Xét nghiệm Chlamydia để làm gì? Thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cách tốt nhất để nhận biết chính xác sự hiện diện của loại vi khuẩn này là thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Bài viết sẽ tổng hợp những thông tin cần biết về xét nghiệm Chlamydia.

xét nghiệm Chlamydia
Cần thực hiện xét nghiệm Chlamydia đối với những đối tượng nằm trong nhóm nguy cơ cao

Xét nghiệm Chlamydia là gì?

Chlamydia là một bệnh  lý nhiễm trùng khá phổ biến lây truyền qua đường tình dục. Số liệu thống kê ghi nhận, trên thế giới hằng năm có khoảng 131 người mắc phải căn bệnh này.

Bệnh Chlamydia có thể ảnh hưởng tới cả nam và nữ giới, nhất là những người dưới 25 tuổi. Tỷ lệ lây nhiễm bệnh Chlamydia qua đường tình dục nhiều gấp 50 lần so với giang mai và gấp 3 lần so với bệnh lậu.

Xét nghiệm Chlamydia là xét nghiệm nhằm mục đích tìm ra vi khuẩn Chlamydia trachomatis trong cơ thể những người đã từng có quan hệ tình dục. Xét nghiệm này dùng một mẫu dịch được lấy từ cơ thể hay nước tiểu để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Chlamydia.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm Chlamydia?

Xét nghiệm Chlamydia thường chỉ định cho một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Nữ giới có biểu hiện tiết dịch âm đạo bất thường kèm theo triệu chứng đau bụng.
  • Nam giới đau khi tiểu tiện kèm theo tiết dịch bất thường từ dương vật.
  • Nữ giới dưới 25 tuổi đã từng quan hệ tình dục.
  • Quan hệ tình dục không có các biện pháp bảo vệ.
  • Ba tháng sau khi điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Người bị mắc nhiều bệnh xã hội, nhất là HIV.
  • Trẻ sơ sinh có triệu chứng bị viêm kết mạc như sưng đỏ mắt, mắt tiết dịch.
  • Thực hiện xét nghiệm Chlamydia ở lần khám tiền sản đầu tiên và lặp lại vào 3 tháng cuối thai kỳ cho mẹ bầu dưới 25 tuổi.

Ý nghĩa của xét nghiệm Chlamydia

Như đã phân tích, xét nghiệm Chlamydia là xét nghiệm để tìm vi khuẩn Chlamydia trong cơ thể. Điều này giúp xác định chính xác nguyên nhân làm phát sinh các triệu chứng bệnh. Từ đó có giải pháp can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách.

ý nghĩa xét nghiệm Chlamydia
Xét nghiệm Chlamydia giúp tìm ra vi khuẩn Chlamydia trachomatis trong cơ thể

Trường hợp bệnh Chlamydia không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bao gồm:

– Đối với nữ giới:

Nhiễm Chlamydia có thể biến chứng thành bệnh viêm vùng chậu. Từ đó làm tăng nguy cơ vô sinh do ống dẫn trứng bị tổn thương. Ngoài ra nhiều chị em còn có nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung. Nhiều trường hợp, vi khuẩn Chlamydia còn có thể kết hợp với HPV và làm tăng nguy cơ gây ung thư cổ tử cung.

– Đối với phụ nữ mang thai:

Bệnh Chlamydia có thể gây sinh hon hay lây nhiễm bệnh sang con trong khi sinh. Từ đó gây nhiễm trùng mắt, viêm phổi dẫn tới mù lòa và thậm chí là khiến trẻ bị tử vong sau khi sinh.

– Đối với nam giới:

Nhiễm Chlamydia có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu hay viêm mào tinh hoàn. Một số trường hợp có thể ảnh hưởng và gây viêm trực tràng. Điều này tác động xấu đến cả đời sống tình dục cũng như sinh hoạt thường ngày.

Hơn nữa, bệnh Chlamydia còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý lây qua đường tình dục khác. Điển hình như bệnh lậu hay HIV.

Như vậy có thể thấy, xét nghiệm để phát hiện Chlamydia là rất quan trọng. Giúp bác sĩ nhận định rõ nguyên nhân gây bệnh. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để phòng tránh các vấn đề nguy hiểm phát sinh.

Các phương pháp xét nghiệm phát hiện Chlamydia

Hiện nay, có nhiều phương pháp xét nghiệm sàng lọc hay chẩn đoán xác định giúp nhận biết có bị nhiễm Chlamydia hay không. Bác sĩ có thể chỉ định một số các phương pháp xét nghiệm sau đây:

1. Xét nghiệm Quick test

Quick test là phương pháp xét nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng mẫu dịch từ vùng kín của người bệnh. Ví dụ như dịch tiết âm đạo hay niệu đạo.

Độ đặc hiệu của phương pháp Quick test là 98.8% còn độ nhạy là 93.1%. Có kết quả này là do vẫn còn tỷ lệ âm tính giả đối với một số trường hợp mới bị nhiễm.

Vì vậy, bác sĩ có thể cân nhắc yêu cần bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để chắc chắn về kết quả trong các trường hợp cần thiết.

2. Xét nghiệm Chlamydia IgG và Chlamydia IgA

Phương pháp xét nghiệm này sẽ sử dụng mẫu huyết thanh của người bệnh. Qua phân tích mẫu huyết thanh có thể giúp phát hiện kháng thể Chlamydia IgG và IgA. Từ đó đánh gái được tình trạng bệnh ngay cả khi không có triệu chứng hay bệnh đang trong tình trạng cấp tính.

Độ đặc hiệu của phương pháp xét nghiệm Chlamydia IgG là 98.2% và độ nhạy là 95.3%. Còn với phương pháp xét nghiệm Chlamydia IgA thì độ đặc hiệu là 95.9% và độ nhạy là 95.4%.

phương pháp xét nghiệm Chlamydia
Xét nghiệm Chlamydia IgG và Chlamydia IgA có thể thực hiện dựa trên mẫu huyết thanh

Xét nghiệm Chlamydia IgG và Chlamydia IgA có hiệu quả với quy mô sàng lọc lớn. Đồng thời không đòi hỏi vi khuẩn còn sống nên có giá thành rẻ hơn là nuôi cấy. Hơn nữa, yêu cầu về kỹ năng xét nghiệm cũng ở tầm vừa phải mà không cần quá cao.

Tuy nhiên, xét nghiệm này có nhược điểm lớn là không thể dùng với nhiều loại mẫu lấy từ cơ quan hô hấp, đại tràng hay âm đạo. Nguyên nhân là do độ đặc hiệu và độ nhạy cảm với các mẫu này bị giảm.

3. Xét nghiệm Chlamydia PCR

Xét nghiệm Chlamydia PCR cũng tương tự như xét nghiệm Quick test. Mẫu bệnh phẩm cho xét nghiệm này cũng là dịch sinh dục của người bệnh. Tuy nhiên sẽ được thực hiện xét nghiệm với kỹ thuật hiện đại hơn.

Hơn nữa, phương pháp xét nghiệm Chlamydia PCR có thể giúp phát hiện vi khuẩn dựa trên mẫu nước tiểu hay nhiều loại mẫu lấy từ đại tràng, cơ quan hô hấp và âm đạo. Nhưng độ nhạy của mẫu nước tiểu sẽ không cao như mẫu dịch phết.

Độ nhạy của xét nghiệm PCR là trên 90% trong khi đó độ đặc hiệu đạt 100% – tương đương với việc nuôi cấy tế bào. Ưu điểm lớn của xét nghiệm này là có thể áp dụng ở những nơi không có khả năng nuôi cấy tế bào. Ngoài ra cũng không đòi hỏi vi khuẩn còn sống. Đặc biệt thời gian xét nghiệm nhanh và còn cho kết quả chính xác.

Quy trình chuẩn bị và lấy mẫu tiến hành xét nghiệm Chlamydia

Xét nghiệm Chlamydia được thực hiện dựa trên mẫu máu, mẫu nước tiểu hay mẫu dịch phết được thu thập từ một số vị trí của cơ thể bị nghi ngờ có khả năng nhiễm bệnh.

– Đối với mẫu nước tiểu:

Mẫu nước tiểu được thu thập để thực hiện xét nghiệm khuếch đại acid nucleic (tương tự như xét nghiệm PCR). Người bệnh được khuyến cáo là không được đi tiểu trong vòng 2 giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm.

Đồng thời chú ý không lau sạch vùng kín trước khi tiến hành đi tiểu. Cần thu thập mẫu nước tiểu ở phần đầu tiên của dòng nước tiểu ngay khi vừa bắt đầu đi tiểu.

lấy mẫu nước tiểu
Cần thu lấy mẫu nước tiểu từ dòng đầu tiên khi đi tiểu

– Mẫu dịch phết:

Mẫu dịch phết phục vụ cho xét nghiệm có thể lấy từ các khu vực nghi ngờ bị ảnh hưởng. Điển hình như âm đạo, niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng hay mắt.

  • Đối với nam giới: Để lấy mẫu từ niệu đạo hay trực tràng, bác sĩ sẽ tiến hành chèn 1 miếng gạc vào lỗ niệu đạo hoặc trực tràng. Mẫu từ niệu đạo có nhiều khả năng phát hiện Chlamydia nhất nếu trước khi lấy mẫu khoảng ít nhất 2 giờ, nam giới không đi tiểu.
  • Đối với nữ giới: Để lấy mẫu từ cổ tử cung, nữ giới cần nằm trên bàn kiểm tra, 2 chân dạng ra và giơ lên. Điều này giúp bác sĩ có thể kiểm tra được âm đạo và vùng sinh dục. Sau đó bác sĩ tiến hành chèn mỏ vịt được bôi trơn vào âm đạo. Thành âm đạo sẽ được mở ra, bác sĩ dùng tăm bông hoặc bàn chải y tế để lấy các mẫu thu thập từ cổ tử cung.

Trường hợp thu thập mẫu từ mắt thì bác sĩ sẽ nhẹ nhàng dùng miệng gạc để chải vào trong mí mắt dưới và trên. Một số hiếm trường hợp, việc nuôi cấy dịch ở cổ họng cũng có thể được thực hiện.

Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm Chlamydia

Để nhận được kết quả xét nghiệm tốt nhất, cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

Một số yếu tố có thể tác động và làm ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả xét nghiệm Chlamydia bao gồm:

  • Phân trong mẫu trực tràng
  • Chu kỳ kinh nguyệt
  • Người bệnh đang dùng kháng sinh

2. Các cảm giác có thể gặp khi lấy mẫu xét nghiệm

Khi thu thập mẫu nước tiểu, người bệnh thường không gặp phải bất cứ sự khó chịu nào. Còn nếu thu thập mẫu chất dịch phết từ niệu đạo, trực tràng hay hậu môn thì có thể gây ra sự khó chịu hay đau nhẹ.

Nếu bác sĩ thu thập mẫu dịch phết từ cổ tử cung thì nữ giới có thể bị khó chịu nhẹ. Đa phần chị em đều nhận thấy cảm giác tương tự như lấy mẫu xét nghiệm Pap hay khi kiểm tra vùng chậu. Một số ít chị em có thể cảm thấy bị chuột rút khi bác sĩ đặt mỏ vịt vào trong âm đạo.

cảm giác khi lấy mẫu xét nghiệm Chlamydia
Nữ giới có thể cảm thấy khó chịu trong khi bác sĩ tiến hành lấy mẫu dịch phết từ cổ tử cung hay âm đạo

Trường hợp thu thập mẫu từ mắt thì người bệnh cũng sẽ không cảm thấy đau. Trừ khi ở mí mắt có vết loét thì một số triệu chứng bất thường có thể phát sinh.

3. Rủi ro của xét nghiệm

Không phát hiện nguy cơ trong việc thu thập mẫu nước tiểu. Đồng thời khi thu thập mẫu chất dịch từ niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng, cổ họng hay mắt cũng rất ít có nguy cơ gặp các vấn đề bất thường.

Thực tế cho thấy, trong một số ít trường hợp, người bệnh có thể đột nhiên chóng mắt hay có cảm giác muốn ngất xỉu. Thường là do sợ hãi hay bị đau đớn khi gạc được đưa vào trong niệu đạo.

4. Cần làm gì sau xét nghiệm?

Sau khi thực hiện xét nghiệm Chlamydia người bệnh được khuyên là không nên quan hệ tình dục. Ít nhất là đến khi có được kết luận từ bác sĩ về kết quả xét nghiệm.

Trường hợp bị nhiễm bệnh Chlamydia thì người bệnh sẽ được bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp tùy theo từng mức độ. Trong quá trình điều trị, việc kiêng quan hệ tình dục được cho là rất cần thiết.

Nếu bạn mắc bệnh Chlamydia thì bạn tình cũng cần chủ động đi thăm khám và tiến hành xét nghiệm. Điều này giúp kiểm tra xem có mắc bệnh hay không. Bởi Chlamydia được đánh giá là bệnh rất dễ lây lan qua đường tình dục.

Bài viết đã cung cấp những thông tin cần biết về xét nghiệm Chlamydia. Nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao hay có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì bạn nên chủ động thăm khám ngay. Xét nghiệm giúp chẩn đoán phát hiện sớm để đưa ra giải pháp điều trị kịp thời và đúng đắn.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 08:33 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:40 - 09/06/2023
Chia sẻ:
cách phòng chống nhiễm chlamydia Cách phòng chống nhiễm chlamydia gây bệnh nên biết
Chlamydia trachomatis là loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm khi xâm nhập vào cơ thể. Ngoài lây truyền qua đường tình dục thì bệnh còn lây qua nhiều con…
Chlamydia có phải lậu không? Cách nhận biết, phân biệt Chlamydia có phải lậu không? Cách nhận biết, phân biệt

Chlamydia có phải lậu không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Do triệu chứng ở của lậu và…

xét nghiệm Chlamydia Xét nghiệm Chlamydia để làm gì? Thông tin cần biết

Nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy…

Nhiễm chlamydia khi mang thai là gì? Nhiễm chlamydia khi mang thai: Cách trị & thông tin cần biết

Phụ nữ nhiễm Chlamydia khi mang thai có nguy cơ đối mặt với hiện tượng nhiễm trùng túi ối, sinh…

Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục: Dấu hiệu, cách trị

Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục là bệnh lý thường gặp ở người trẻ tuổi do quan hệ tình dục thiếu…

Chlamydia ở mắt Chlamydia ở mắt gây đau mắt hột? Thông tin cần biết

Chlamydia ở mắt là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh mắt hột. Trường hợp chủ quan không điều trị…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua