Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt? Cách thụt và lưu ý

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt? Thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh là biện pháp cuối nên thực hiện nếu tình trạng táo bón của trẻ quá nghiêm trọng. Việc lạm dụng thuốc thụt cho trẻ sơ sinh có thể gây những hệ luỵ khó lường như bỏng rát và viêm hậu môn, trẻ mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên…

Cách giải quyết ban đầu khi trẻ có triệu chứng táo bón là thay đổi chế độ dinh dưỡng, hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian lành tính. Nếu trẻ vẫn còn khó khăn với việc đi vệ sinh thì việc dùng thuốc thụt cho trẻ sơ sinh nên được áp dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không? 

Phương pháp thụt hậu môn là một cách đặt thuốc hoặc bơm thuốc qua đường hậu môn để hỗ trợ làm mềm lượng phân tắc nghẽn trong đường ruột của bé. Thông thường có 3 loại thuốc thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh  được dùng là thuốc có chứa dầu khoáng (thành phần paraphin), thuốc có chứa phốt phát và thuốc chứa hàm lượng muối cao. Trong đó, các loại thuốc có chứa phốt phát có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi, vì vậy cha mẹ nên cân nhắc trước khi sử dụng cho bé.

Nhiều phụ huynh thắc mắc về việc trẻ sơ sinh thụt hậu môn nhiều có sao không, câu trả lời là có. Hậu quả đầu tiên chính là nguy cơ tổn thương hậu môn và giảm độ co thắt tự nhiên ở hậu môn, đặc biệt đối với những trẻ từ 2 – 6 tuổi.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không
Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không là vấn đề khiến nhiều người mẹ thắc mắc

Sử dụng thuốc thụt cho trẻ sơ sinh  thường chỉ định với những bé trên 2 tuổi. Các bác sĩ chuyên ngành cũng đã đưa ra khuyến cáo đối với trẻ sơ sinh từ 0 – 24 tháng, phương pháp này chỉ nên áp dụng để điều trị táo bón tạm thời và không nên sử dụng lâu dài.

Về cơ bản những phương pháp điều trị táo bón của trẻ như thụt hậu môn nói chung, và sử dụng thuốc nói riêng vẫn cần được sự tư vấn chính xác của bác sĩ. Nếu phụ huynh không biết thao tác đúng cách, sử dụng thuốc thụt hậu môn có thể là “con dao hai lưỡi” ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của trẻ.

Không nên lạm dụng thuốc thụt hậu môn cho trẻ thường xuyên

Lạm dụng thuốc thụt cho trẻ sơ sinh thường xuyên cũng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm hậu môn ở trẻ. Nếu không tập cho trẻ đi vệ sinh bằng chính sức mình thì bé cũng mất dần phản xạ rặn và co thắt trực tràng tự nhiên, gây ra tình trạng đi phân són.

Mặc dù các bậc cha mẹ đều nóng lòng khi nhìn thấy vẻ mặt đau đớn của trẻ mỗi khi đi vệ sinh nhưng cũng cần có nhận thức đúng đắn khi có ý định dùng thuốc thụt táo bón cho trẻ sơ sinh. 

Thụt hậu môn cho bé an toàn và đúng cách

Khi cha mẹ nhận thấy trẻ không đi vệ sinh từ 5 – 7 ngày kèm theo biểu hiện chướng bụng và chán ăn thì có khả năng bé đã bị táo bón. Trước tiên cha mẹ nên thử áp dụng các cách dân gian để chữa táo bón cho trẻ tại nhà. Nếu như trẻ vẫn không đi vệ sinh được thì tháo thụt hậu môn bằng thuốc là lựa chọn cuối cùng cha mẹ cần thực hiện.  

Có nên thụt cho trẻ sơ sinh?
Thụt cho trẻ sơ sinh là phương pháp kích thích cho trẻ đi ngoài dễ dàng đem đến hiệu quả nhanh chóng

Chuẩn bị thụt cho trẻ sơ sinh

Thuốc thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh thường mang lại hiệu quả rất nhanh, cần khoảng vài phút bé sẽ buồn đi vệ sinh do đường ruột được kích thích hoạt động tích cực để thải phân ra toàn bộ. Thực hiện thụt hậu môn bằng thuốc cho trẻ cần chuẩn bị những vật dụng cơ bản sau:

  • Thuốc thụt hậu môn cho trẻ (có thể dùng Bibonlax, Clisma – Lax  theo chỉ định của bác sĩ)
  • 1 cốc nước ấm
  • Nên dùng loại găng tay không có hoá chất
  • Khi dùng thuốc thụt cho trẻ sơ sinh cần tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ

>> Xem thêm: Bài thuốc chữa táo bón bằng thảo dược tự nhiên an toàn không tái phát

Thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh đúng cách

Bước 1: Mẹ hướng bé nằm nghiêng sai trái và để hai tay thả lỏng, một tay giữ đầu gối bé gập lại. Chú ý giữ phần đầu và ngực của bé hạ thấp về phía trước để cánh tay trái tự nhiên áp vào mặt trái để bé thoải mái.

Bước 2: Sử dụng thuốc thụt táo bón cho trẻ sơ sinh theo liều dùng, đặt thuốc vào hậu môn thông đến trực tràng. Khi đặt phụ huynh nên bóp mạnh hộp thuốc để phần thuốc được đưa hết vào trong trực tràng bé.

Bước 3: Sau khi đưa thuốc vào hết trong hậu môn thì mẹ nên dùng đầu ngón tay để xoa bóp nhẹ quanh hậu môn giúp thuốc tràn sâu vào trong. Sau 2 – 5 phút là bé bắt đầu buồn đi vệ sinh.

Cách thụt hậu môn trẻ sơ sinh
Khi thụt hậu môn trẻ sơ sinh, gia đình cần tham vấn ý kiến bác sĩ

Lưu ý khi dùng thuốc thụt cho trẻ sơ sinh 

  • Đầu tiên bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng nếu sau khi thụt mà bé vẫn táo bón. Sau đó cần tuân thủ tuyệt đối  hướng dẫn của bác sĩ và không nên sử dụng thuốc thụt tự ý mua ở các tiệm thuốc tây lề đường.
  • Có thể cảm thấy khó chịu khi mẹ vừa bơm thuốc vào, hãy trấn an bé bằng cách dỗ dành hoặc nếu bé lớn hơn thì mẹ nên dạy bé cách hít thở để tăng cường nhu động ruột.
  • Nếu khó khăn khi đưa thuốc thụt cho trẻ sơ sinh vào trong, hãy dùng đến một ít dầu oliu để bôi trơn và đừng cố gắng nhồi nhét vì có thể làm vùng da hậu môn bị tổn thương.
  • Không phải lúc nào trẻ táo bón nặng cũng nên dùng thuốc thụt. Nếu như bé trên 5 tuổi và không hay đi ngoài nhưng vẫn đi đầy đủ 3 lần/tuần và ăn uống, vận động bình thường thì không cần can thiệp bằng thuốc thụt.
  • Nếu như sau khi thụt mà bé bị đau rát, chảy máu hậu môn thì phụ huynh nên đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến đối với những trường hợp thụt tháo cho trẻ sơ sinh tại nhà.

Chữa bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc

Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị táo bón

Nếu như bé vẫn mới bị táo bón 2 – 3 ngày thì bố mẹ đừng nên nôn nóng mà thực hiện cách thụt cho trẻ sơ sinh và càng không nên cho bé dùng thuốc sớm. Những phương án an toàn và đem lại hiệu quả được các bác sĩ công nhận là:

  • Nếu bé vẫn còn đang bú mẹ, hãy tiếp tục cho bé bú vì sữa mẹ sẽ cung cấp các dưỡng chất và lợi khuẩn để tăng cường men tiêu hoá trong ruột và dạ dày của bé.
  • Nếu bé bắt đầu ăn dặm, mẹ nên bổ sung thêm nhiều chất xơ và các thực phẩm có tính nhuận tràng vào bữa ăn hàng ngày của bé.
  • Với những trẻ uống sữa công thức, sữa bò thì mẹ nên chú ý pha sữa loãng một chút để bé có thể hấp thu và tiêu hoá dễ dàng hơn.
  • Các bé trên 12 tháng cần được uống đủ 500 – 650 ml nước/ngày bao gồm sữa, với những trẻ dưới 6 tháng chỉ cần uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mỗi cữ sữa cách nhau 2-3 giờ.
  • Sau khi bú, hoặc ăn xong mẹ nên dùng lòng bàn tay massage cho bé theo chiều kim đồng hồ quanh vùng bụng để kích thích hoạt động đại tràng..
  • Massage bụng cho bé để giúp trẻ tiêu hoá hiệu quả sau khi ăn
  • Những loại thuốc thụt cho trẻ sơ sinh an toàn như parafin, glycerin… được khuyến khích sử dụng nếu bé đi đại tiện khó khăn, nặng bụng và chướng bụng kéo dài.

Ngay cả khi áp dụng các cách trên mà trẻ vẫn bị táo bón, bố mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra cụ thể tình trạng đường ruột. Nếu cha mẹ chủ quan khi điều trị táo bón cho bé có thể gây ra những hệ luỵ ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất ở trẻ. Trẻ bị táo bón kéo dài có thể phát triển thành các bệnh đường ruột ngăn cản khả năng hấp thụ dinh dưỡng khiến bé chậm tăng cân.

Bài viết đã giúp giải đáp vấn đề “Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt?”. Hi vọng sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc cho con để bé nhanh khỏi bệnh

Táo bón khỏi nhanh hơn, tiêu hóa tốt hơn nhờ thực hiện bài tập đơn giản – Thuốc dân tộc hướng dẫn

Xem thêm: 

Ngày đăng 11:39 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 23:19 - 05/06/2023
Chia sẻ:
phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì để lợi sữa và khỏe mạnh

Giai đoạn cho con bú là khoảng thời gian mà các mẹ bỉm cần chú ý rất nhiều đến việc…

bà bầu ăn được quả bòn bon không Bầu ăn quả bòn bon được không? Có tốt cho thai nhi?

Bòn bon là loại trái cây chứa hàm lượng dưỡng chất cao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên với…

Bị tiêu chảy bất thường có phải dấu hiệu mang thai? Bị tiêu chảy bất thường có phải dấu hiệu mang thai?

Tiêu chảy là một biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu, nhiều thông tin cho rằng đây là dấu…

bà bầu ăn gì cho mát Bị nóng – bà bầu ăn gì cho mát và tốt cho thai nhi?

Phụ nữ mang thai thường dễ bị nóng trong người do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy vấn đề…

đầy bụng buồn nôn có phải mang thai Bị đầy bụng buồn nôn có phải mang thai không?

Đầy bụng buồn nôn là tình trạng rất thường gặp. Tuy nhiên, không ít chị em lo lắng rằng đây…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua