cũng hạn chế được tình trạng ốm nghén, đầy hơi và ợ nóng xảy ra.

Vận động đúng cách

Rối loạn tiêu hóa nói chung và tiêu chảy nói riêng chịu ảnh hưởng bởi kế hoạch luyện tập của chị em phụ nữ. Thông thường khi bị tiêu chảy, chị em nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh để cơ thể mất sức do khi vận động sẽ đổ mồ hôi và khiến cơ thể mất nước. Ngoài ra, việc đi lại và tập các bài thể dục nhẹ cũng sẽ hỗ trợ đường ruột của bạn lấy lại trạng thái cân bằng.

Một số bài tập rèn luyện thể thao tốt cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi như đi bộ, yoga được khuyến khích. Thay vì tập luyện với tần suất cao sẽ khiến thai phụ mất năng lượng nhanh hơn. 

tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không?
Các loại rau xanh và trái cây, ngũ cốc cần thiết có mặt trong chế độ ăn uống của phụ nữ mới có thai

Hi vọng với những thông tin trong bài viết, bạn đọc phần nào có thể hiểu rõ vấn đề khi bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không. Đây cũng có thể là dấu hiệu hệ tiêu hóa của bạn đang bị bệnh do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, vi trùng đường ruột, hoặc do bạn đang bị ngộ độc thực phẩm… Ngoài ra tiêu chảy cũng là dấu hiệu cơ bản của hội chứng ruột kích thích. Để nhận định đúng nguyên nhân và có thể kịp thời can thiệp phù hợp, bạn nên thăm khám và siêu âm sớm để được chẩn đoán rõ nguyên nhân.

Bài viết liên quan:

 

Ngày đăng 16:41 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 23:19 - 05/06/2023
Chia sẻ:
Mẹ bầu bị nghẹt mũi kéo dài và kèm các triệu chứng khác có thể ảnh hưởng đến thai nhi Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu bị nghẹt mũi - tình trạng tưởng bình thường nhưng nếu kéo dài có thể ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Cá biệt có trường hợp còn…
bụng dưới to có phải có thai không Bụng dưới to có phải có thai không? Cách nhận biết

Bụng dưới đột nhiên lớn bất thường là dấu hiệu khiến nhiều chị em lo lắng mang thai. Tuy nhiên…

Bà bầu nên ăn hoa quả gì trong 3 tháng đầu, giữa, cuối? Bà bầu nên ăn hoa quả gì trong 3 tháng đầu, giữa, cuối?

Các loại hoa quả, trái cây luôn cần thiết có mặt trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong…

Các dấu hiệu có kinh sau sinh - Mẹ nên biết trước Các dấu hiệu có kinh sau sinh – Mẹ nên biết trước

Sau khi sinh con, mọi hoạt động của cơ thể người mẹ cần một thời gian điều chỉnh để trở…

Hiện tượng mang thai giả là như thế nào? Mang thai giả là như thế nào? Dấu hiệu thường gặp

Mang thai giả là một hiện tượng số ít chị em gặp phải, nhất là trong giai đoạn đang đoạn…

đau tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai Đau tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không?

Muốn xác định đau tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không cần quan sát thêm các triệu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua