Chlamydia ở mắt gây đau mắt hột? Thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Chlamydia ở mắt là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh mắt hột. Trường hợp chủ quan không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí còn có thể gây mù lòa.

Chlamydia ở mắt
Chlamydia ở mắt chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh mắt hột

Chlamydia ở mắt là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Chlamydia là một loại vi khuẩn nội tế bào thuộc nhóm 3 loài kỵ khí gây bệnh lây truyền qua đường tình dục và có thể gây mù lòa. Loại vi khuẩn này có chu kỳ phát triển và nhân lên rất nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Ngoài tấn công vào đường sinh dục thì Chlamydia còn gây ảnh hưởng cho các cơ quan khác, trong đó có mắt.

Chlamydia ở mắt chính là nguyên nhân gây bệnh mắt hột. Đây là một bệnh viêm kết mạc và giác mạc rất dễ lây lan thành dịch bệnh. Bởi nó có thể lây nhiễm cả khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mắt hay tiếp xúc gián tiếp thông qua các đồ vật. Nếu không sớm can thiệp điều trị, bệnh mắt hột có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Nguyên nhân

Như đã đề cập, tác nhân gây bệnh mắt hột là vi khuẩn Chlamydia Trachomatis. Dưới đây là các đặc điểm chính của loại vi khuẩn này:

  • Chlamydia Trachomatis ngoài gây bệnh mắt hột thì còn là tác nhân gây bệnh đường sinh dục. Loại vi khuẩn này có đến 15 tuýp huyết thanh có khả năng gây bệnh ở mắt và đường sinh dục.
  • Chlamydia Trachomatis có thể tồn tại rất tốt trong môi trường lạnh và sống được hàng tuần. Tuy nhiên với nhiệt độ cao lên đến 50°C thì chúng sẽ chết trong vòng 15 phút. Ở ngoài cơ thể người chúng sẽ không thể tồn tại quá 24 giờ.

Chlamydia Trachomatis ở mắt là nguyên nhân chính gây bệnh mắt hột. Tuy nhiên vẫn còn một số yếu tố khác liên quan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bao gồm:

  • Sống trong môi trường đông đúng, không gian hẹp, điều kiện sống thấp.
  • Tình trạng vệ sinh kém.
  • Bệnh thường gặp nhất ở trẻ từ 4 – 6 tuổi.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng thường xuất hiện ở cả 2 bên mắt. Bao gồm:

  • Ngứa mắt nhẹ, kích ứng mắt và mí mắt, sưng mí mắt
  • Xuất hiện nhiều gỉ mắt có chứa chất nhầy hay dịch mủ
  • Cảm giác đau mắt, dễ chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng
  • Xuất hiện hột, nhú gai hay sẹo
dấu hiệu nhận biết Chlamydia ở mắt
Chlamydia ở mắt có thể khiến cho phần mí mắt sưng lên bất thường

Các tổn thương mà bệnh mắt hột gây ra

Để nhận biết Chlamydia Trachomatis ở mắt, bên cạnh các triệu chứng thường gặp thì bạn cần chú ý đến các tổn thương mà bệnh gây ra. Cụ thể như sau:

1. Tổn thương trên kết mạc

– Thâm nhiễm:

Do hiện tượng thâm nhập của các tế bào viêm. Chủ yếu là các tế bào lympho xâm nhập vào tổ chức bạch nang của kết mạc. Tình trạng thâm nhiễm có thể khiến cho kết mạc dày đỏ. Đồng thời che mờ các mạch máu.

– Hột:

Hột thường xuất hiện tại kết mạc sụn mi trên. Đôi khi cũng có thể gặp ở kết mạc mi dưới và ở cùng đồ. Kích thước hột thường không đều, dao động trong khoảng 0.5 – 1mm.

Hột tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Hột non sau đó phát triển rồi chín vỡ để tạo thành sẹo. Không có hột mắt hột ở đối tượng trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu.

– Sẹo:

Sẹo trên kết mạc do Chlamydia Trachomatis gây ra là các đoạn xơ trắng hỏi có hình sao mạng lưới. Sẹo xuất hiện gây co kéo cạn cùng đồ và khiến cho mi cụp vào.

– Nhú:

Nhú chính là khối đa giác có ranh giới rõ. Ở giữa khối nhú có 1 chùm mao mạch. Nhú thường sẽ xuất hiện trong thời kỳ viêm kéo dài hay có sự kích thích liên tục xảy ra ở kết mạc. Tuy nhiên đây không phải là yếu tố đặc hiệu của bệnh mắt hột.

2. Tổn thương trên giác mạc

– Thâm nhiễm:

Nguyên nhân gây thâm nhiễm là do có sự thâm nhập của các tế bào viêm vào lớp nông tại cực trên của giác mạc. Giai đoạn sau thâm nhiễm thì giác mạc có thể chuyển sang màu xám.

tổn thương do bệnh mắt hột
Vi khuẩn Chlamydia ở mắt càng hoạt động mạnh thì các tổn thương sẽ càng nghiêm trọng

– Hột:

Tại giác mạc, hột thường xuất hiện ở vùng rìa cực trên, có khoảng từ 2 – 5 hột. Hột trên giác mạc có thể thoái triển khiến sẹo tạo thành lõm herbert.

Hột trên giác mạc có giá trị chẩn đoán gần như tuyệt đối. Bởi nó chỉ xuất hiện ở các hình thái phồn thịnh của bệnh mắt hột trong giai đoạn toàn phát.

– Tân mạch:

Từ hệ mạch máu vùng rìa, Chlamydia Trachomatis có thể xâm nhập vào các giác mạc thường xuất hiện ở cực trên. Trong một số trường hợp, tổn thương tân mạch có thể xâm nhập toàn bộ chu vi của giác mạc.

– Màng máu:

Đây được cho là tổn thương đặc hiệu của bệnh mắt hột ở trên giác mạc. Màng máu có xu hướng khu trú tại lớp nông của phần trên giác mạc. Các màng máu được tạo bởi thâm nhiễm, hột và tân mạch.

Màng máu là tổn thương có biểu hiện lâm sàng phong phú và có nhiều hình thái. Đặc biệt là nó để lại di chứng trong mọi trường hợp và có thể gây giảm thị lực.

Chlamydia ở mắt có nguy hiểm không?

Tổn thương cơ bản của Chlamydia ở mắt là sự xuất hiện các hột (bệnh mắt hột). Bệnh có thể diễn tiến nặng rất nhanh, các hột to lên và nổi rõ trên bề mặt. Các hột này có thể sẽ bị vỡ ra và tạo thành sẹo kết mạc.

Với các trường hợp, sẹo kết mạc ở mức độ nặng có thể làm cho sụn mi ngắn lại. Cùng với đó mi có thể bị lộn vào trong và phát triển tạo thành lông quặm. Lông quặm nếu không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm loét giác mạc, thủng giác mạc.

Ngoài ra, bệnh mắt hột còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác:

  • Lông xiêu cọ vào nhãn cầu
  • Sẹo đục giác mạc
  • Khô mắt
  • Viêm tắc lệ đạo
  • Viêm mủ túi lệ
Chlamydia ở mắt nguy hiểm không
Chlamydia ở mắt không chỉ gây khó chịu mà còn làm giảm thị lực

Các biến chứng của bệnh đều ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp và làm giảm thị lực. Trong nhiều trường hợp nếu không có biện pháp can thiệp và xử lý còn có thể dẫn đến mù lòa

Cách điều trị Chlamydia ở mắt hiệu quả

Để điều trị Chlamydia ở mắt thì trước hết bạn cần chủ động thăm khám càng sớm càng tốt khi phát hiện những dấu hiệu bất thường. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp tùy thuộc vào hiện trạng và mức độ bệnh.

Dưới đây là các giải pháp có thể đáp ứng:

1. Điều trị nội khoa

Để tiêu diệt tận gốc vi khuẩn Chlamydia Trachomatis ở mắt thì sử dụng kháng sinh là rất cần thiết. Lựa chọn điều trị kháng sinh sẽ được bác sĩ đưa ra tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Với các trường hợp bị mắt hột nhẹ thì bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 1% với liều lượng cụ thể như sau:

  • Điều trị liên tục: Dùng thuốc mỡ Tetracyclin 1% để tra mắt đều đặn 2 lần/ ngày trong vòng 6 tuần liên tục.
  • Điều trị ngắt quãng: Dùng thuốc mỡ Tetracyclin 1% tra mắt 1 lần/ ngày vào buổi tối trước khi ngủ liên tục 10 ngày trong 1 tháng x 6 tháng. Hoặc cũng có thể dùng tra mắt 2 lần/ ngày liên tục 5 ngày trong 1 tháng x 6 tháng.

Ưu điểm của thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 1% là rất dễ mua và rẻ tiền. Hơn nữa còn có thể sử dụng để tra mắt cho cả phụ nữ có thai và trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên việc tra mắt kéo dài có thể khiến cho người bệnh rất khó thực hiện đúng.

điều trị Chlamydia ở mắt
Tetracyclin 1% là thuốc mỡ tra mắt được dùng phổ biến trong điều trị bệnh mắt hột

Trong các trường hợp bệnh diễn tiến nặng thì chỉ dùng kháng sinh tại chỗ sẽ không thể đem lại hiệu quả tối ưu. Lúc này, việc chỉ định các loại kháng sinh dùng theo đường uống là rất cần thiết. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại sau:

  • Erythromycin 250mg: Với loại kháng sinh này thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng 4 viên/ ngày trong 3 tuần liên tục.
  • Azithromycin: Được sử dụng trong điều trị bệnh mắt hột hoạt tính. Đây là 1 loại kháng sinh tương tự giống Erythromycin nhưng được đánh giá cao hơn. Do thuốc có khả năng thâm nhập mạnh vào trong các mô tế bào. Đậm độ thuốc tập trung cao và kéo dài với liều dùng duy nhất 1 lần/ năm. Có thể nhắc lại sau 6 tháng – 1 năm để ngăn ngừa khả năng tái phát. Tuy nhiên, thuốc Azithromycin lại không thể dùng cho trẻ dưới 1 tuổi hay trẻ có cân nặng dưới 8kg, phụ nữ mang thai hay đang cho con bú.

Ngoài việc dùng thuốc thì người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau để điều trị nội khoa có kết quả tốt hơn:

  • Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày bằng nước sạch. nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ dùng vệ sinh cá nhân với những thành viên khác trong gia đình.
  • Sử dụng nước mắt nhân tạo tra mắt nhằm chống khô mắt, đồng thời bổ sung đầy đủ vitamin cho mắt.
  • Nên kết hợp điều trị cho cả những thành viên trong gia đình. Tuy nhiên cần thăm khám và làm theo chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý điều trị hay lạm dụng thuốc kháng sinh.

2. Điều trị ngoại khoa

Trong một số trường hợp, điều trị nội khoa có thể sẽ không đáp ứng tốt. Lúc này, bác sĩ thường phải cân nhắc chỉ định phẫu thuật để làm giảm ảnh hưởng từ các biến chứng.

Đặc biệt trong trường hợp có 5 lông xiêu trở lên thì cần phải đi mổ quặm ngay. Đây chính là phương pháp điều trị cần thiết và khẩn cấp để đề phòng biến chứng mù lòa do bệnh mắt hột gây ra.

Trường hợp có dưới 5 lông xiêu nhưng mức độ chọc vào mắt chưa nhiều thì người bệnh có thể trì hoãn việc phẫu thuật nếu chưa có điều kiện. Nhưng lúc này cần nhổ lông xiêu thường xuyên và phải dùng thuốc mỡ tra mắt tetracyclin 1% hằng ngày và sắp xếp thời gian đi mổ sau.

Chlamydia ở mắt chính là nguyên nhân gây bệnh mắt hột. Nếu không sớm điều trị đúng cách thì nhiều biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh. Ngoài việc tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ thì bạn cần đặc biệt chú ý đến việc phòng ngừa. Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ chính là cách tốt nhất để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh mắt hột.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 08:33 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:40 - 09/06/2023
Chia sẻ:
cách phòng chống nhiễm chlamydia Cách phòng chống nhiễm chlamydia gây bệnh nên biết
Chlamydia trachomatis là loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm khi xâm nhập vào cơ thể. Ngoài lây truyền qua đường tình dục thì bệnh còn lây qua nhiều con…
xét nghiệm Chlamydia Xét nghiệm Chlamydia để làm gì? Thông tin cần biết

Nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy…

Nhiễm chlamydia khi mang thai là gì? Nhiễm chlamydia khi mang thai: Cách trị & thông tin cần biết

Phụ nữ nhiễm Chlamydia khi mang thai có nguy cơ đối mặt với hiện tượng nhiễm trùng túi ối, sinh…

Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục: Dấu hiệu, cách trị

Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục là bệnh lý thường gặp ở người trẻ tuổi do quan hệ tình dục thiếu…

Phác đồ điều trị chlamydia mãn tính mới nhất 2023

Lựa chọn được phác đồ điều trị chlamydia mãn tính phù hợp chính là chìa khóa quan trọng giúp bệnh…

Chlamydia ở mắt Chlamydia ở mắt gây đau mắt hột? Thông tin cần biết

Chlamydia ở mắt là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh mắt hột. Trường hợp chủ quan không điều trị…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua