Viêm Da Tiếp Xúc Côn Trùng: Cách Xử Lý và Điều Trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Viêm da tiếp xúc côn trùng xảy ra khi bị côn trùng cắn hoặc do da tiếp xúc với dịch tiết, nọc độc của côn trùng. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh này thường không nguy hiểm và có thể thuyên giảm, khỏi hẳn sau khi được chăm sóc, điều trị tích cực tại nhà. 

Viêm da tiếp xúc côn trùng là bệnh gì?

Viêm da tiếp xúc côn trùng là một dạng phản ứng cấp tính của da với các chất gây kích ứng được sinh ra từ các loại côn trùng. Tổn thương ngoài da thường xuất hiện ngay sau khi bị côn trùng cắn hoặc sau vài phút, vài tiếng. 

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng

Thủ phạm gây ra dạng viêm da tiếp xúc này là do kiến ba khoang và bướm đêm. Trong đó:

Viêm da tiếp xúc côn trùng
Kiến ba khoang và bướm đêm là 2 loại côn trùng phổ biến nhất gây ra viêm da tiếp xúc

Một số loại côn trùng có khả năng gây viêm da tiếp xúc như:

  • Bướm đêm
  • Kiến ba khoang
  • Bướm đuôi vàng
  • Sâu ban miêu
  • Bướm bụi
  • Ruồi Tây Ban Nha

Người bệnh có thể mắc bệnh thông qua rất nhiều hình thức như bị chúng tấn công cắn đốt, tiếp xúc với dịch tiết, nọc độc do chúng để lại trên quần áo, chăn gối, khăn… 

=> XEM NGAY: Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Dấu hiệu viêm da tiếp xúc do côn trùng

Vùng da sau khi bị côn trùng tấn công thường có các đặc điểm về hình thái và triệu chứng sau đây:

Viêm da tiếp xúc côn trùng
Tại vùng da bị côn trùng tấn công nổi dát đỏ, dày sừng, nổi mụn nước, bọng nước, ngứa ngáy, đau rát…
  • Xuất hiện các đốm hoặc dải đỏ với nhiều hình thù, kích thước khác nhau;
  • Da dày cộm, bề mặt gồ ghề; 
  • Nổi đốm mẩn đỏ li ti, mụn nước có kích thước từ vài mm cho đến vài cm;
  • Mụn mủ có chứa dịch mủ;  
  • Ngứa ngáy, đau rát, khó chịu;

Trường hợp nhẹ: Các triệu chứng thường xuất hiện thoáng qua và nhanh chóng thuyên giảm, khô lành lại trong vòng 3 – 5 ngày. 

Trường hợp nặng: Triệu chứng khác nhau tùy theo vị trí tiếp xúc với nọc đọc côn trùng… Có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, nổi hạch ở nách, cổ, mệt mỏi, đau rát… 

Viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn có nguy hiểm không? 

Nếu không được điều trị đúng cách, từ tổn thương viêm da ban đầu do côn trùng cắn có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Sốc phản vệ khiến da phù nề, nổi mề đay toàn thân, khó thở, tức ngực, đầu óc choáng váng, da nổi bọng nước lớn… Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong;
  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm;
  • Hình thành sẹo mất thẩm mỹ; 

Phương pháp điều trị 

1. Sơ cứu ban đầu

  • Dùng dao, kim hoặc nhíp đã khử trùng gắp ngòi độc của côn trùng ra (nếu có);
  • Rửa vùng da bị tổn thương bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% hoặc rửa dưới vòi nước sạch, chảy mạnh; 
  • Chườm lạnh để giảm sưng đau, phù nề;
Viêm da tiếp xúc côn trùng
Vệ sinh vùng da tiếp xúc với nọc độc côn trùng bằng nước muối sinh lý hoặc xả dưới vòi nước mạnh

Nếu nhận thấy các triệu chứng không quá nghiêm trọng thì chỉ cần bôi thuốc và nghỉ ngơi.  Trường hợp tổn thương nặng hãy đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế phù hợp. 

2. Dùng thuốc Tây

  • Thuốc bôi tại chỗ: Các loại dung dịch, kem bôi, thuốc mỡ bôi ngoài da như hồ nước, dung dịch Jarish, Milan, thuốc tím, … giúp xoa dịu kích ứng viêm da nhanh chóng.  
  • Thuốc mỡ kháng sinh: Khi các tổn thương trên da đã khô lại, người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc mỡ kháng sinh (chẳng hạn như Eumovate, Gentrisone, Fucicort…) để giảm ngứa, giảm viêm và ngăn chặn bội nhiễm; 
  • Thuốc uống/ thuốc tiêm: Nhóm thuốc này giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng viêm da tiếp xúc như:
    • Thuốc kháng histamin H1; 
    • Thuốc giảm đau; 
    • Thuốc kháng sinh
    • Thuốc chống sốc phản vệ Epinephrine; 

=> BẬT MÍ: Các loại thuốc trị viêm da tiếp xúc (dạng bôi và uống)

4. Mẹo chăm sóc viêm da tiếp xúc tại nhà

  • Chườm lạnh lên da thường xuyên; 
  • Bôi kem dưỡng ẩm xoa dịu kích ứng; 
  • Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu mềm mịn; 
  • Không nên cào gãi, chà xát mạnh lên da; 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giảm ngứa và thúc đẩy tốc độ phục hồi của làn da; 

Phòng ngừa viêm da tiếp xúc do côn trùng

  • Thường xuyên vệ sinh môi trường sống; 
  • Không nên phơi quần áo vào ban đêm vì thời điểm này các loại côn trùng xuất hiện nhiều; 
  • Giữ vệ sinh chân tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn, nhất là sau khi tiếp xúc với nọc độc côn trùng;
  • Nếu làm vườn hay chạm tay vào xác chết động vật hãy dùng găng tay để che chắn bảo vệ cho làn da;

Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp quý bạn đọc có những nhận định đúng về bệnh cũng như cách xử lý điều trị, chăm sóc phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ làn da và sức khỏe của bản thân. 

Tham khảo thêm

Ngày đăng 15:10 - 18/11/2022 - Cập nhật lúc: 15:19 - 18/11/2023
Chia sẻ:
Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì và ăn gì để nhanh khỏi?

Bị viêm da tiếp xúc nên kiêng gì để nhanh khỏi bệnh là thắc mắc của nhiều người. Vì việc…

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em Viêm Da Tiếp Xúc Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào dù nắng nóng…

Các loại thuốc trị viêm da tiếp xúc (dạng bôi và uống)

Các loại thuốc trị viêm da tiếp xúc hiện nay chủ yếu được bào chế dưới dạng thuốc uống hoặc…

Hình ảnh bệnh viêm da tiếp xúc theo từng nguyên nhân

Hình ảnh bệnh viêm da tiếp xúc thường khác nhau theo nguyên nhân, mức độ bệnh. Dựa vào những tổn…

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Cách chữa nhanh nhất

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Khả năng tự khỏi…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua