Bệnh Tắc Ống Dẫn Tinh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Tắc ống dẫn tinh là bệnh lý nam khoa khá phổ biến. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, tắc ống dẫn tinh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Thời gian điều trị và phẫu thuật loại bỏ tắc nghẽn càng sớm tỷ lệ thành công, có con tự nhiên càng cao và ngược lại. 

Tắc ống dẫn tinh là vấn đề sức khỏe sinh lý - sinh sản thường gặp ở nam giới

Tổng quan

Ống dẫn tinh là bộ phận quan trọng trong hệ thống sinh sản của nam giới. Ở người trưởng thành, ống dẫn tinh có chiều dài khoảng 30 - 35cm, đường kính khoảng 1.5 - 2mm, đường kính trong lòng ống khoảng 0.3 - 0.5mm. Ống dẫn tinh là con đường duy nhất có khả năng phóng tinh trùng ra ngoài thông qua phản xạ xuất tinh.

Tắc ống dẫn tinh (Ejaculatory Duct Obstruction - EDO) là tình trạng ống dẫn tinh của nam giới bị tắc nghẽn tại một vị trí nào đó khiến tinh trùng bị chặn lại, không thể xuất ra ngoài như bình thường. Đây là một trong những bệnh lý nam khoa phổ biến, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới, vô sinh hiếm muộn cũng từ tình trạng này mà ra.

Phân loại 

Tình trạng tắc nghẽn ống dẫn tinh được phân chia làm nhiều loại gồm:

  • Tắc ống dẫn tinh toàn bộ: Là tình trạng cả 2 ống dẫn tinh đều xảy ra hiện tượng tắc nghẽn.
  • Tắc ống dẫn tinh không hoàn toàn: Dạng tắc ống dẫn tinh có 2 trường hợp: 1 là tắc nghẽn hoàn toàn ở 1 bên ống dẫn tinh và 2 là mỗi ống dẫn tinh đều bị tắc nghẽn 1 đoạn ngắn.
  • Tắc ống dẫn tinh chức năng: Dạng tắc ống dẫn tinh tương tự như dạng tắc nghẽn toàn bộ, nhưng thường không xuất phát từ các tác nhân vật lý.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Ống dẫn tinh rất dễ bị tắc nghẽn do bị ảnh hưởng từ các nguyên nhân sau:

Tổn thương, viêm nhiễm, các bệnh xã hội hoặc bẩm sinh là những yếu tố hàng đầu gây ra tắc ống dẫn tinh

  • Yếu tố bẩm sinh: Trẻ chào đời với các tổn thương, khiếm khuyết bẩm sinh  cơ quan sinh dục thường có nguy cơ cao bị tắc ống dẫn tinh khi trưởng thành. Thường gặp nhất là ống dẫn tinh không liên kết với mào tinh hoàn, không có ống dẫn tinh, thiếu khuyết ống dẫn tinh một đoạn hoặc toàn bộ, mào tinh hoàn không có phần thân và đuôi...
  • Bệnh Azoospermia: Theo thống kê, có khoảng 5% trường hợp nam giới mắc chứng bệnh Azoospermia (không tinh trùng) bị tắc nghẽn ống dẫn tinh.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục: Một số bệnh lý viêm nhiễm cơ quan sinh dục phổ biến ở nam giới như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn... hoặc các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, sùi mào gà, lậu... có khả năng làm tăng nguy cơ phát sinh tắc ống dẫn tinh.
  • Biến chứng phẫu thuật: Nam giới đã từng thực hiện phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn, thắt ống dẫn tinh nhằm mục đích triệt sản, trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh... có nguy cơ cao bị tắc ống dẫn tinh.
  • Biến chứng khối u bướu: Sự tồn tại và phát triển của các khối u bướu tại cơ quan sinh dục nam giới do các bệnh như ung thư tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư mào tình hoàn, bướu nang túi tinh... có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn ống dẫn tinh.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Nam giới bị tắc ống dẫn tinh thường có những biểu hiện đặc trưng như sau:

Tắc ống dẫn tinh khiến nam giới có cảm giác căng tức, khó chịu tinh hoàn khi quan hệ hoặc xuất tinh

  • Lượng tinh dịch xuất ra ít hơn bình thường < 1.5ml;
  • Lẫn máu trong tinh dịch (hiện tượng hematospermia) hoặc lẫn máu trong nước tiểu;
  • Đau nhức dương vật, tinh hoàn trong và sau khi quan hệ;
  • Có cảm giác căng tức khó chịu khi sờ, chạm vào vị trí ống dẫn tinh hoặc mào tinh hoàn;
  • Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy tinh hoàn dần bị thu nhỏ lại;
  • Quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai nhưng vẫn không có con, hiếm muộn nhiều năm;
  • Một số biểu hiện trên lâm sàng thông qua xét nghiệm như lượng tinh trùng ít, chỉ số FSH tăng cao bất thường;

Chẩn đoán

Sau khi thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh cá nhân và đánh giá triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cần thiết nhằm đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác nhất:

Siêu âm bìu, trực tràng là những kỹ thuật chẩn đoán tắc ống dẫn tinh được áp dụng phổ biến nhất

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm phân tích công thức máu giúp đo nồng độ các hormone nội tiết sinh dục, đây là các tiêu chí quan trọng giúp chẩn đoán bất thường tại cơ quan sinh dục. Bao gồm: testosterone, FSH, LH... Thông qua đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng nam giới vô sinh do tinh hoàn không sinh tinh hay là do tắc ống dẫn tinh.
  • Siêu âm: Đây là biện pháp chẩn đoán đơn giản và đem lại hiệu quả cao. Hình ảnh siêu âm giúp phát hiện các tổn thương thực thể tại cơ quan sinh dục, siêu âm bìu phát hiện u nang tinh hoàn, giãn tĩnh mạch tinh hoặc siêu âm trực tràng để quan sát rõ hơn cấu trúc tuyến tiền liệt, các nang ống dẫn tinh, túi tinh... Kết quả siêu âm thường có giá trị cao trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây tắc ống dẫn tinh.
  • Sinh thiết tinh hoàn: Mẫu mô tế bào tinh hoàn được thu thập để phân tích, đánh giá và kiểm tra các bất thường. Dựa vào kết quả sinh thiết giúp chẩn đoán phân biệt giữa tình trạng vô sinh do tắc ống dẫn tinh hoặc vô sinh do chức năng sinh tinh bị rối loạn.
  • Xét nghiệm gen di truyền: Rất hiếm trường hợp phải thực hiện xét nghiệm này. Chỉ khi các xét nghiệm trên đều không phát hiện bất thường và phát hiện tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh, nghi ngờ do di truyền khiếm khuyết bất sản ống dẫn tinh bẩm sinh mới được chỉ định thực hiện biện pháp này. Bất thường nhiễm sắc thể thường gặp nhất là vi mất đoạn nhiễm sắc thể Y (Y chromosome microdeletions) hoặc đột biến gen CFTR (Cystic Fibrosis Transmembrance conductance Regulator)... gây tắc ống dẫn tinh bẩm sinh, dẫn đến bất sản ống dẫn tinh 2 bên.

Biến chứng và tiên lượng

Tắc ống dẫn tinh gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực và biến chứng khó lường về khía cạnh sinh lý, sinh sản của nam giới. Cụ thể như:

Tắc ống dẫn tinh là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn nam

  • Gây vô sinh, hiếm muộn;
  • Ảnh hưởng đời sống tình dục;
  • Dẫn đến những rạn nứt trong hôn nhân;
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống, tâm lý bất ổn, tự ti, mặc cảm;

Tiên lượng điều trị tắc ống dẫn tinh ở nam giới khá tốt nếu phát hiện sớm, chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị đúng phương pháp. Tùy theo tắc ống dẫn tinh bẩm sinh hoặc bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Tốt nhất nên chọn điều trị ở những cơ sở y tế chuyên về Nam khoa uy tín, chất lượng, bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm cao để đạt hiệu quả tối ưu.

Điều trị

Sau chẩn đoán, tùy vào vị trí và nguyên nhân gây tắc ống dẫn tinh do bẩm sinh, chấn thương hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý... sẽ được chỉ định áp dụng biện pháp phù hợp. Có 3 hướng điều trị tắc ống dẫn tinh chính gồm:

Điều trị tắc ống dẫn tinh bằng phẫu thuật kết hợp một số biện pháp tùy từng trường hợp cụ thể

  • TH1: Phẫu thuật cắt bỏ đoạn bị tắc rồi nối 2 đoạn bình thường lại, sửa chữa, phục hồi ống dẫn tinh để có con tự nhiên;
  • TH2: Những bệnh nhân bị tắc ống dẫn tinh do các tổn thương, viêm nhiễm tinh hoàn, mào tinh hoàn sẽ được chỉ định phẫu thuật loại bỏ tắc nghẽn và dùng thuốc kháng sinh để loại bỏ dứt điểm;
  • TH3: Thu thập và sàng lọc tinh trùng từ tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. Hoặc một số trường hợp có thể bơm trực tiếp tinh trùng vào trong bào tương của noãn;

Tùy theo từng vị trí tắc ống dẫn tinh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:

  • Tắc trong tinh hoàn: Dành cho những trường hợp bệnh nhân không phù hợpvơi1 biện pháp phẫu thuật nối thông ống dận tinh. Các kỹ thuật thường được áp dụng như kỹ thuật mở TESE (Testicular sperm extraction) - phương pháp phân lập tinh trùng từ mô tinh hoàn, sau đó chọc hút tinh hoàn lấy mẫu tinh trùng hoặc micro - TESE (microdissection Testicular sperm extraction) - phương pháp vi phẫu trihc1 tinh trùng từ mô tinh hoàn.
  • Tắc mào tinh hoàn: Tắc ống dẫn tinh tại vị trí này thường không thể thực hiện phẫu thuật nối ống, chỉ có thể áp dụng biện pháp điều trị vô sinh bằng vi phẫu thuật MESA - Micro surgical epididymal sperm asporation hoặc kỹ thuật hút tinh trùng từ mào tinh đi qua da PESA - Percutaneous Epididymal sperm aspiration.
  • Tắc ống dẫn tinh trong bìu: Thường áp dụng cho những trường hợp nam giới đã triệt sản bằng cách thắt ống dẫn tinh nhưng muốn có con trở lại. Kỹ thuật được áp dụng phổ biến là vi phẫu thuật nối ống dẫn tinh. Tuy nhiên, kết quả điều trị phụ thuộc vào thời gian cột ống dẫn tinh, cột càng lâu tỷ lệ thành công càng thấp.
  • Tắc ống dẫn tinh trong bụng: Với trường hợp này thường không thể nối ống lại được. Nhưng vẫn có thể có con được nhờ vào kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhờ phương pháp trữ tinh trùng từ tinh hoàn hoặc mào tinh.
  • Tắc ống phóng tinh: Thường được điều trị hiệu quả bằng kỹ thuật đốt nội soi loại bỏ ống phóng tinh thông qua niệu đạo TURED (Transurethral resection of the ejaculatory ducts). Tuy có tỷ lệ thành công cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tổn thương cổ bàng quang gây xuất tinh ngược dòng, ngược dòng nước tiểu trong túi tinh, ống tinh hoặc ống dẫn tinh, tổn thương cơ vòng vân niệu đạo gây tiểu tiện không tự chủ, tổn thương niệu đạo, trực tràng, rối loạn cương dương...
  • Tắc đầu gần ống dẫn tinh: Thường xảy ra ở những trường hợp tắc ống dẫn tinh do bẩm sinh, tự phát, sau thắt ống dẫn tinh hoặc nhiễm trùng... Nối ống dẫn tinh với mào tinh là kỹ thuật được áp dụng phổ biến nhất. Theo thống kê, có khoảng 40% cặp vợ chồng có con thông qua quan hệ tự nhiên.
  • Tắc đầu xa ống dẫn tinh: Thực hiện kỹ thuật nối ống dẫn tinh trong các trường hợp chấn thương vùng bẹn, đã từng phẫu thuật thoát vị bẹn hoặc triệt sản bằng cách thắt ống dẫn tinh... Tỷ lệ thành công của phương pháp này khá cao, khoảng 30 - 75% cặp vợ chồng có con tự nhiên mà không cần đến sự hỗ trợ của bất kỳ biện pháp hỗ trợ nào.

Phòng ngừa

Bất kỳ đối tượng nam giới nào cũng có nguy cơ bị tắc ống dẫn tinh. Do đó, để phòng ngừa những hệ lụy nguy hiểm của bệnh đến sức khỏe sinh sản, hãy thực hiện các biện pháp tích cực sau:

Phòng ngừa tắc ống dẫn tinh ở nam giới bằng một lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn

  • Phát hiện sớm các khối u bất thường ở tuyến tiền liệt, mào tinh hoàn, tinh hoàn và xử lý loại bỏ dứt điểm để giảm nguy cơ biến chứng tắc ống dẫn tinh.
  • Duy trì mối quan hệ tình cảm hoặc vợ chồng chung thủy, quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su phòng tránh mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Có lối sống sinh hoạt lành mạnh, có kỷ luật và tuân thủ các nguyên tắc về sức khỏe như ăn uống đủ chất, sử dụng thực phẩm lành mạnh, tập thể dục, vận động thể chất nâng cao đề kháng, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, không làm việc quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh stress, căng thẳng...
  • Hạn chế tối đa các chấn thương, va chạm mạnh tác động đến cơ quan sinh dục.
  • Tránh tự ý sử dụng một số loại thuốc được khuyến cáo có khả năng gây tắc nghẽn ống dẫn tinh như thuốc chẹn alpha, thuốc chống loạn thần, thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm...
  • Tiêm phòng vắc xin phòng ngừa các bệnh lý xã hội lây truyền qua đường tình dục giảm thấp nguy cơ bị tắc ống dẫn tinh và nhiều hệ lụy sức khỏe khó lường khác.
  • Nếu được chỉ định cần phẫu thuật một bộ phận nào đó ở cơ quan sinh dục, nên cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro, chọn những cơ sở y tế uy tín, chất lượng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng gây tắc ống dẫn tinh.
  • Tầm soát sức khỏe định kỳ và khi phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh tại cơ quan sinh dục, hãy chẩn đoán chuyên sâu và tiếp nhận phác đồ điều trị phù hợp, phòng ngừa tắc ống dẫn tinh.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi bị tắc ống dẫn tinh?

2. Bị tắc ống dẫn tinh có con được không?

3. Tắc ống dẫn tinh có quan hệ được không?

4. Bệnh tắc ống dẫn tinh có chữa khỏi dứt điểm được không?

5. Biện pháp chẩn đoán tắc ống dẫn tinh phù hợp tôi cần thực hiện?

6. Phương pháp điều trị tắc ống dẫn tinh tốt nhất dành cho trường hợp bệnh của tôi?

7. Những rủi ro và lợi ích xoay quanh biện pháp điều trị tắc ống dẫn tinh được chỉ định?

8. Quá trình điều trị tắc ống dẫn tinh mất bao lâu thì khỏi?

9. Sau điều trị tắc ống dẫn tinh, tôi có thể có thai tự nhiên hay phải thụ tinh trong ống nghiệm?

10. Tôi cần làm và tránh làm những gì trong quá trình điều trị tắc ống dẫn tinh?

Tắc ống dẫn tinh là nguyên nhân hàng đầu gây ra vô sinh, hiếm muộn nam và kéo theo vô số những hệ lụy khó lường khác về mọi khía cạnh trong cuộc sống. Do đó, nam giới cần nắm rõ những thông tin cơ bản về bệnh, chủ động thăm khám ngay khi nghi ngờ mắc bệnh và tiếp nhận phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định để bảo tồn chức năng sinh sản.

Ngày đăng 09:33 - 23/02/2023 - Cập nhật lúc: 09:33 - 23/02/2023
Chia sẻ:
Xuất tinh sớm Bệnh Xuất Tinh Sớm
Xuất tinh sớm là một dạng rối loạn tình dục phổ biến ở nam giới. Một số trường hợp còn kèm theo rối loạn cương dương, cảnh báo bệnh yếu…
Bệnh Viêm Túi Tinh
Viêm túi tinh có liên quan đến tình trạng viêm…
Bệnh Ung thư dương vật
Ung thư dương vật là bệnh ung thư hiếm gặp…
Bệnh Tinh Trùng Yếu
Sự khỏe mạnh và khả năng phát triển của tinh…
Bệnh Hẹp Bao Quy Đầu

Hẹp bao quy đầu là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến ở nam giới, có thể xảy…

Bệnh Ung Thư Tinh Hoàn

Ung thư tinh hoàn là bệnh lý nam khoa hiếm gặp. Tuy nhiên, nó lại là nguyên nhân gây suy…

Bệnh Viêm Tinh Hoàn

Viêm tinh hoàn là bệnh lý nam khoa phổ biến. Tinh hoàn sưng viêm, gây đau nhức khó chịu và…

Bệnh Hẹp Niệu Đạo

Hẹp niệu đạo là bệnh lý xảy ra phổ biến ở nam giới, nhất là nam giới trung niên. Niệu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua