Cảm giác chán ăn buồn nôn – Nguyên nhân và cách khắc phục

Cảm giác chán ăn buồn nôn rất thường xảy ra và có thể gặp phải ở tất cả các lứa tuổi. Đó có thể là dấu hiệu của mang thai. Nhưng cũng có thể là triệu chứng cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày hoặc suy thượng thận, rối loạn tuyến giáp, hội chứng ruột kích thích,…

chán ăn buồn nôn là bệnh gì
Cảm giác chán ăn buồn nôn – Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân gây ra cảm giác chán ăn buồn nôn

Chán ăn và buồn nôn xảy ra khi cơ thể không còn hứng thú khi ăn uống, ăn không ngon miệng và thường xuyên cảm thấy buồn nôn sau khi ăn.

Triệu chứng này thường xảy ra khi cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc làm việc quá sức. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chán ăn và buồn nôn có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe sau:

1. Mang thai

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể nữ giới có xu hướng tăng lượng HCG. Hormone này là nguyên nhân gây ra hàng loạt triệu chứng mang thai điển hình như chán ăn/ thèm ăn bất thường, buồn nôn, ói mửa,…

chán ăn buồn nôn là bệnh gì
Hormone HCG tăng cao trong 3 tháng đầu thai kỳ là nguyên nhân gây chán ăn, mệt mỏi và buồn nôn

Muốn nhận biết cảm giác chán ăn buồn nôn do mang thai hay do bệnh lý, bạn có thể căn cứ vào chu kỳ kinh nguyệt và sử dụng que thử thai để xác định. Bên cạnh đó, mang thai còn gây ra một số thay đổi khác trong cơ thể rất dễ nhận biết như người mệt mỏi, xanh xao, thiếu tập trung, dễ buồn ngủ,…

Cách tốt nhất giúp kiểm tra chính xác là đến bệnh viện thực hiện siêu âm.

2. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là hiện tượng ruột già co bóp bất thường, gây đau bụng, buồn nôn, chán ăn và suy nhược. Hội chứng này có thể xảy ra vô căn hoặc do một số yếu tố kích thích như căng thẳng thần kinh, thừa cân – béo phì, hút thuốc lá, nghiện rượu bia,…

Hội chứng ruột kích thích có tiến triển mãn tính và có thể gây thiếu máu, suy nhược nếu không tiến hành các biện pháp khắc phục.

3. Căng thẳng và áp lực

Căng thẳng và áp lực có thể gây sức ép lên hệ thần kinh và tâm lý. Những người thường xuyên bị căng thẳng thường ít khi có cảm giác đói và dễ dẫn đến hiện tượng chán ăn.

buồn nôn chán ăn
Căng thẳng thần kinh gây ức chế cảm giác đói và giảm cảm giác thèm ăn

Ngoài ra áp lực lên hệ thần kinh trung ương còn gây cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa và kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn bình thường. Tác động tiêu cực này có thể là dấu hiệu cảnh báo để bạn lưu ý các vấn đề về dạ dày như viêm dạ dày, xung huyết dạ dày, viêm loét hang vị, xung huyết niêm mạc hang vị, trợt – xước niêm mạc,…

Nếu cảm giác chán ăn buồn nôn là do các bệnh lý này gây ra, người bệnh sẽ thấy kèm theo các triệu chứng khác như: 

  • Đau thượng vị, cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc dữ dội từng đợt. Cơn đau bụng, xót ruột rõ rệt hơn khi người bệnh ăn những đồ ăn cay nóng, hoa quả chua.
  •  
  • Chướng bụng, khó tiêu, ăn không ngon, đắng miệng
  • Trào ngược, ợ hơi, ợ chua
  • Buồn nôn hoặc nôn diễn ra thường xuyên.

Để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh nên sớm đến các cơ sở y tế thăm khám, nội soi. Từ đó biết rõ nguyên nhân gây ra cảm giác chán ăn buồn nôn hiện có. Đồng thời nếu mắc các chứng về dạ dày, người bệnh có thể xác định tình trạng bệnh và tổn thương bên trong. Qua đó xác định phương pháp tác động phù hợp.

Xem thêm: 

4. Mắc vấn đề về tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận là cơ quan có kích thước nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Cơ quan này đảm nhiệm chức năng sản sinh hormone cortisone và catechamin nhằm duy trì nhịp tim, huyết áp và điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Khi tuyến thượng thận suy giảm chức năng, cơ quan này sẽ tiết ra hormone cortisone ít hơn bình thường và làm phát sinh các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, huyết áp thấp, vã mồ hôi, chán ăn, mệt mỏi,… Các vấn đề ở tuyến thượng thận thường khởi phát do nhiễm trùng hoặc sử dụng thuốc corticosteroid trong điều trị dài hạn.

5. Tuyến giáp bị rối loạn

Tuyến giáp được xem là tuyến nội tiết có vai trò quan trọng nhất trong cơ thể. Cơ quan này tạo ra hormone nhằm điều hòa quá trình trao đổi chất và chuyển hóa.

buồn nôn chán ăn
Rối loạn tuyến giáp ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của cơ thể, từ đó gây chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn,…

Khi mắc bệnh suy/ cường giáp, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như giảm cân, tăng/ giảm thân nhiệt, mệt mỏi, táo bón, dễ cáu gắt, chán ăn, hay buồn nôn, nhịp tim nhanh/ chậm,…

6. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Chán ăn và buồn nôn có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc trị huyết áp, thuốc trầm cảm, thuốc giảm đau gây nghiện hoặc thuốc kháng sinh.

Ngoài triệu chứng này, sử dụng thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khác như tiêu chảy, giảm huyết áp, buồn ngủ, chóng mặt,… Trong trường hợp nhận thấy tác dụng phụ có mức độ nguy hiểm, bạn nên thông báo với bác sĩ để được thay thế bằng một loại thuốc khác.

7. Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt thường xảy ra trước kỳ kinh từ 1 – 2 tuần. Hội chứng này đặc trưng bởi các biểu hiện khó chịu về mặt thể chất và tinh thần ở nữ giới như đau bụng dưới, mệt mỏi, chán ăn, thiếu tập trung, buồn nôn, mất ngủ, dễ xúc động, cáu bẳn,…

8. Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề tâm lý nghiêm trọng và đang có xu hướng gia tăng. Chứng bệnh này là hệ quả của nhiều yếu tố gây nên (thể chất, tinh thần, tác động bên ngoài, môi trường sinh sống,…).

Trầm cảm sau sinh có triệu chứng rất đa dạng, bao gồm tình trạng thường xuyên khóc không rõ nguyên do, mất kiểm soát, đau đầu, buồn, tuyệt vọng, chán ăn, lo sợ, mất tập trung, muộn phiền, ít giao tiếp, đau dạ dày, buồn nôn,…

buồn nôn chán ăn
Chứng trầm cảm sau sinh có thể gây chán ăn, thất vọng, hay buồn nôn, sụt cân, ít giao tiếp,…

Chứng trầm cảm sau khi sinh có mức độ rất nghiêm trọng và dễ dẫn đến các tình huống rủi ro (tự sát). Vì vậy khi nhận thấy bạn đời hoặc người thân trong gia đình có những biểu hiện nói trên, cần chủ động đưa người thân đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

9. Sau phẫu thuật/ nội soi

Sau khi nội soi đường tiêu hóa trên và phẫu thuật, bạn có thể cảm thấy chán ăn, ăn không ngon và buồn nôn khi ngửi thấy mùi thức ăn. Đây là hiện tượng thông thường và có thể thuyên giảm nhanh chóng sau khoảng 1- 5 ngày.

10. Cảm lạnh/ cảm cúm

Cảm lạnh/ cảm cúm là các bệnh nhiễm trùng cơ quan hô hấp trên. Bệnh xảy ra khi virus cúm hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cổ họng hoặc mũi và gây ra triệu chứng sốt, sổ mũi, hắt xì, mệt mỏi,…

Ngoài ra, nhiễm trùng ở cơ quan hô hấp trên còn gây đắng miệng, buồn nôn và chán ăn. Tuy nhiên các triệu chứng này có thể thuyên giảm nhanh chóng sau khi nhiễm trùng bị ức chế và kiểm soát hoàn toàn.

11. Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, cảm giác chán ăn và buồn nôn có thể khởi phát do các nguyên nhân sau:

  • Nhiễm giun sán
  • Làm việc quá sức
  • Ung thư
  • Mắc bệnh rối loạn tự miễn
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Rối loạn thần kinh (bệnh Parkinson, đa xơ cứng,…)
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Thiếu ngủ hoặc thức quá khuya
  • Chán ăn tâm thần

thuốc dân tộc chữa đau dạ dày

Cách khắc phục triệu chứng buồn nôn chán ăn

Buồn nôn và chán ăn không phải là triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu triệu chứng này kéo dài, bạn có thể bị sụt cân bất thường, người xanh xao, gầy yếu, thiếu sức khỏe, suy giảm miễn dịch, thiếu máu và vi chất dinh dưỡng.

Vì vậy bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng chán ăn và buồn nôn.

1. Tăng cường trái cây và rau xanh trong bữa ăn

Trái cây và rau xanh được đánh giá là nhóm thực phẩm lành mạnh và đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hàm lượng vitamin và khoáng chất trong trái cây, rau xanh có thể làm giảm tình trạng đắng miệng và kích thích cảm giác thèm ăn.

chán ăn buồn nôn là bệnh gì
Bổ sung rau xanh và trái cây có thể kích thích cảm giác thèm ăn và thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa

Ngoài ra việc bổ sung rau xanh và trái cây trong bữa ăn còn điều hòa nhu động ruột và hạn chế tăng tiết dịch vị dạ dày, từ đó làm giảm triệu chứng buồn nôn sau khi ăn, ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng,… Tuy nhiên bạn nên hạn chế các loại trái cây có tính nóng (sầu riêng, mít,…) hoặc các loại trái cây chứa nhiều acid (cóc, xoài, me,…).

2. Thêm các loại thảo dược khi chế biến món ăn

Nghệ, gừng, tía tô và tỏi được đánh giá là những loại thảo dược gia vị lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Bổ sung các thảo dược này vào món ăn không chỉ gia tăng hương vị mà còn giảm cảm giác đắng miệng và hạn chế buồn nôn.

Ngoài ra, hợp chất thực vật bên trong nghệ và gừng còn hỗ trợ tái tạo và phục hồi các niêm mạc tổn thương ở bên trong dạ dày.

3. Kiêng thực phẩm & đồ uống làm giảm cảm giác thèm ăn

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối, tiêu, ớt, chất bảo quản và chất béo bão hòa có thể làm giảm cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, việc thu nạp nhóm thực phẩm này còn kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị và tăng cảm giác buồn nôn sau khi ăn.

chán ăn buồn nôn là bệnh gì
Để tăng cảm giác thèm ăn, nên hạn chế uống cà phê, bia rượu và đồ uống chứa cồn

Ngoài ra thường xuyên sử dụng rượu bia, cà phê và nước ngọt có gas cũng có thể khiến bạn dễ chán ăn và thường xuyên cảm thấy buồn nôn. Nguyên nhân là những loại thức uống này khiến cơ thể mất nước và làm gián đoạn hoạt động tiêu hóa của dạ dày.

4. Tập luyện thể dục thường xuyên

Vận động không chỉ giúp bạn duy trì vóc dáng cân đối và hệ thống xương khớp khỏe mạnh mà còn giúp điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng cường quá trình trao đổi chất.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người luyện tập từ 15 – 30 phút mỗi ngày ít gặp phải triệu chứng táo bón, đầy bụng và khó tiêu. Ngoài ra hoạt động thể chất còn tăng cường nhu động ruột, cải thiện hệ miễn dịch và tăng cảm giác thèm ăn.

5. Sinh hoạt và làm việc điều độ

Như đã đề cập, cảm giác buồn nôn và chán ăn có thể là hệ quả do làm việc quá sức, căng thẳng hoặc áp lực kéo dài. Vì vậy để cải thiện triệu chứng này, bạn nên điều chỉnh thời gian sinh hoạt và làm việc.

chán ăn buồn nôn là bệnh gì
Nghỉ ngơi và làm việc điều độ có thể giảm cảm giác chán ăn, đồng thời tăng cường hoạt động của cơ quan tiêu hóa
  • Nên tập thói quen ngủ trước 23:00 và ngủ đủ 8 giờ/ ngày để giúp thần kinh thư giãn và tăng mức độ tập trung.
  • Chỉ làm việc từ 7 – 8 giờ/ ngày, hạn chế tối đa tình trạng làm việc quá sức hoặc quá căng thẳng.
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi, đọc sách, tập yoga, xem phim hoặc nghe nhạc để giảm căng thẳng và kiểm soát các cảm xúc tiêu cực.
  • Nếu gặp khó khăn trong công việc, nên chủ động chia sẻ với bạn đời hoặc người thân.

Trung tâm Thuốc dân tộc

Chán ăn buồn nôn – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Chán ăn và buồn nôn cũng có thể khởi phát do những nguyên nhân nghiêm trọng như chứng ăn tâm thần, trầm cảm sau sinh, ung thư, suy thượng thận và rối loạn tuyến giáp. Những bệnh lý này đều có mức độ nghiêm trọng và dễ gây ra biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Vì vậy nếu nhận thấy triệu chứng buồn nôn và chán ăn đi kèm với các biểu hiện sau, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

  • Người sụt cân trong một thời gian ngắn
  • Da dẻ xanh xao
  • Thường xuyên nôn ra máu
  • Bị ám ảnh bởi vóc dáng và cân nặng
  • Có các suy nghĩ tiêu cực (tự sát hoặc tự gây thương tích)
  • Không kiểm soát được cảm xúc
  • Huyết áp giảm

Cảm giác chán ăn và buồn nôn có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Vì vậy bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể và tâm lý có những biểu hiện bất thường.

Thoát khỏi đau dạ dày, trào ngược nhờ kiên trì dùng bài thuốc Đông y – NSND Trần Nhượng chia sẻ bí quyết

Tham khảo thêm: 

Ngày đăng 11:52 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:05 - 07/06/2023
Chia sẻ:
16 công dụng của Gà Ác với sức khỏe và cách dùng

Gà ác hay còn gọi là Ô cốt kê là thực phẩm độc đáo, bổ dưỡng và ngon miệng. Công…

Sữa Ong Chúa Là Gì? Công Dụng và Cách Sử Dụng

Sữa ong chúa là một loại thực phẩm quý được sản xuất bởi những chú ong thợ. Nó có nhiều…

Omega 3 Omega 3 là gì? Công dụng và cách bổ sung cho cơ thể

Omega-3 là một trong những thành phần dưỡng chất không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Nắm được…

Cách Bảo Quản Tổ Yến, Yến Tươi, Yến Thô,... Được Lâu Cách Bảo Quản Tổ Yến, Yến Tươi, Yến Thô,… Được Lâu

Cách bảo quản tổ yến, yến tươi, yến thô,... được nhiều người quan tâm. Bởi yến sào là thực phẩm…

Tổ yến non hay già tốt? Tổ Yến Non Hay Già Tốt? Phân Biệt Như Thế Nào?

Tổ yến non và tổ yến già đều là những loại tổ yến dễ dàng tìm thấy trên thị trường…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua