Bà bầu bị zona thần kinh nên dùng thuốc bôi hay dân gian?

Bệnh zona thần kinh và giời leo: Cách phân biệt, nhận biết

Bệnh zona thần kinh trên mặt – Dấu hiệu và cách điều trị

Đau dây thần kinh sau zona – Cách khắc phục & giảm đau

Vì sao bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh?

Bôi xanh methylen khi bị zona thần kinh và lưu ý

Bị zona thần kinh ở cổ – Cách chăm sóc, điều trị

Bị zona thần kinh nhẹ có cần trị không, bằng cách nào?

Cách chữa bệnh zona theo dân gian – Đơn giản tại nhà

Người bệnh zona thần kinh có ăn được thịt gà không?

Bệnh Zona thần kinh có lây không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh Zona thần kinh là một dạng bệnh nhiễm trùng thường khiến người bệnh bị đau đớn và nổi nhiều mụn nước. Bệnh được gây ra bởi virus Varicella – Zoster, cùng loại virus gây bệnh thủy đậu và thường phổ biến ở người trên 50 tuổi.

zona thần kinh có lây không
Zona thần kinh được gây ra bởi virus Varicella – Zoster khiến người bệnh nổi nhiều mụn nước đau đớn

Bệnh Zona thần kinh có lây không – Giải đáp từ bác sĩ

Các chuyên gia cho biết, bệnh Zona thần kinh không phải là bệnh truyền nhiễm và không thể lây truyền từ người này sang người khác. Tuy nhiên, virus Varicella – Zoster có thể lây từ người bị bệnh Zona ở giai đoạn đầu sang người chưa bao giờ bị thủy đậu. Trong trường hợp này, người nhiễm virus sẽ bị thủy đậu chứ không phải bệnh Zona. Virus thường lây lan khi tiếp xúc qua vết thương hở, mụn nước hoặc dịch từ bệnh tình dục điển hình là mụn rộp sinh dục.

Bệnh Zona thần kinh không lây lan qua ho hoặc hắt hơi. Bệnh chỉ có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng hoặc dịch từ mụn nước. Tuy nhiên, sau khi mụn nước phát triển và hình thành lớp vảy bọc bên ngoài, virus Zona sẽ mất khả năng truyền nhiễm.

Về cơ bản, bệnh Zona thần kinh ít lây hơn bệnh thủy đậu. Nguy cơ lây lan virus rất thấp, nếu như mụn nước được bảo vệ tốt. Do đó nếu bạn đang thắc mắc bệnh Zona thần kinh có lây không thì không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là cần tránh xa các nốt mụn nước của người bệnh.

bệnh zona thần kinh có lây không
Về cơ bản, bệnh Zona thần kinh là bệnh không lây nhiễm

Virus bệnh Zona lây lan như thế nào?

Những người từng bị thủy đậu thường mang virus gây bệnh trong cơ thể. Do đó, trong một thời điểm nhất định nào đó, virus này có thể được kích hoạt và gây ra bệnh Zona.

Trong một số trường hợp cực kỳ hiếm gặp, virus Zona có thể lây lan qua nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi. Điều này có nghĩa là rất hiếm khi virus bệnh Zona lây lan qua việc hôn nhau, hắt hơi hoặc ho.

Thông thường, các triệu chứng bệnh Zona sẽ kéo dài khoảng 7 ngày. Sau đó các nốt mụn nước có xu hướng vỡ ra, chảy dịch và đóng vảy. Các mụn nước chỉ có khả năng truyền nhiễm khi đang hình thành, phát triển và cho đến khi bị vỡ ra. Điều này có nghĩa là sau khi bị vỡ và đóng vảy thì mụn nước sẽ không còn khả năng lây nhiễm sang người khác. Bên cạnh đó, mụn nước có thể để lại sẹo, do đó người bệnh cần chăm sóc các vết thương một cách cẩn thận và theo chỉ định của bác sĩ.

Đối tượng dễ mắc bệnh Zona thần kinh

Những người trên 50 tuổi, đặc biệt là khoảng 70 – 80 tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh Zona khá cao. Ngoài ra, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu thường rất dễ bị lây nhiễm virus Zona. Một số đối tượng dễ mắc bệnh Zona bao gồm:

  • Lớn hơn 50 tuổi: Bệnh zona thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Và nguy cơ này tăng lên theo độ tuổi. Một số bác sĩ cho biết, ước tính có đến một nửa số người bị bệnh Zona thần kinh trên 80 tuổi.
  • Từng trải qua điều trị ung thư: Xạ trị hoặc hóa trị có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và có thể kích hoạt virus bệnh Zona.
  • Có một số bệnh lý nhất định: Các bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch như HIV / AIDS và ung thư, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Zona.
  • Stress hoặc chấn thường: Người từng có một số chấn thương thể chất nhất định hoặc gặp nhiều vấn đề stress hoặc áp lực.
  • Thường xuyên sử dụng thuốc chứa Steroid: Thuốc Steroid được dùng để chống viêm, ức chế miễn dịch và điều trị một số bệnh lý nhất định. Tuy nhiên, sử dụng thuốc dài hạn có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm virus Zona.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn cảm thấy bị đau đớn và nổi mụn nước, đặc biệt là ở hai bên mạn sườn thì hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Điều trị sớm có thể ngăn ngừa các biến chứng và tránh để lại sẹo. Nếu bạn có thể thống miễn dịch yếu và chưa từng tiêm ngừa Zona thì việc điều trị sớm là điều vô cùng cần thiết. Điều này có thể bảo vệ người bệnh khỏi các vấn đề về thính giác hoặc thị giác (bao gồm cả mù lòa).

điều trị Zona thần kinh
Điều trị Zona thần kinh sớm có thể ngăn ngừa các biến chứng và hạn chế sẹo

Ngoài ra, đến gặp bác sĩ ngay khi:

  • Mụn nước xuất hiện ở gần mắt, mũi hoặc tai
  • Đang mang thai
  • Nhiễm các bệnh lý như ung thư, HIV hoặc đã từng trải quá hóa trị, xạ trị
  • Trẻ em chưa từng tiêm vắc-xin Zona và người trên 60 tuổi

Biện pháp phòng tránh lây nhiễm bệnh Zona

Mặc dù virus gây bệnh Zona thần kinh khó lây nhiễm hơn bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, một số đối tượng có hệ thống miễn dịch yếu thường dễ nhiễm virus gây bệnh. Do đó, để ngăn ngừa nhiễm Zona cho  người khác, người bệnh có thể thực hiện một số lời khuyên như:

  • Giữ vệ sinh cho khu vực bệnh Zona và tránh làm vỡ các mụn nước. Điều này có thể giúp ngăn chặn virus Zona lâu lan cho người khác khi tiếp xúc với các mụn nước.
  • Rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, cố gắng không chạm, gãi hoặc làm trầy xước mụn nước.
  • Không nên ở gần phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Những đối tượng này thường có hệ thống miễn dịch yếu nên rất dễ nhiễm virus gây bệnh. Virus Varicella – Zoster có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe ở cả thai phụ và thai nhi. Bên cạnh đó, nếu một phụ nữ mang thai vô tình tiếp xúc với người bệnh Zona hãy đến bệnh viện để được kiểm tra các rủi ro.
  • Ngoài ra, trẻ sinh non, trẻ chưa từng bị thủy đậu hoặc trẻ có hệ thống miễn dịch thấp cùng cần tránh khỏi người bệnh Zona.
  • Tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh Zona. Vắc-xin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

Mặc dù bệnh Zona thường lây nhiễm ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, bệnh có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, người bệnh cần chú ý các dấu hiệu bệnh để có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn khi có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc có liên quan nào về bệnh.

Chữa bệnh zona thần kinh bằng nha đam có khỏi không?

Chữa bệnh zona thần kinh bằng nha đam là mẹo tự nhiên đang được nhiều bệnh nhân áp dụng. Bạn…

Trẻ bị zona thần kinh

Trẻ Bị Zona Thần Kinh: Dấu Hiệu, Cách Xử Lý và Điều Trị

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị zona thần kinh do hệ miễn dịch yếu kém, chưa hoàn thiện.…

Vì sao bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh?

Bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh là tình trạng mà rất nhiều người bệnh thường hay gặp…

Bị zona thần kinh nhẹ có cần trị không, bằng cách nào?

Người bị zona thần kinh nhẹ thường có triệu chứng sốt, mệt mỏi và nổi vết ban đỏ chứa mụn…

Bệnh zona thần kinh trên mặt – Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh Zona thần kinh trên mặt có thể gây đau đớn và một số tác dụng phụ lâu dài. Do…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *