Bạch biến là bệnh gì? Hình ảnh nhận biết và Điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bạch biến là một bệnh liên quan đến sắc tố melanin trên da. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày nguyên nhân gây bệnh, các hình ảnh nhận biết bệnh và phương pháp điều trị.

Bạch biến

Bạch biến là bệnh gì?

Cơ chế hình thành màu da ở người khá phức tạp. Tuy nhiên, ở mức độ đơn giản nhất, màu da ở người được hình thành từ hai yếu tố: màu hồng của máu kết hợp với màu sắc của sắc tố da (melanin). Người có nước da trắng (người Âu châu) là do da của họ ít có sắc tố melanin. Người Phi châu da đen là do họ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da sản sinh ra nhiều sắc tố melanin hơn. Từ đó da của người Phi châu có màu đen sậm.

Bạch biến (Tiếng Anh: Vitiligo) là một căn bệnh da liễu, liên quan đến màu sắc của da. Khi các tế bào sản xuất ra các sắc tố melanin bị phá hủy, chúng sẽ không sản xuất ra các sắc tố trên da nữa. Do đó, một số vùng trên da của người bệnh sẽ trở về với màu trắng, bị mất sắc tố melanin.

Khi bị bạch biến, cơ thể của người bệnh sẽ xuất hiện những mảng da màu trắng, tương phản rõ rệt với làn da của bạn.

Theo thống kê của Hiệp hội Bạch biến Hoa Kỳ, trên thế giới có khoảng 1% dân số bị mắc bệnh. Tại nước mỹ, số lượng người mắc phải bệnh bạch biến chiếm khoảng 5 triệu người.

Bạch biến là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng dễ khiến người bệnh mất tự tin vì yếu tố thẩm mỹ.

Bạch biến
Bạch biến không gây nguy hiểm nhưng khiến người bệnh mất tự tin vì yếu tố thẩm mỹ.

Một số hình ảnh nhận biết bệnh bạch biến

Biểu hiện của bệnh bạch biết sẽ xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể của người bệnh như tay, đùi, ngực, mặt, mông,… Sau đây là một số hình ảnh nhận biết về bệnh bạch biến:

Bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến

hình ảnh bệnh bạch biến

Các triệu chứng bệnh bạch biến

Nguyên nhân gây bệnh bạch biến

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh bạch biến là gì. Tuy nhiên, giới chuyên môn khẳng định rằng, bệnh bạch biến có thể xảy ra với bất cứ ai. Các yếu tố đơn lẻ như chủng tộc, giới tính, độ tuổi,… không phải là nguyên nhân gây ra bệnh.

Sau thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, nếu trong gia đình có người thân, người thế hệ trước mắc bệnh bạch biến, bạn cũng có nguy cơ bị mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn bị mắc thêm một số triệu chứng sau đây thì nguy cơ bạn bị bạch biến là rất cao:

  • Bệnh cường giáp (tuyến giáp hoạt động mạnh);
  • Bệnh viêm khớp dạng thấp;
  • Bệnh tiểu đường loại 1;
  • Bệnh thiếu máu ác tính;
  • Bệnh hói đầu, rụng tóc từng mảng;
  • Bệnh Lupus.

Để biết chắc chắn bị mắc bệnh bạch biến hay không, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và xét nghiệm. Bác sĩ sẽ xét nghiệm bằng cách lấy mẫu da, mẫu máu của người bệnh:

  • Họ sẽ quan sát các sắc tố da dưới kính hiển vi;
  • Kiểm tra máu để tìm xem các dấu hiệu của thiếu máu, tuyến giáp hoạt động mạnh,…

Sau khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ rút ra chẩn đoán chính xác nhất.

Bệnh bạch biến

Những cách điều trị bệnh bạch biến

Vậy, bệnh bạch biến có thể khắc phục hoặc điều trị được không? Câu trả lời là có thể khắc phục được và có cách điều trị. Tuy nhiên, bạch biến là biểu hiện ra ngoài kiểu hình của kiểu gen, nên không thể điều trị dứt điểm được.

Nếu bệnh mới phát ở giai đoạn đầu, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị được, để da trở lại màu sắc như bình thường.

Nếu bệnh đã ở những giai đoạn muộn, các chuyên gia da liễu cũng đã tìm ra một số phương pháp giúp khắc phục, cải thiện tình trạng da không đồng đều màu.

Chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp khắc phục, chữa trị bệnh.

1. Dùng thuốc uống, thuốc bôi

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bạch biến là da bị thiếu hụt sắc tố melanin. Do đó, để cải thiện tình trạng bạch biến, người bệnh có thể uống một số loại thuốc kích thích cơ thể sản xuất melanin như: thuốc meladinin, thuốc melagenin,… Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng men gan, vàng da, chán ăn,…

thuốc điều trị

Về thuốc bôi, một số loại kem bôi có thể giúp vùng da bị bệnh được tái tạo, màu sắc da sẽ đậm lại như ban đầu. Một số loại thuốc bôi giúp cải thiện tình trạng bạch biến là thuốc Corticosteriod, Steroid,… Bên cạnh việc dùng kem bôi, người bệnh cũng cần phải kết hợp với việc điều trị bằng ánh sáng.

2. Điều trị bằng ánh sáng

Sử dụng các bước sóng ánh sáng để điều trị các bệnh về da không còn là điều quá xa lạ. Hiện nay, người bệnh bạch biến có thể điều trị bệnh bằng liệu pháp điều trị: bôi thuốc psoralen và tiếp xúc với tia sáng UVA. Các bước sóng ánh sáng này sẽ giúp phục hồi màu sắc da, điều trị dứt bệnh.

Tuy nhiên, điều trị bằng quang học khá tốn kém thời gian, tài chính và đòi hỏi sự kiên trì.

kem bôi trị bệnh

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật là một trong những phương pháp phổ biến để điều trị bệnh bạch biến. Người bệnh có thể điều trị bằng cách cấy ghép tế bào tạo sắc tố hoặc ghép da. Cách thực hiện như sau:

  • Cấy ghép tế bào tạo sắc tố: Các bác sĩ sẽ trích lấy những tế bào sản xuất sắc tố từ da của bạn, sau đó nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm. Bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép các tế bào này vào vùng da bị mất sắc tố trên cơ thể.
  • Ghép da: Bác sĩ sẽ lấy vùng da lành, có sắc tố cao để ghép vào vùng da bị mất sắc tố.

"Người

4. Dùng mỹ phẩm

Bên cạnh các phương pháp như điều trị bằng ánh sáng, điều trị bằng phẫu thuật,… người bệnh bạch biến cũng có thể khắc phục tình trạng bệnh bằng cách dùng mỹ phẩm. Một số loại mỹ phẩm như kem dưỡng da, phấn,… sẽ giúp che đi vùng da bị mất sắc tố, giúp da đồng màu hơn.

Dùng mỹ phẩm để khắc phục bạch biến là một trong những cách đơn, giản, giúp người bệnh tự tin khi giao tiếp xã hội.

5. Phun xăm thẩm mỹ

Người bệnh bạch biến có thể thực hiện những thủ thuật phun xăm thẩm mỹ, giúp môi trở nên hồng hào, đều màu nhờ mực xăm. Khi có ý định phun xăm thẩm mỹ, người bệnh bạch biến cần chọn lựa cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng.

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng cần ăn uống khoa học, cần tránh những loại thức ăn như thực phẩm chứa nhiều Gluten, thức ăn cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ,…

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, tư vấn, chẩn đoán hay phương pháp chữa trị thay cho bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm

Ngày đăng 00:27 - 25/05/2023 - Cập nhật lúc: 15:45 - 04/07/2023
Chia sẻ:
Phân Biệt Hắc Lào và Lang Ben: Cách Xử Lý, Phòng Ngừa

Hắc lào và lang ben đều là những bệnh da liễu thường gặp, nhưng dễ bị nhầm lẫn do các…

Ngứa da cổ – Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm

Ngứa da cổ có thể là một phản ứng bình thường của cơ thể hoặc là dấu hiệu cho một…

Một số mẹo dân gian có thể giúp điều trị mề đay hiệu quả 4 cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả – Mẹo dân gian

Những cách chữa mề đay bằng lá khế có thể làm dịu cảm giác ngứa ngáy và phù nề của…

7 cách trị rụng tóc từ thiên nhiên rẻ tiền cho hiệu quả bất ngờ

Cách trị rụng tóc từ thiên nhiên như dầu dừa, nha đam, mật ong, bồ kết, trà xanh có chứa…

Mặc dù ngứa ít hoặc không ngứa, không đau nhưng lang ben lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến nhiều người tự ti. Lang ben có lây không? Các nguy cơ lây lan và cách phòng ngừa

Lang ben có lây không? Câu trả lời đơn giản là có. Tuy nhiên lang ben lây qua đường nào,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua