Bệnh zona thần kinh và giời leo: Cách phân biệt, nhận biết

Bệnh zona thần kinh và giời leo thường bị nhầm lẫn trong nhận biết, tuy nhiên đây thực chất là một bệnh mà nhiều người lầm tưởng khác nhau. Thực tế giời leo là tên gọi khác của bệnh zona thần kinh. Bệnh do virus Varicellae zoster gây nên, chứ không phải do con giời leo như dân gian truyền miệng.

Zona thần kinh hay giời leo đều là tên gọi chung của bệnh lý gây ra do virus thủy đậu Varicella zoster. Virus chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân đã từng bị thủy đậu trước đây. Khi virus tái bùng phát thường khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức và xuất hiện mụn nước khó chịu.
Bệnh zona thần kinh và giời leo – Thực chất là một bệnh
Virus Varicella zoster là một loại virus gây ra bệnh thủy đậu. Sau điều trị, virus này ẩn theo các dây thần kinh bên trong cơ thể và bùng phát khi có điều kiện thích hợp. Do phát sinh từ virus nên bệnh zona thần kinh có thể lây qua đường tiếp xúc và diễn biến khá phức tạp.
Có nhiều thông tin cho rằng giời leo là tên gọi dân gian dùng đẻ chỉ những tổn thương bên ngoài da do tiếp xúc với con giời leo hoặc các loại côn trùng khác. Tuy nhiên Bác sĩ Lương Trường Sơn (Nguyên Phó Viện trưởng Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng TP HCM) cho biết giời leo và zona thần kinh đều là bệnh có cùng nguyên nhân từ virus Varicella zoster. Với cùng biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên do thiếu hiểu biết mà áp dụng các phương pháp điều trị tự phát khiến bệnh lý tiến triển nghiêm trọng hơn.
Vùng vị trí xuất hiện zona thần kinh đa dạng, nếu được điều trị chăm sóc tốt thì bệnh nhân có thể cải thiện sau 5 – 7 ngày. Khi bị bệnh, virus gây bệnh tấn công vào thần kinh tai, lưỡi và mặt, chủ yếu virus nằm tại các vùng dây thần kinh sườn và sống sống lưng. Tiên phát là những vết mụn nước mọc thành cụm sau đó lan rộng.
Bệnh zona thần kinh và giời leo hiếm gặp ở trẻ em và thường thấy ở người cao tuổi. Trong đó tỉ lệ nam giới và nữ giới mắc bệnh ngang nhau. Người bệnh có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ phát triển thành dịch vào mùa hè, mùa mưa. Hoặc thông qua tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung với những người bệnh và người khỏe mạnh khi sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm, đồ dùng cá nhân…
Biểu hiện lâm sàng của zona thần kinh và giời leo
Zona thần kinh thường phát triển thành những mụn nước khu trú dọc theo các dây thần kinh. Trong đó phổ biến nhất là vùng cổ – vai – cánh tay hoặc đầu – quanh mắt – trán. Khi mới phát triệu chứng, tại vùng da sẽ có xu hướng đỏ, hình thành các gờ cao hơn bề mặt da, có thể mọc thành cụm hoặc rải rác. Ngoài ra sau thời gian từ 2 – 5h, sẽ hình thành những mụn nước nhỏ chứa dịch trong suốt, khó vỡ và thường tập trung thành cụm.

Thời gian từ khi triệu chứng phát sinh đến khi lành sẹo kéo dài từ 20 – 30 ngày. Dần dần phần dịch sẽ chuyển sang màu đục, sau đó vỡ ra thành các vết loét, đóng vảy và để lại sẹo trên bề mặt da. Ngoài những triệu chứng lâm sàng trên, bệnh nhân bị zona thần kinh và giời leo nói chung còn biểu hiện qua các dấu hiệu khác như:
- Người bị có tổn thương da đau rát nhưng không trầy xước, cảm giác nóng và rát như vết bỏng, ngứa râm ran giống bị kim châm.
- Vệt đỏ hằn xuất hiện ở các vùng da bị hở hoặc có nhiều trường hợp rải rác khắp người. Sau đó có thể hình thành các vùng da trợt và trong hơn, có giới hạn so với các khu vực da khỏe mạnh.
- Quanh vùng da trợt có mụn nước nhỏ li ti theo hình dây ở nhiều vị trí khác nhau. Chủ yếu tại lưng, sườn, đùi, chân tay vì đây là những khu vực thường tiết nhiều mồ hôi. Một số trường hợp bị zona và giời leo ở môi, cằm, trán má…
- Lên cơn sốt nhẹ khoảng 38 độ kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, đau xương sống, đau nhức dọc theo dây thần kinh quanh khu vực thương tổn và chỉ xuất hiện ở một bên người
- Một số triệu chứng khác kèm theo như: giảm thính lực một bên tai, người bệnh bị mất vị giác phần trước lưỡi, chóng mặt, ù tai, hoa mắt và có thể yếu một bên mắt.
- Hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng, bệnh nhân thường xuyên bị chảy nước mũi, khi ăn dễ bị nghẹn do sưng hạch ở vòm họng và thường có triệu chứng khô mắt.
Bệnh zona thần kinh là căn bệnh tương đối nguy hiểm. Ở độ tuổi càng lớn mức độ đau nhức càng tăng, trong đó vị trí bệnh thường phát triển nhất là vùng liên sườn. Bệnh có thể tự khỏi trong 2 đến 3 tuần, tuy nhiên nếu không can thiệp điều trị sớm từ ban đầu, sau khi lành bệnh có thể để lại sẹo.
Biến chứng của bệnh zona thần kinh và giời leo
Bệnh zona thần kinh và giời leo tuy được liệt kê vào nhóm bệnh da liễu nhưng lại có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Zona thần kinh phát sinh do virus tập trung tại vùng liên sườn, đây là khu vực có nhiều dây thần kinh nhất trên cơ thể. Phổ biến nhất là tình trạng đau dây thần kinh ngay cả khi đã điều trị và rối loạn cảm giác.
Ở người lớn tuổi, bệnh zona thần kinh và giời leo dễ gây biến chứng đau nhức nhiều hơn và thời gian điều trị cũng lâu hơn. Nếu triệu chứng khu trú tại vùng trán, hốc mắt, mũi, có thể gây thương tổn dây thần kinh số 5, bệnh nhân có nguy cơ bị giảm thị lực hoặc mất thị lực hoàn toàn. Nếu virus tấn công và làm tổn thương dây thần kinh số 7, người bệnh có thể bị liệt mặt, méo miệng. Biến chứng đau nhức vùng khớp phía sau zona thường gặp phổ biến ở người cao tuổi.
Bệnh đặc biệt nguy hiểm với đối tượng phụ nữ mang thai, trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai bị zona thần kinh sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện bào thai. Phụ nữ mang thai cũng là những người dễ phát sinh biến chứng zona thần kinh nhất do thời gian bị bệnh không thể sử dụng thuốc kháng sinh. Điều này khiến người thai phụ sử dụng thuốc dân gian điều trị bằng cách đắp, uống thiếu khoa học khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
Tuy nhiên nếu chăm sóc tốt, bệnh zona thần kinh vẫn có thể tự khỏi mà không cần điều trị phức tạp. Dấu hiệu bệnh zona sắp khỏi là các mụn nước bắt đầu hợp lại và hình thành bọng nước chứa dịch trong. Khi các dịch này hóa đục sẽ vỡ ra, khô lại và đóng thành vảy. Thời gian zona thần kinh tiến triển có thể kéo dài từ 1-3 tuần, sau khi lành vùng thương tổn dễ để lại sẹo.
Phân biệt bệnh zona thần kinh và kiến ba khoang cắn

Khi xuất hiện các mụn nước trên da, vùng da bỏng rát có thể nhầm lẫn giữa zona thần kinh và giời leo cùng triệu chứng kiến ba khoang cắn. Nếu chú ý kỹ, khi bị kiến ba khoang cắn, người bệnh có triệu chứng như:
- Tổn thương ban đầu có dạng dát đỏ, vùng tổn thương tập trung thành vệt, theo chiều tay quệt. Vùng nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa.
- Đặc biệt tại vùng da tổn thương có nhân hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục. Nhòn qua như vết trợt có màu sắc trắng và láng hơn so với các vùng xung quanh.
- Những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi kiến ba khoang cắn là vùng mặt, cổ, ngực, gáy, vai, tay.
- Vùng da có thể tổn thương lan rộng mặc dù không có sự xuất hiện của kiến ba khoang, đặc biệt là các vùng nếp gấp.
- Luôn có cảm giác rát bỏng tại chỗ, kèm theo đó thương tổn trên diện rộng trẻ có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.
Vết thương do kiến ba khoang cắn thường nằm rải rác tại nhiều vị trí khác nhau. Các vùng mụn nước khu trú nhiều mụn nhỏ nhưng không đáng kể như bệnh zona thần kinh và giời leo. Thời gian vùng da tự hồi phục là từ 5 – 7 ngày, sau khi vỡ, da trợt loét và dễ để lại sẹo sậm màu.
Khi phát hiện kiến ba khoang cắn, bạn nên loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không sử dụng tay không để bắt, miết, giết kiến. Sau khi xử lý nên rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng, sau đó dùng thuốc sát trùng nhẹ để xử lý cơ bản và sau đó đến bác sĩ điều trị sớm bằng kháng sinh.
Nếu như vùng da tổn thương đã có dấu hiệu phỏng rộp, người bệnh sẽ được bôi thuốc làm dịu da. Chủ yếu là corticosteroid dạng bôi, uống kháng histamin, kết hợp với kháng sinh dạng uống nếu có dấu hiệu bội nhiễm xảy ra.
Cách điều trị bệnh zona thần kinh và giời leo
Bệnh zona thần kinh và giời leo đều xuất phát từ virus Varicella zoster, vì thế điều trị ban đầu là ức chế sự phát triển của mầm bệnh. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh zona thần kinh đặc hiệu. Đa số các trường hợp bệnh nhân đều phải kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau để khắc phục bệnh triệt để, phòng ngừa biến chứng và ngăn bệnh tái phát.

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh zona thần kinh dựa vào bệnh sử và khám lâm sàng. Đối với những trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ sẽ bóc lớp trên cùng của mụn nước ra và cạo lấy lớp đáy để thực hiện xét nghiệm. Ngoài ra phương pháp cấy virus cũng được thực hiện nếu bệnh nhân nằm trong diện nghi ngờ các bệnh lý nghiêm trọng hơn liên quan đến hệ thần kinh và miễn dịch.
Để xử lý zona ban đầu, bạn dùng băng ngâm nước lạnh đắp lên vùng vết thương rỉ dịch trong khoảng 20 phút. Thực hiện liên tục mỗi ngày 7-8 lần để làm dịu bớt cơn đau và giúp vùng vết thương đang rỉ dịch nhanh khô. Thực hiện bước này còn giúp loại bỏ bớt vảy ra ngoài và sau đó giảm khả năng nhiễm trùng. Ngoài ra điều trị zona thần kinh bằng những phương pháp cụ thể sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ có tác dụng giảm đau, kết hợp với dùng thuốc giảm đau toàn thân, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, hoặc giảm đau dạng thuốc phiện… tùy từng trường hợp.
- Áp dụng phương pháp thủy châm, kết hợp dùng thuốc tăng cường dinh dưỡng, thuốc bồi bổ thần kinh.
- Áp dụng kích thích điện thần kinh qua da, kết hợp với tiêm thuốc phong bế hệ thống dây thần kinh ảnh hưởng.
- Tiêm vắc xin có tác dụng ngăn ngừa bệnh zona và giảm đau dây thần kinh hậu zona ở người trưởng thành.
Bệnh zona thần kinh và giời leo thường có đặc trưng cơn đau sẽ xuất hiện trước khi phát triển mụn nước. Nguy cơ phát triển thành biến chứng đau dây thần kinh hậu zona sẽ giảm còn một nửa nếu bệnh nhân sử dụng thuốc kháng virus zona thần kinh sau 72h bắt đầu từ khi xuất hiện triệu chứng đau, nóng ngoài vùng da.
Ngoài ra người bệnh cũng cần giữ cho vùng vết thương sạch sẽ, mặc quần áo rộng để tránh ma sát làm tổn thương vùng da nổi mụn nước. Cần hạn chế những tiếp xúc da chạm da khi tắm hoặc chuyển động, đặc biệt nên hạn chế tắm nước nóng trong thời gian này có thể khiến vùng phát ban kích ứng nặng hơn.
Lưu ý phòng tránh biến chứng của bệnh zona thần kinh và giời leo

Bệnh zona thần kinh và giời leo có thể phòng tránh tốt nếu bạn thực hiện theo những thói quen sinh hoạt sau đây:
- Giữ vệ sinh vùng da bị bệnh và đảm bảo khu vực này luôn được khô thoáng.
- Sử dụng băng ẩm, mát để chườm lên vùng phát ban để giảm đau ban đầu.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn kết hợp thuốc kháng viêm (buprofen, Advil, Motrin B…)
- Kết hợp sử dụng thuốc nhỏ mắt nếu như bạn có dấu hiệu mắt khô.
- Uống đủ nước ( 2 – 2,5L ) và hạn chế dùng thực phẩm cay nóng, bia rượu trong thời gian này.
- Bổ sung các loại trái cây, rau củ, xây dựng thực đơn đủ chất để tăng cường hệ miễn dịch chống virus.
Bệnh zona thần kinh và giời leo gây ra những đau đớn về thể chất và ảnh hưởng đến thẩm mỹ nghiêm trọng nếu không chú ý điều trị tốt. Tuy nhiên, may mắn là hiện nay bạn có thể tiêm ngừa vắc xin varicella-zoster cho trẻ em để phòng ngừa thủy đậu cũng như zona thần kinh và giời leo. Tốt nhất bạn cần thăm khám bác sĩ ngay khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh để được dùng thuốc kháng virus sớm giúp hạn chế di chứng và tổn thương sau này.
Bài viết cập nhật những thông tin tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Bài viết liên quan:
- Điều trị zona thần kinh và đau sau zona bằng đông y
- Các giai đoạn của zona thần kinh và cách nhận biết, xử lý
- Zona Thần Kinh Liên Sườn Là Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!