Chlamydia có phải lậu không? Cách nhận biết, phân biệt

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Chlamydia có phải lậu không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Do triệu chứng ở của lậu và Chlamydia  đều tương tự như nhau ở cả nam lẫn nữ nên việc nhầm lẫn là điều khó tránh khỏi. Bài viết chia sẻ về cách nhận biết và phân biệt đúng đắn giữa hai căn bệnh này. 

Chlamydia có phải lậu không? Cách nhận biết, phân biệt
Chlamydia và lậu là những căn bệnh lây qua đường sinh dục có những triệu chứng viêm nhiễm tương tự như nhau

Bệnh Chlamydia có phải lậu không?

Bệnh lậuChlamydia bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do những biểu hiện tương tự nên thường bị nhầm lẫn là một.Chlamydia có phải lậu không, theo các chuyên gia thì cả hai căn bệnh có cùng triệu chứng, nhưng nguyên nhân cũng như diễn biến từng bệnh khác nhau. Với bệnh lậu, vi khuẩn gây ra bệnh lậu là Neisseria gonorrhoeae, ngược lại vi khuẩn gây ra Chlamydia là Chlamydia trachomatis. Nhiều người bệnh do không chẩn đoán bệnh mà tự điều trị tại nhà, nhưng do thiếu hiểu biết mà nhận sai bệnh khiến triệu chứng không khỏi mà còn tiến triển nghiêm trọng hơn. 

Điểm chung của Chlamydia và lậu là đây đều là những căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến. Nếu tiến triển lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe. Cả hai bệnh lý lây qua đường sinh dục này đều có thể đe dọa chức năng sinh sản của cả nam và nữ giới. Không chỉ có người bệnh mà ngay cả các bác sĩ cũng có thể nhầm lẫn lậu và Chlamydia nếu chỉ chẩn đoán bệnh dựa trên những triệu chứng thông thường. Hai căn bệnh này còn có những đặc điểm chung như:

  • Con đường lây bệnh:  Cả lậu và Chlamydia đều lây qua đường sinh dục, đường miệng và hậu môn. Ngoài ra bệnh cũng có thể lây quan đường vệ sinh cá nhân vùng kín nếu dùng chung khăn lau có mầm bệnh, đường lây bệnh từ mẹ sang con ở những phụ nữ bị nhiễm bệnh khi mang thai.
  • Điều kiện sống của vi khuẩn: Vi khuẩn gây bệnh thường tồn tại trong điều kiện môi trường ẩm ướt, độ pH quá thấp hoặc quá cao ở vùng kín là những điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. Cả Chlamydia và vi khuẩn lậu đều dễ bị tiêu diệt và dễ sinh sôi trở lại phụ thuộc theo môi trường ở vùng kín.
  • Phát triển bệnh cùng nhau:  Cả bệnh lậu và Chlamydia đều là những căn bệnh dễ phát triển cùng lúc. Đồng nghĩa với việc, người bị lậu rất dễ nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục không an toàn trong thời gian mắc bệnh lậu. Ngược lại ở những người bị nhiễm Chlamydia cũng rất dễ bị lậu.
  • Triệu chứng của bệnh: Một số dấu hiệu nhận biết lậu và Chlamydia có biểu hiện tương tự như sau, như tình trạng tiểu buốt, khi đi tiểu đau, tiểu rắt, ngoài lỗ niệu đạo ở cả nam và nữ có dấu hiệu bỏng rát, tiểu rắt, ở những con đường lây nhiễm qua đường miệng hoặc hậu môn có vùng lở loét, nổi mụn.

Những điều cần biết về bệnh lậu

Chlamydia có phải lậu không?
Vi khuẩn lậu có hình dáng như hạt cà phê và con đường lây lan chính qua quan hệ tình dục không an toàn

Ở nam giới, lậu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm niệu đạo, nam giới có thể gặp phải những triệu chứng nhiễm trùng và rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt và đi tiểu ra mủ màu xanh hoặc  xanh. Bên ngoài dương vật có biểu hiện sưng đỏ, miệng sáo nổi mụn nước, tấy đỏ. Thời gian phát triển các triệu chứng lậu thường kéo dài từ 1 – 14 ngày. Nếu như không điều trị từ ban đầu, vi khuẩn lậu có thể gây viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn và viêm túi tinh, triệu chứng tiến triển từ cấp tính đến mạn tính.

Những triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới thường kém đặc trưng hơn, dễ dàng nhầm lẫn lậu với các triệu chứng viêm phụ khoa thông thường. Thời gian ủ bệnh từ 7 – 10 ngày với các vấn đề cơ bản như buồn tiểu, tiểu nhiều, rong kinh, chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt,… Bệnh lậu ở nữ là một trong những nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn, mắc bệnh lậu trong thời gian mang thai dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ, như mang thai ngoài tử cung, vỡ màng ối, sinh non…

Nguyên nhân gây bệnh Chlamydia?

 Tương tự với Chlamydia, lậu cũng là căn bệnh lây qua đường tình dục nhưng nguyên nhân gây ra bệnh lậu là do vi khuẩn song cầu khuẩn gram âm Neisseria gonorrhoeae. Cùng với những nguyên nhân phổ biến khác như Chlamydia trachomatis, Mycoplasma, Ureaplasma, nấm hay trùng roi,… gây ra các triệu chứng viêm nhiễm đường sinh dục phổ biến.

Chlamydia xuất phát từ sự xâm nhập của vi khuẩn Chlamydia Trachomatis vào cơ quan sinh dục qua con đường quan hệ không an toàn. Vi khuẩn có thể lây lan qua đường miệng hoặc âm đạo, hậu môn. Ngoài ra ở những phụ nữ bị nhiễm chlamydia khi mang thai cũng có thể lây bệnh cho con. Bệnh đường sinh dục do chlamydia gây ra xảy ra khá phổ biến, chiếm hơn 70% các trường hợp viêm phụ khoa do vi khuẩn gây ra.

Những triệu chứng đặc trưng của bệnh chlamydia là tình trạng chảy máu ở giữa chu kỳ kinh nguyệt, đau bụng dưới và đau rát khi đi tiểu. Ở nữ giới, khi nhiễm khuẩn chlamydia qua âm đạo sẽ xảy ra các triệu chứng như viêm âm đạo thông thường nhu: chảy máu giữa chu kỳ kinh, đau bụng dưới và đau rát khi đi tiểu, khí hư ra nhiều và có mùi hôi, vùng âm hộ đau và ngứa rát. Nếu nhiễm chlamydia qua đường miệng hay hậu môn, những cơ quan này sẽ bị nội mụn, ngứa và lở loét kèm theo.

Chlamydia có phải lậu không?
Vi khuẩn Chlamydia gây viêm và ngứa ngáy, nổi mụn mủ ở những khu vực mà chúng xâm nhập ký sinh

Tương tự với nữ giới, nam giới khi bị nhiễm chlamydia sẽ có dịch tiết ra từ dương vật, kèm theo cảm giác bỏng rát mỗi khi đi vệ sinh, tình trạng đau nhức bìu có thể xảy ra nếu vi khuẩn lan rộng và gây viêm nhiễm ở ống dẫn tinh và tinh hoàn .

Từ những đặc điểm trên, có thể phân biệt bệnh chlamydia và lậu với những đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên để có những nhận định đúng đúng đắn và được điều trị dứt điểm, người bệnh nên thăm khám sớm tại chuyên khoa để được chẩn đoán sớm.

Lậu và Chlamydia – Bệnh nào nguy hiểm hơn?

Biến chứng của bệnh Chlamydia

Khi nhiễm chlamydia, nếu mầm bệnh không được ngăn chặn kịp thời cũng có thể gây ra những hậu họa ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ. Nhiễm chlamydia là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới. Trong đó mức độ ảnh hưởng cơ bản là tình trạng sốt cao, đau bụng và tăng tiết dịch âm đạo. Sau đó triệu chứng tiến triển nghiêm trọng hơn và tạo thành các khu vực viêm sâu trong cơ quan buồng trứng, tử cung, gây cản trở hoạt động của những cơ quan này.

Đối với nam giới, chlamydia cũng khiến đường niệu đạo nhiễm trùng và tăng tiết dịch, những biến chứng nghiêm trọng hơn nằm ở tinh hoàn. Tinh hoàn và ống dẫn tinh là những cơ quan tham gia vào quá trình sinh tinh và giải phóng tinh trùng, vì thế nếu có bất kỳ vấn đề viêm nhiễm nào xảy ra ở hai cơ quan này thì nam giới đều có thể không thực hiện được khả năng sinh sản như mong muốn.

Biến chứng của bệnh lậu

bệnh Chlamydia có phải lậu không
Biến chứng của bệnh lậu có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của cả nam giới và nữ giới

Bệnh lậu có đặc trưng ở chỗ, bệnh có thể tiến triển phức tạp hơn Chlamydia và gây ra những biến chứng ở trực tràng, mắt, họng và thậm chí là các khớp. Do vi khuẩn lậu di chuyển nhanh, theo đường máu chúng có thể tấn công đến hệ thống cơ quan này và gây ra hiện tượng chảy dịch tại những cơ quan mà chúng xâm nhập. Vì thế so với Chlamydia thì lậu có tiến triển phức tạo và nhanh lây lan hơn, những hậu quả để lại cũng nặng nề hơn do với những căn bệnh xã hội khác.

Ngoài các biến chứng trên, người bị bệnh lậu bất kể nam hay nữ đều có nguy cơ gặp biến chứng nhiễm lậu toàn thân: Viêm đa khớp, xuất hiện mụn mủ hoại tử đau trên nền da đỏ, đau khớp hoặc viêm gân bao hoạt dịch khớp,… Đôi khi bệnh nhân lậu có thể bị nhiễm trùng máu do lậu, viêm màng não và viêm màng tim do lậu, có thể đe dọa tới tính mạng bệnh nhân.

Chẩn đoán phân biệt bệnh lậu với Chlamydia

Chẩn đoán Chlamydia Trachomatis

Phương pháp chẩn đoán Chlamydia được chỉ định cho những trường hợp nghi ngờ mắc các bệnh lý liên quan như viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, hay viêm trực tràng,… xét nghiệm đưa ra đánh giá chính xác nhất về khả năng nhiễm Chlamydia, cũng như mức độ lây lan của nhóm vi khuẩn này. Khi nhiễm Chlamydia, ban đầu người bệnh sẽ bị sưng viêm và tổn thương lớp niêm mạc dưới biểu mô, loét biểu mô và gây sẹo. 

Các xét nghiệm chẩn đoán sự hiện diện của Chlamydia dựa trên thăm khám lâm sàng:

  • Thời gian ủ bệnh và phát triển các triệu chứng do Chlamydia gây ra thường kéo dài 7 – 21 ngày ( lâu hơn bệnh lậu ).
  • Bề mặt niệu đạo bị nóng rát, tăng tiết khí hư và có mủ nhầy, trong dịch vùng kín tiết ra nhiều dịch kèm theo mủ màu trắng đục.
  • Rối loạn tiểu tiện, người bệnh có thể bị tiểu buốt, đau khi đi vệ sinh và viêm nhiễm trong đường niệu đạo. 
  • Xét nghiệm chẩn đoán Chlamydia: Bao gồm các xét nghiệm như thực hiện soi để tìm lậu cầu âm tính, xét nghiệm ELISA, thực hiện PCR với Chlamydia.

Chẩn đoán bệnh lậu

Chlamydia có phải lậu không, cách nhận biết
Các phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm chuyên sâu sẽ đánh giá được chính xác Chlamydia hay lậu

Đối với bệnh lậu, để chẩn đoán phân biệt lậu với Chlamydia sẽ áp dụng kỹ thuật xét nghiệm nhuộm soi. Thực tế xét nghiệm nhuộm soi là xét nghiệm đầu tiên được áp dụng để chẩn đoán phân biệt vi khuẩn lậu với những loại vi khuẩn gây bệnh đường sinh dục khác.

Xét nghiệm dựa trên mẫu bệnh phẩm có trong dịch mủ sinh dục để quan sát dưới kính hiển vi. Trong trường hợp quan sát thấy song cầm gram âm hình hạt cafe cho thấy nam giới nhiễm bệnh lậu. Ở nữ giới, phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ và định hướng để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiếp theo.

Ngoài ra có thể thực hiện biện pháp xét nghiệm nuôi cấy để đặt ra các giá trị trong chẩn đoán và đưa ra được phác đồ điều trị cho bệnh nhân nhiễm Lậu. Xét nghiệm PCR được chỉ định để chẩn đoán khuẩn Neisseria gonorrhoeae bằng kỹ thuật Real-time PCR có độ đặc hiệu cao.

Phương pháp điều trị Chlamydia và lậu

Việc điều trị Chlamydia và lậu cần diễn ra càng sớm càng tốt và áp dụng điều trị trong một thời gian nhất định mới dứt điểm được bệnh. Bởi vì vi khuẩn gây Chlamydia và lậu đều là những loại vi khuẩn có tốc độ tăng nhanh về số lượng, chúng dễ tái phát triển trong môi trường thuận lợi nên nếu điều trị ngắn hạn bệnh rất dễ tái phát. Đối với từng nguyên nhân, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị theo phương pháp phù hợp:

 

  • Điều trị bệnh chlamydia

 

Phác đồ khuyến nghị chung để điều trị Chlamydia đối với nam giới và nữ giới là sử dụng azithromycin uống liều duy nhất, nhóm doxycycline uống mỗi ngày 2 lần và cho phép uống liên tục trong 7 ngày. Trong trường hợp Chlamydia lây lan đến những cơ quan nằm trong tử cung, cho phép dùng các loại thuốc kháng sinh liều mạnh sau:

Thuốc erythromycin: Dùng thuốc uống ngày 4 lần trong 7 ngày.  Liều dùng erythromycin ethylsuccinate sử dụng hàng ngày 4 lần và dùng liên tục trong 7 ngày. Có thể sử dụng ofloxacin uống mỗi ngày 2 lần và dùng thuốc liên tục trong 7 ngày.

Thuốc doxycycline: Liều dùng quy định mỗi ngày uống 2 lần và sử dụng liên tục trong 21 ngày. Trong trường hợp bệnh nhân không sử dụng được doxycycline sẽ thay thế erythromycin uống ngày 4 lần trong 21 ngày.

Thuốc azithromycin: Khuyến nghị điều trị Chlamydia cho cả nam giới và nữ giới. Thông thường chỉ sử dụng  azithromycin để uống 1 lần/ngày trong tuần đầu tiên.

 

  • Điều trị bệnh lậu

 

Hiện nay điều trị bệnh lậu được thực hiện bằng thuốc tiêm hoặc kháng sinh dạng uống. Trong đó các nhóm thuốc thường gặp như ceftriaxone, azithromycin thường được sử dụng để chữa bệnh lậu. Nhóm thuốc uống và thuốc tiêm được sử dụng cùng lúc, đây là phương pháp điều trị kép chủ yếu được ứng dụng trong điều trị bệnh lậu.

Nhóm thuốc kháng sinh kết hợp dùng để chữa bệnh lậu có tác dụng điều trị nhiễm trùng tốt hơn so với nhóm kháng sinh chỉ sử dụng điều trị một loại duy nhất. Vi khuẩn gây bệnh lậu có khả năng kháng thuốc mạnh hơn chlamydia, do đó nhóm thuốc trị bệnh lậu thường có tác dụng mạnh hơn. Những loại thuốc trị bệnh lậu được chỉ định sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Ceftriaxone 250mg dùng dưới dạng thuốc tiêm bắp chân liều duy nhất.
  • Spectinomycin 2g dùng dưới dạng thuốc tiêm bắp liều duy nhất.
  • Cefotaxime 1g dùng dưới dạng thuốc tiêm bắp liều duy nhất.
  • Ciprofloxacin 500mg dùng dưới dạng thuốc uống liều duy nhất.
  • Cefixim 400mg dùng dưới dạng thuốc uống liều duy nhất.

Sau khi được điều trị bằng đúng loại thuốc, thông thường các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên ngay cả khi các triệu chứng biến mất thì người bệnh vẫn phải tiếp tục tuân thủ liều thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Trong thời gian này bệnh nhân cũng nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bệnh được xác định đã dứt điểm hoàn toàn

Bài viết đã chia sẻ thông tin lý giải vấn đề người bị Chlamydia có phải lậu không và những cách nhận biết, phân biệt. Bởi vì Chlamydia và bệnh lậu đều là những căn bệnh có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe và gây vô sinh, vì thế cả nam giới và nữ giới đều cần chủ động điều trị để chữa bệnh dứt điểm hoàn toàn.

 Bài viết liên quan:

Ngày đăng 13:20 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:40 - 09/06/2023
Chia sẻ:
Nhiễm chlamydia khi mang thai là gì? Nhiễm chlamydia khi mang thai: Cách trị & thông tin cần biết
Phụ nữ nhiễm Chlamydia khi mang thai có nguy cơ đối mặt với hiện tượng nhiễm trùng túi ối, sinh…
cách phòng chống nhiễm chlamydia Cách phòng chống nhiễm chlamydia gây bệnh nên biết
Chlamydia trachomatis là loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm khi xâm nhập vào cơ thể. Ngoài lây truyền qua…
xét nghiệm Chlamydia Xét nghiệm Chlamydia để làm gì? Thông tin cần biết
Nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy…
Bệnh Chlamydia có chữa được không? Bao lâu thì khỏi?
Bệnh chlamydia nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến người bệnh bị vô sinh và gặp nhiều biến…
Phác đồ điều trị chlamydia mãn tính mới nhất 2023

Lựa chọn được phác đồ điều trị chlamydia mãn tính phù hợp chính là chìa khóa quan trọng giúp bệnh…

Chlamydia có phải lậu không? Cách nhận biết, phân biệt Chlamydia có phải lậu không? Cách nhận biết, phân biệt

Chlamydia có phải lậu không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Do triệu chứng ở của lậu và…

Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục: Dấu hiệu, cách trị

Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục là bệnh lý thường gặp ở người trẻ tuổi do quan hệ tình dục thiếu…

Chlamydia ở mắt Chlamydia ở mắt gây đau mắt hột? Thông tin cần biết

Chlamydia ở mắt là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh mắt hột. Trường hợp chủ quan không điều trị…

Vi khuẩn chlamydia là gì? Gây bệnh gì? Nguy hiểm không? Vi khuẩn chlamydia là gì? Gây bệnh gì? Nguy hiểm không?

Vi khuẩn Chlamydia là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý đường sinh dục ở nam và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua