Bị bệnh Zona bao nhiêu ngày thì khỏi? Tư vấn

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh Zona thần kinh bao nhiêu ngày khỏi? Đây là thắc mắc và lo ngại của rất nhiều người về căn bệnh này. Bệnh gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống, nên việc quan tâm đến thời gian lành bệnh là điều cần thiết. 

Thời gian của các triệu chứng Zona thần kinh

Ở mỗi giai đoạn nhiễm bệnh, Zona sẽ có các triệu chứng và thời gian phát triển khác nhau. Trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ:

  • Có cảm giác nóng da
  • Da bị kích thích, ngứa, tê,…
bệnh zona thần kinh bao nhiêu ngày thì khỏ
Thông thường bệnh Zona thần kinh có thể kéo dài trong vài tuần đến vài tháng

Trong vòng 1 – 5 ngày, người bệnh sẽ:

  • Xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ chứa dịch lỏng.
  • 2 – 4 ngày sau, các mụn nước bị vỡ ra.
  • Vết thương sẽ khô lại và đóng vảy.

Các tổn thương có xu hướng lành lại trong vòng 10 ngày đến 2 tuần. Các triệu chứng trong giai đoạn này :

  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi, khó chịu
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Nhạy cảm ánh sáng

Xem thêm: Bị zona thần kinh ở cổ: Triệu chứng, cách xử lý hiệu quả 

Bệnh Zona bao nhiêu ngày thì khỏi?

Bệnh Zona thần kinh có thể mất vài tuần để triệu chứng biến mất. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Ở trường hợp nghiêm trọng, bệnh Zona có thể kéo dài đến vài tháng. Nhiễm trùng vẫn có thể tái phát và tái nhiễm bệnh.

Thông thường, bệnh Zona thường kéo dài từ 3 – 5 tuần và một số trường hợp có thể kéo dài đến 3 tháng. Nếu kéo dài hơn 3 tháng, người bệnh cần đến bác sĩ để kiểm tra và chữa trị kịp thời. 

Bệnh Zona bao nhiêu ngày thì khỏi?
Thông thường bệnh Zona thần kinh mất 3 – 5 tuần để khỏi hoàn toàn

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh Zona:

  • Các bệnh lý về thần kinh
  • Nhiễm khuẩn da
  • Mất thính giác
  • Mất vị giác
  • Liệt cơ mặt
  • Viêm khớp
  • Suy giảm thị giác hoặc mù lòa
  • Viêm gan hoặc viêm phổi
  • Chóng mặt hoặc gặp các vấn đề về việc giữ thăng bằng

Gợi ý: Giai đoạn của zona thần kinh? Cách xử lý từng giai đoạn

Cách kiểm soát các triệu chứng bệnh Zona

  • Nghỉ ngơi nhiều, ngủ từ 7 – 8 tiếng/ ngày.
  • Chườm ướt hoặc chườm đá.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, giảm căng thẳng.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
  • Tắm bột yến mạch.
  • Thoa kem dưỡng ẩm.
  • Tránh làm trầy xước mẩn ngứa và mụn nước. 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nên đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh Zona. Điều trị càng sớm càng giảm được nguy cơ biến chứng và ngăn ngừa việc hình thành sẹo.

Cách ngăn ngừa lây nhiễm bệnh Zona

Cách ngăn ngừa lây nhiễm bệnh Zona
Tiêm vắc-xin để phòng ngừa Zona thần kinh

Tham khảo thêm: Bệnh zona thần kinh và giời leo có khác nhau không?

Thực hiện một số lời khuyên sau để hạn chế tình trạng lây truyền Zona:

  • Rửa tay thường xuyên và tránh việc đụng vào các nốt mụn.
  • Tránh tiếp xúc với những người chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm ngừa Zona.
  • Tiêm ngừa vắc-xin, đặc biệt là ở những người trên 50 tuổi. 

Việc điều trị sớm là cách tốt nhất để rút ngắn thời gian lành bệnh. Vì vậy, người bệnh nên đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 13:41 - 16/11/2023 - Cập nhật lúc: 13:42 - 16/11/2023
Chia sẻ:
Bệnh zona thần kinh trên mặt – Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh Zona thần kinh trên mặt có thể gây đau đớn và một số tác dụng phụ lâu dài. Do…

Đau dây thần kinh sau zona – Cách khắc phục & giảm đau

Đau dây thần kinh sau Zona là một biến chứng phổ biến của bệnh Zona. Đây là một tình trạng…

Bệnh Zona ở Môi – Cách nhận biết và điều trị

Bệnh zona ở môi là một bệnh lý thường xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh…

Người bệnh zona thần kinh có ăn được thịt gà không?

Zona thần kinh có ăn được thịt gà không? Là một vấn đề mà người bệnh cần quan tâm để…

Cách chữa bệnh zona theo dân gian – Đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh zona theo dân gian được áp dụng tại nhà như đắp bột quế, thoa tinh dầu, mật…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua