Bạch biến ở trẻ em – Cách trị và lưu ý cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bạch biến ở trẻ em là căn bệnh ngoài da lành tính, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tác động lớn đến tâm lý của trẻ. Vậy khi trẻ bị bệnh bạch biến thì cần điều trị như thế nào và cách chăm sóc ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp các cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bệnh bạch biến ở trẻ em gây xuất hiện những đốm da, mảng da có màu trắng bị mất đi sắc tố.
Bệnh bạch biến ở trẻ em gây xuất hiện những đốm da, mảng da có màu trắng bị mất đi sắc tố

Bệnh bạch biến ở trẻ em là gì?

Bệnh bạch biến ở trẻ em có thể phát triển ở bất kỳ thời điểm nào, ngay cả lúc sơ sinh. Đây là một căn bệnh có tính chất di truyền, biểu hiện rõ trên da và ước tính chiếm khoảng 1 – 2% tổng dân số.

Đây là tình trạng tế bào sản xuất ra sắc tố da melanocytes bị ảnh hưởng, gây rối loạn sắc tố da, khiến da bị mất đi sắc tố melanin không rõ nguyên nhân. Lúc này, trên da bé sẽ xuất hiện các đốm hoặc các mảng da màu trắng vì các vùng đó không có tế bào sản sinh sắc tố da hoặc đã bị ngừng hoạt động. 

Thông thường, bạch biến được chia thành 3 loại cơ bản:

  • Bạch biến khu trú: Các đốm trắng xuất hiện ở những vùng da nhỏ.
  • Bạch biến lan tỏa: Đây là dạng bạch biến phổ biến nhất với các triệu chứng xuất hiện đối xứng ở hai bên cơ thể và có dấu hiệu lan rộng.
  • Bạch biến đứt đoạn: Các đốm trắng chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể nhưng vẫn có thể ảnh hưởng ở những vùng da rộng.

Bạch biến là một bệnh da lành tính, không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung nhưng làm mất thẩm mỹ, có thể khiến trẻ bị mặc cảm, tự ty, ảnh hưởng lớn đến tâm lý.

Nguyên nhân gây bệnh bạch biến ở trẻ em

Bệnh bạch biến ở trẻ em hình thành do tình trạng suy giảm tế bào sắc tố melanin trong cơ thể trẻ. Hiện nay nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bạch biến ở trẻ em là:

  • Di truyền: Các nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 30% trường hợp trẻ bị bệnh bạch biến có liên quan đến di truyền. Cha mẹ bị bệnh bạch biến sinh con ra sẽ có tỷ lệ mắc bệnh bạch biến cao hơn những đứa trẻ khác.
  • Khí hậu: Khí hậu thay đổi thất thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe và suy giảm hệ miễn dịch. Các vi khuẩn , virus có hại sẽ có điều kiện xâm nhập vào cơ thể khiến trẻ dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn.
  • Cách chăm sóc: Cha mẹ chăm sóc trẻ không đúng cách như cho bé mặc quần áo kín khiến bé đổ mồ hôi nhiều, vệ sinh hàng ngày không sạch sẽ,… cũng khiến cho bé dễ có nguy cơ mắc bệnh bạch biến.
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Nếu bé tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất độc hại cũng là nguyên nhân có thể gây ra bệnh bạch biến.
  • Bệnh lý: Bạch biến cũng có thể phát triển ở những trẻ bị mắc một số bệnh như thiếu máu nghiêm trọng, bệnh liên quan đến tuyến giáp, rối loạn chức năng gan,…
Bạch biến là căn bệnh có tính chất di truyền
Bạch biến là căn bệnh có tính chất di truyền

Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch biến ở trẻ em

Biểu hiện đặc trưng của bệnh bạch biến ở trẻ em là xuất hiện những đốm da, mảng da có màu trắng bị mất đi sắc tố. Chúng tạo thành những vết loang lớn khác hẳn với những vùng da bình thường. 

  • Vùng mép chỗ da bị loang có màu đậm hơn và dễ nổi lên một cách cân đối ở hai bên cơ thể
  • Xuất hiện các chấm màu nâu trên vùng da tổn thương
  • Trên những vùng da bị bạch biến, tóc hoặc lông cũng chuyển sang màu trắng
  • Các đốm bạch biến có thể thấy dễ dàng ở mặt, cổ, lưng, cẳng tay, cổ tay, mu bàn tay,…
  • Ngoài ra, trẻ bị bạch biến còn có các triệu chứng khác như tóc bạc sớm, mất màu môi,…

Bạch biến là một dạng bệnh viêm không gây đau ngứa và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị chúng sẽ nhanh chóng lan rộng đến các vùng da khác, gây ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ của trẻ khi lớn lên, khiến trẻ bị mặc cảm, tự ti về ngoài hình. 

Phương pháp điều trị bệnh bạch biến ở trẻ em

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh bạch biến cho trẻ em có tác dụng phục hồi sắc tố ở vùng da bị bệnh. Tuy nhiên, phương pháp nào cũng có những ưu điểm và bất lợi riêng. Bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, theo dõi và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

1. Cách chẩn đoán bệnh bạch biến ở trẻ em

Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh bạch biến ở trẻ em bằng cách xem xét các đốm trắng xuất hiện trên da, sử dụng máy soi da để xác định những vùng da bị ảnh hưởng khó nhìn thấy bằng mắt thường. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh và xem trẻ có bị mắc các bệnh liên quan khác không.

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra xem bé có mắc các bệnh khác hay không như tuyến giáp, đái tháo đường 
  • Thực hiện sinh thiết: Kiểm tra các tế bào sắc tố da xem bé có bị bạch biến hay không

2. Điều trị bạch biến bằng phương pháp dự phòng

Bạch biến là một căn bệnh rất khó điều trị và cho đến hiện nay y học vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé sử dụng các loại thuốc có tác dụng tăng cảm ứng với ảnh nắng, hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bạch biến.

  • Thuốc bôi tại chỗ chứa Corticosteroid: Đây là một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các đốm bạch biến tại chỗ, có tác dụng làm chậm sự mất sắc tố da ở những bệnh nhân bạch biến đang phát triển.
  • Sử dụng kem chống nắng: Có tác dụng ngăn phỏng nắng vùng da bệnh, giảm tổn hại da do nắng, giảm rám nắng vùng da không bệnh chung quanh.
  • Mỹ phẩm: dùng để che phủ sang thương bạch biến khu trú ở mặt, cổ, bàn tay.

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bạch biến cho trẻ em, mẹ cần phải tuân thủ theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý thay đổi thuốc và liều lượng sẽ gây tác động xấu đến quá trình điều trị và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Điều trị bệnh bạch biến cho trẻ em bằng các loại thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Điều trị bệnh bạch biến cho trẻ em bằng các loại thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

3. Điều trị bạch biến bằng liệu pháp ánh sáng sinh học

Thông thường, bên cạnh việc sử dụng thuốc bác sĩ sẽ tiến hành kết hợp với chiếu tia cực tím giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh bạch biến ở trẻ em. Phương pháp ánh sáng sinh học thường được sử dụng là chiếu đèn UVA và chiếu đèn UVB.

– Phương pháp chiếu đèn UVA

Phương pháp này sẽ giúp vùng da bị đốm trắng trở nên hồng hào, theo thời gian sẽ mờ dần và chuyển sang màu da tự nhiên. Phương pháp này được thực hiện thông qua hai bước:

  • Trước tiên bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng một loại thuốc gọi là psoralen để thoa lên các đốm trắng
  • Sau đó thực hiện chiếu tia cực tím UVA lên da của trẻ

Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra một vài tác dụng phụ như cháy nắng, da bị sạm bất thường. Cha mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành điều trj cho trẻ.

– Phương pháp chiếu đèn UVB

Đây là phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh bạch biến ở trẻ em phổ biến hơn so với chiếu đèn UVA. Khi thực hiện điều trị  bằng phương pháp chiếu đèn UVB, bác sĩ sẽ tiến hành chiếu tia cực tím UVB lên trực tiếp da của trẻ thay vì tia UVA mà không cần phải bôi thuốc.

4. Điều trị bạch biến bằng phương pháp ngoại khoa

Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh bạch biến cuối cùng nếu sau khi thực hiện tất cả các biện pháp khác nhưng không mang lại hiệu quả. Hai thủ thuật thường được sử dụng đẻ điều trị bệnh bạch biến cho trẻ em là:

  • Cấy tế bào sắc tố vào vùng da bạch biến
  • Ghép da

Có khoảng 15 – 20% các trường hợp bị bạch biến có thể tự khỏi theo thời gian mặc dù không áp dụng phương pháp điều trị nào. Tuy nhiên, vì bạch biến có thể gây cảm xúc căng thẳng nghiêm trọng cho bệnh nhân nên bệnh cần phải được điều trị. 

Các biện pháp chăm sóc trẻ bị bạch biến

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp điều trị bệnh bạch biến cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cũng nên lưu ý đến quá trình chăm sóc trẻ tại nhà:

  • Hạn chế cho bé sử dụng các loại nước ngọt có gas, thực phẩm chứa nhiều gluten như yến mạch, lúa mì,… 
  • Tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ đầy các chất dinh dưỡng có tác động tốt đến quá trình điều trị bệnh bạch biến ở trẻ như:
    • Thực phẩm giàu vitamin B1, B6, B12: cá hồi, đậu xanh, gạo,..
    • Thực phẩm giàu vitamin C: cam, bưởi, dưa hấu, dâu tây, khoai tây…
    • Thực phẩm giàu kẽm: tôm, thịt lợn, các sản phẩm từ sữa…
  • Tránh cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khi ra đường nên mặc quần áo dài tay, đội mũ nón, bịt khẩu trang kín đáo.
  • Không cho bé sử dụng các loại xà phòng tắm gội dễ gây kích ứng. Giặt sạch sẽ quần áo, phơi khô ráo dưới ánh nắng mặt trời trước khi mặc
  • Có các biện pháp giúp bé vượt qua vấn đề cảm xúc như động viên, động viên trẻ giải thích với bạn về bệnh bạch biến, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động với bạn bè, cộng đồng,…
  • Chú ý quan tâm, chăm sóc trẻ để có các biện pháp can thiệp kịp thời nếu trẻ có dấu hiệu trầm cảm.
Chú ý quan tâm, chăm sóc
Cha mẹ chú ý quan tâm, chăm sóc có các biện pháp giúp bé vượt qua vấn đề cảm xúc

Bạch biến ở trẻ em là một bệnh rất khó điều trị, trong quá trình điều trị yêu cầu phải kiên nhẫn dùng thuốc trong thời gian dài và có thể bị một số tai biến không lường trước được. Vì vậy, khi trẻ bị bạch biến cha mẹ nên bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 10:00 - 08/02/2023 - Cập nhật lúc: 15:26 - 03/10/2023
Chia sẻ:
Bị viêm da cơ địa ở vùng kín nên lưu ý những điều này

Viêm da cơ địa ở vùng kín khiến người bệnh ngứa ngáy, đau rát, ảnh hưởng đến hoạt động và…

Kinh Nghiệm Chữa Viêm Da Cơ Địa Kinh Nghiệm Chữa Viêm Da Cơ Địa Khỏi Sau Nhiều Năm

Những kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa khỏi sau nhiều năm có thể giúp bạn nắm rõ và lựa…

Kela Lotion trị viêm lỗ chân lông - Giá bán và cách dùng Kela Lotion trị viêm lỗ chân lông – Giá bán và cách dùng

Kem bôi Kela lotion Thái Lan là một trong những sản phẩm điều trị viêm lỗ chân được sử dụng…

rụng tóc sau sinh Rụng tóc sau sinh và những cách điều trị an toàn hiệu quả

Rụng tóc sau sinh là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 50% phụ nữ. Tình trạng này…

Viêm da tiếp xúc Bệnh viêm da tiếp xúc – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, dễ mắc nhưng lại rất khó…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua