Cách phòng chống nhiễm chlamydia gây bệnh nên biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Chlamydia trachomatis là loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm khi xâm nhập vào cơ thể. Ngoài lây truyền qua đường tình dục thì bệnh còn lây qua nhiều con đường khác nhau. Vì vậy cần áp dụng các cách phòng chống nhiễm chlamydia để tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

cách phòng chống nhiễm chlamydia
Làm sao để phòng chống và làm giảm nguy cơ lây nhiễm chlamydia?

Chlamydia là bệnh gì? Lây qua đường nào?

Chlamydia là một trong những căn bệnh rất phổ biến lây nhiễm qua đường tình dục. Tác nhân gây bệnh được xác định chính là vi khuẩn chlamydia trachomatis. Đây là một loại nguyên thể có sức tồn tại mạnh mẽ bên trong cơ thể. Hơn nữa, tốc độ lây lan của chúng còn rất nhanh chóng.

Triệu chứng khi bị nhiễm chlamydia thường không biểu hiện rõ ràng, thậm chí là không có. Tuy nhiên bệnh lý này nếu không sớm can thiệp điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày thì còn là nguyên nhân dẫn tới vô sinh.

Theo nhận định từ các chuyên gia, con đường lây nhiễm của bệnh chlamydia khá đa dạng. Chính vì vậy mà khả năng lây lan ra cộng đồng là rất cao. Dưới đây là một số con đường chính lây bệnh:

– Lây qua quan hệ tình dục:

Đây được cho là con đường chính và ngắn nhất khiến vi khuẩn chlamydia trachomatis tấn công vào cơ quan sinh dục và gây bệnh. Cả quan hệ đường âm đạo, hậu môn hay quan hệ bằng miệng đều có khả năng nhiễm bệnh.

– Lây qua vật trung gian:

Vi khuẩn chlamydia trachomatis có thể tồn tại ở ngoài môi trường 1 thời gian đủ để lây bệnh cho người khác. Nhất là trong điều kiện môi trường ẩm ướt. Vì vậy việc dùng chung đồ lót, bồn cầu, bồn tắm, khăn tắm, bàn chải răng… của người bệnh sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Nhất là ở những người có sức đề kháng kém.

– Lây qua các vết thương hở ngoài da:

Vết thương hở và trầy xước không được vệ sinh và băng bó cẩn thận sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn chlamydia trachomatis dễ dàng xâm nhập và tấn công. Vì vậy cần đặc biệt thận trọng với vết thương hở của mình và của cả người khác.

– Lây truyền từ mẹ sang con:

Nếu trong thai kỳ, mẹ bầu bị nhiễm khuẩn chlamydia trachomatis không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ. Đặc biệt còn có nguy cơ lây nhiễm cho con. Nhất là khi mẹ sinh thường qua đường âm đạo.

con đường lây nhiễm chlamydia
Chlamydia có thể lây nhiễm từ mẹ sang con, nhất là trong trường hợp sinh thường

Cách phòng chống nhiễm chlamydia gây bệnh cần nắm rõ

Nắm rõ các con đường lây nhiễm của chlamydia sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng chống. Và đây cũng chính là giải pháp tốt nhất để cho bạn tự bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Dưới đây là một số cách giúp phòng chống lây nhiễm chlamydia hiệu quả cần chú ý thực hiện:

1. Kiêng hoặc hạn chế quan hệ tình dục

Cách an toàn nhất để tránh khỏi sự lây nhiễm chlamydia đó chính là kiêng quan hệ tình dục. Chlamydia có thể lây truyền khi quan hệ không an toàn, quan hệ bằng miệng hay cửa sau.

Một người bị nhiễm chlamydia thì vi khuẩn sẽ tồn tại trong tinh dịch hay dịch tiết âm đạo ngay cả khi mà họ không có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào. Việc càng quan hệ với nhiều người thì bạn sẽ càng có nguy cơ gặp phải các đối tác bị chlamydia.

Mặc dù hiếm xảy ra hơn nhưng bạn cũng có thể bị lây nhiễm nếu bàn tay có dính chất dịch của người bệnh khi quan hệ. Và sau đó là bạn đưa tay vào miệng hay tiếp xúc với bộ phận sinh dục.

2. Sử dụng bao cao su khi quan hệ

Bao cao su không bảo vệ bạn tránh khỏi 100% nguy cơ mắc bệnh nhưng chúng có thể làm hạn chế điều này. Tuy nhiên, bạn phải sử dụng bao cao su được làm bằng chất liệu latex hoặc polyurethane thì mới có hiệu quả.

Khi quan hệ tình dục, hãy mang bao cao su đúng cách. Cần bóp nhẹ vào đầu bao cao su rồi giữ nguyên trong lúc kéo thân bao bọc kín toàn bộ dương vật. Đầu bao luôn cần có khoảng trống để đựng tinh dịch sau khi xuất tinh. Sau khi quan hệ cần tháo bao cao su cẩn thẩn để tránh tinh dịch bị chảy ra ngoài.

phòng chống nhiễm chlamydia
Muốn phòng tránh nhiễm chlamydia bạn đừng quên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục

Trường hợp có quan hệ bằng miệng thì cần chú ý sử dụng miếng bảo vệ miệng. Vật dụng có chất liệu latex sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh. Đồng thời ngay cả khi quan hệ bằng cửa sau thì bạn vẫn phải đeo bao cao su. Nếu bao cao su bị rách trong khi giao hợp thì nguy cơ bị lây nhiễm là rất cao.

3. Sử dụng đồ chơi tình dục an toàn

Để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của bản thân thì không ít người đã tìm hiểu và sử dụng các loại đồ chơi tình dục. Tuy nhiên đây là một trong những con đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục, trong đó có chlamydia.

Bạn cần tuyệt đối tránh sử dụng chung các loại đồ chơi tình dục với người khác. Trước khi sử dụng hãy đảm bảo rằng các sản phẩm này đã được khử trùng sạch sẽ. Ngoài ra bạn cũng có thể bảo vệ bằng cách bọc kín bằng bao cao su latex hoặc polyurethane và thay mới mỗi lần sử dụng.

4. Chú ý trong sinh hoạt thường ngày

Như đã phân tích, vi khuẩn chlamydia trachomatis có khả năng tồn tại bên ngoài môi trường một thời gian đủ lâu để có thể xâm nhập và gây bệnh. Chính vì vậy bạn cần đặc biệt chú ý.

Hãy tuyệt đối tránh việc dùng chung các đồ dùng cá nhân với người khác. Đặc biệt là quần lót, khăn tắm, bót chải răng… Ngoài ra, nếu không cần thiết thì bạn cũng nên hạn chế dùng chung bồn tắm, bồn cầu với người khác.

 Vệ sinh bộ phận sinh dục và thân thể sạch sẽ mỗi ngày là cần thiết. Tuy nhiên rất nhiều chị em phụ nữ có thói quen thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Điều này có thể làm giảm số lượng các lợi khuẩn trong âm đạo. Từ đó tạo điều kiện cho các hại khuẩn, ví dụ như chlamydia trachomatis tấn công và gây bệnh.

Vì vậy để phòng tránh bệnh, cả nam và nữ giới cần chú ý vệ sinh cơ thể, nhất là vệ sinh vùng kín đúng cách. Đặc biệt với các chị em phụ nữ, tuyệt đối không được thụt rửa sâu vào bên trong cơ thể.

5. Thăm khám phụ khoa định kỳ

Thăm khám phụ khoa định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm các bệnh lây qua đường tình dục. Đặc biệt là nếu bạn không dùng các biện pháp bảo vệ hay có nhiều bạn tình. Đối tượng dưới 25 tuổi và phụ nữ đang trong thai kỳ việc thăm khám cũng rất cần thiết.

cách phòng ngừa chlamydia
Hãy thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện nếu mắc chlamydia và các bệnh lây qua đường tình dục

Nhóm người trẻ thường có nguy cơ cao nhất mắc chlamydia. Số liệu thống kê cho thấy, cứ 20 phụ nữ dưới 25 tuổi có quan hệ tình dục thì sẽ có 1 người bị nhiễm chlamydia. Trường hợp bạn thuộc vào nhóm có nguy cơ cao thì bác sĩ sẽ khuyến cáo tiến hành sàng lọc hằng năm.

Phụ nữ mang thai có thể lây nhiễm chlamydia cho thai nhi trong lúc sinh. Chính vì vậy việc thăm khám thai định kỳ là rất cần thiết. Nhất là khi có chồng bị nhiễm khuẩn thì các bà bầu cần chú ý thăm khám ngay.

Chlamydia có thể sẽ được phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu hay xét nghiệm vi sinh. Ở phụ nữ sẽ tiến hành xét nghiệm vi sinh trong cổ tử cung còn đối với nam giới thì trong hậu môn hay niệu đạo.

6. Một số vấn đề cần lưu ý khác

Để phòng tránh bất cứ bệnh lý nào thì việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể là rất cần thiết. Thực tế cũng cho thấy, những người có hệ miễn dịch kém thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm chlamydia cao hơn.

Chính vì vậy, bạn cần áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Chú ý ăn uống và sinh hoạt điều độ. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, nhất là vitamin và khoáng chất. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ, đủ giấc. Đồng thời hãy dành mỗi ngày khoảng 30 – 45 phút cho các hoạt động thể chất.

Bài viết đã chia sẻ các cách giúp phòng chống nhiễm chlamydia hiệu quả mà bạn cần chú ý áp dụng ngay. Đây chính là cách tốt nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe khỏi căn bệnh lây qua đường tình dục này. Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm: Nhiễm chlamydia khi mang thai: Cách trị & thông tin cần biết

Ngày đăng 08:42 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:40 - 09/06/2023
Chia sẻ:
Phác đồ điều trị chlamydia mãn tính mới nhất 2023

Lựa chọn được phác đồ điều trị chlamydia mãn tính phù hợp chính là chìa khóa quan trọng giúp bệnh…

Chlamydia có phải lậu không? Cách nhận biết, phân biệt Chlamydia có phải lậu không? Cách nhận biết, phân biệt

Chlamydia có phải lậu không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Do triệu chứng ở của lậu và…

Chlamydia ở mắt Chlamydia ở mắt gây đau mắt hột? Thông tin cần biết

Chlamydia ở mắt là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh mắt hột. Trường hợp chủ quan không điều trị…

Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục: Dấu hiệu, cách trị

Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục là bệnh lý thường gặp ở người trẻ tuổi do quan hệ tình dục thiếu…

cách phòng chống nhiễm chlamydia Cách phòng chống nhiễm chlamydia gây bệnh nên biết

Chlamydia trachomatis là loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm khi xâm nhập vào cơ thể. Ngoài lây truyền qua…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua