Trẻ bị viêm lợi và sốt – Các thông tin ba mẹ cần biết

Trẻ bị viêm lợi và sốt thường kèm theo triệu chứng đau nhức trong miệng, chán ăn và hay quấy khóc khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Nếu được điều trị tốt, tình trạng này thường không đáng lo ngại và sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết xử lý đúng cách để bé nhanh hết viêm lợi và sốt.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm lợi và sốt

Viêm lợi là hiện tượng các mô bao quanh chân răng bị nhiễm trùng, còn được gọi là bệnh viêm nướu răng. Đây là một trong những bệnh lý về răng miệng xảy ra khá phổ biến ở trẻ em.

trẻ bị viêm lợi và sốt
Trẻ bị viêm lợi và sốt thường hay quấy khóc và bỏ ăn khiến nhiều phụ huynh lo lắng

Bệnh viêm lợi thường khiến bé bị sốt kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm lợi và sốt như:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Trẻ không được vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ gây hình thành mảng bám ở răng. Vi khuẩn sống ký sinh trong mảng bám có thể sản sinh nhiều độc tố gây kích ứng, nhiễm trùng, viêm loét lợi và khiến cho bé bị sốt.
  • Do mọc răng: Nhiều trẻ bị viêm lợi và sốt do mọc răng. Nguyên nhân này thường gặp nhất ở các bé mọc răng sữa hoặc trẻ từ 6 – 7 tuổi, lúc trẻ phát triển răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, tình trạng sốt, sưng đau ở trẻ mọc răng thường chỉ có tính chất tạm thời, thường tự khỏi sau vài ngày.
  • Chấn thương: Lợi của trẻ có thể bị nhiễm trùng sau khi gặp các chấn thương cơ học xảy ra khi bé nhai thức ăn thô cứng, cắn móng tay, ngậm đồ chơi hay dùng tăm nhọn xỉa răng.
  • Nhiễm khuẩn Herpes: Trẻ có thể bị viêm lợi và sốt do nhiễm khuẩn Herpes, nhất là trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi. Trường hợp này, các triệu chứng bệnh có thể kéo dài trong 2 tuần hoặc cũng có thể diễn tiến phức tạp hơn gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho não bộ của bé.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Trẻ ăn nhiều thực phẩm có tính nóng hoặc thường xuyên ăn đồ ngọt cũng có nguy cơ cao bị viêm lợi và sốt.

Trẻ bị viêm lợi và sốt có dấu hiệu gì?

Trẻ bị viêm lợi và sốt thường có dấu hiệu như sau:

  • Thân nhiệt tăng cao, có thể lên đến hơn 38 độ. Chạm tay vào trán, cổ, nách hay bẹn thấy rất nóng. Dùng thuốc hạ sốt thấy giảm nhưng sau vài tiếng có thể bị nóng sốt trở lại.
  • Lợi sưng phù, căng đỏ, đau nhức
  • Bề mặt lợi có thể xuất hiện vết loét hay đốm trắng
  • Có thể chảy máu ở vùng nướu bị tổn thương hoặc chân răng, nhất là khi bé đánh răng
  • Đau đầu
  • Chân răng có thể lộ ra ngoài hoặc có mủ
  • Thay đổi màu sắc lợi. Khu vực bị bệnh có thể chuyển từ màu hồng sang đỏ thẫm
  • Trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc
  • Chảy nước miếng
  • Đau miệng dẫn đến chán ăn, biếng ăn, bỏ bú. Có cảm giác đau xót khi ăn đồ mặn, đồ chua.
  • Hạch bạch huyết bị sưng và nổi rõ ở cổ hay góc hàm
  • Hôi miệng do các mô bị hoại tử kết hợp với sự phát triển mạnh của vi khuẩn trong khoang miệng bé.

Trẻ bị viêm lợi và sốt có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm lợi và sốt thường gặp khó khăn khi ăn uống do bị đau miệng. Cơn sốt cùng các triệu chứng khó chịu khác cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày cũng như việc học tập của bé. Dưới đây là một số tác hại thường gặp khi trẻ bị viêm lợi và sốt:

Trẻ bị viêm lợi và sốt có nguy hiểm không?
Trẻ bị viêm lợi và sốt kéo dài có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho bé
  • Vùng lợi bị viêm thường xuyên đau rát khó chịu khiến bé quấy khóc, chán ăn, bỏ ăn. Tình trạng này dù chỉ diễn ra trong vài ngày cũng khiến bé bị sụt cân, suy giảm sức khỏe.
  • Khi trẻ bị viêm lợi và sốt, việc sợ đau khiến bé chỉ nhai thức ăn sơ sài rồi nuốt. Điều này có thể làm tăng áp lực cho dạ dày và ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa của bé.
  • Tình trạng chảy máu khi ăn hoặc khi đánh răng khiến bé sợ hãi. Tình trạng này kéo dài vô hình chung lại khiến bé trở nên mẫn cảm với hoạt động vệ sinh răng miệng.
  • Một số trẻ bị nóng sốt thường kèm theo tình trạng buồn nôn, ói mửa, từ đó khiến bé mệt mỏi, mất nước, rối loạn điện giải.
  • Trường hợp lợi bị viêm nặng có thể tụt xuống và để lộ ra chân răng. Do răng sữa của bé thiếu điểm bám nên dễ bị lung lay và gãy rụng sớm. Tình trạng này cũng có thể khiến cho răng vĩnh viễn bị mọc lệch.
  • Vi khuẩn từ ổ nhiễm trùng có thể lây lan rộng ra khoang miệng gây phá hủy mô lợi cũng như xương ổ răng, đồng thời gây ra các biến chứng nguy hiểm như áp xe nướu răng, nhiễm trùng máu.

Cách điều trị cho trẻ bị viêm lợi và sốt

Khi trẻ có dấu hiệu viêm lợi và sốt, bạn nên đưa bé đến phòng khám nha khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Các phương pháp thường được áp dụng để điều trị cho trẻ bị viêm lợi và sốt bao gồm:

1. Dùng thuốc chữa viêm lợi và sốt cho trẻ

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc thường được kê đơn để điều trị cho bé nếu tình trạng viêm lợi và sốt ở trẻ có liên quan đến nhiễm trùng vi khuẩn. Liều dùng của thuốc được tính toán dựa trên cân nặng của bé. Tùy theo loại thuốc và tình trạng nhiễm trùng mà trẻ cần dùng thuốc kháng sinh từ 3 – 5 ngày hoặc lâu hơn.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol thường được sử dụng để giảm đau lợi và hạ sốt cho trẻ. Bạn có thể cho bé uống thuốc sau mỗi 4 tiếng nếu bị sốt trở lại. Chú ý cho trẻ uống thuốc giảm đau hạ sốt sau khi ăn no để tránh gây hại cho dạ dày của bé.
  • Thuốc kháng viêm: Loại thuốc này có thể được bào chế dưới dạng bôi, viên ngậm dưới lưỡi hay viên uống. Thuốc được sử dụng nhằm mục đích giúp bé giảm sưng viêm lợi nhanh hơn.
thuốc điều trị cho trẻ bị viêm lợi và sốt
Trẻ bị viêm lợi và sốt có thể được chỉ định thuốc kháng sinh kết hợp với một số loại thuốc khác

2. Làm sạch mảng bám

Mảng bám ở răng chính là môi trường sinh sống của vi khuẩn. Nếu không được làm sạch thì tình trạng viêm lợi ở trẻ rất dễ tái phát trở lại. Chính vì vậy, bên cạnh việc kê đơn thuốc điều trị cho bé, bác sĩ có thể đề nghị lấy cao răng, làm sạch mảng bám ở răng cho con bạn ngay tại phòng khám nha khoa.

3. Tiểu phẫu cho trẻ bị viêm lợi và sốt

Trẻ bị viêm lợi nặng có biến chứng áp xe hoặc bị viêm nha chu có thể cần làm tiểu phẫu. Sau khi được gây tê tại chỗ, bác sĩ tiến hành bóc tách phần nướu bị tổn thương để làm sạch mũ và loại bỏ tận gốc ổ nhiễm trùng trong túi nha chu. Một số bé bị hủy hoại các mô lợi nghiêm trọng sẽ được cấy ghép lợi.

4. Mẹo giảm đau, hạ sốt tại nhà cho trẻ bị viêm lợi và sốt

Bên cạnh việc điều trị cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên để bé nhanh hết sốt và giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu.

trẻ bị viêm lợi và sốt phải làm sao
Trẻ bị viêm lợi và sốt nên uống nhiều nước để nhanh khỏi bệnh
  • Để giảm sốt: Cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp uống nhiều nước. Đắp khăn ấm và lau mát thường xuyên mỗi khi bé bị sốt trở lại. Cho bé mặc quần áo thoáng mát để điều hòa thân nhiệt và thoát mồ hôi ra ngoài tốt hơn.
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối: Đây là một phương pháp chữa viêm lợi tại nhà cho bé hiệu quả. Bạn chỉ cần pha nước muối loãng và cho bé súc miệng 3 – 4 lần trong ngày, nhất là vào buổi sáng, buổi tối trước khi đi ngủ và sau các bữa ăn. Nước muối có khả năng sát trùng mạnh. Khi sử dụng sẽ giúp làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng của bé, giảm sưng viêm lợi, ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám. Tình trạng nhiễm trùng được cải thiện sẽ giúp cơn sốt của bé dần thuyên giảm.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Chất lỏng không chỉ giúp làm giảm sốt nhanh mà còn có tác dụng ngăn ngừa mất nước và làm sạch khoang miệng cho bé, tạo điều kiện cho tổn thương ở lợi nhanh được chữa lành. Ngoài nước lọc, bạn nên cho con uống nước đun sôi có độ ấm vừa phải hay nước ép trái cây để bổ sung năng lượng và làm tăng sức đề kháng cho bé.
  • Dùng mật ong trị viêm lợi cho trẻ: Mật ong có khả năng sát khuẩn tự nhiên nên được nhiều mẹ dùng chữa viêm lợi cho bé. Để sử dụng, bạn chỉ cần lấy tăm bông tiệt trùng thoa một ít mật ong vào khu vực bị ảnh hưởng để làm dịu cảm giác đau nhức và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Cách khác có thể lấy mật ong pha với nước chanh cho bé uống để hạ sốt nhanh giúp bé bớt mệt mỏi và có khả năng miễn dịch tốt hơn.
  • Giảm sưng viêm lợi cho bé bằng lá trầu không: Trong lá trầu chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên. Nó giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, giảm sưng đau lợi và khử mùi hôi miệng cho trẻ bị viêm lợi và sốt. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn hãy khoảng 5 lá trầu bánh tẻ đem nấu chung với 300ml nước. Đun sôi khoảng 5 phút rồi để nguội. Cho bé súc miệng bằng nước nấu từ lá trầu 2 – 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý khi trẻ bị viêm lợi và sốt

  • Bé bị viêm lợi và sốt sẽ rất mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, chán ăn, thậm chí dễ bị nôn ói sau khi ăn. Chính vì vậy, bạn nên cho con ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi lần chỉ sử dụng lượng thức ăn vừa phải.
  • Ưu tiên chế biến các món ăn ở dạng lỏng, mềm, không phải nhai nhiều để tránh làm lợi bị đau.
  • Sử dụng nguồn thực phẩm đa dạng, phù hợp với khẩu vị của bé để trẻ ăn được nhiều hơn.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm có tính nóng, gia vị cay khi chế biến thức ăn cho bé.
  • Cắt giảm các thực phẩm giàu chất béo và đồ ngọt trong bữa ăn của trẻ bởi chúng có thể cản trở quá trình hồi phục tổn thương ở vùng lợi bị viêm.
  • Không cho trẻ ăn thức ăn quá lạnh hay quá nóng. Chúng đều có thể gây kích ứng, tổn thương cho lợi, từ đó làm tăng nguy cơ bị viêm lợi cho bé.
  • Trẻ bị viêm lợi và sốt nên ăn các thực phẩm tính mát và có khả năng giảm đau, kháng viêm tự nhiên như rau diếp cá, cam, chanh, lá hẹ, rau má, sữa chua, bí xanh…
  • Thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn, nhất là trước mỗi bữa ăn. Tránh để trẻ ngậm tay vào miệng.
  • Tập cho bé thói quen chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày hoặc súc miệng bằng nước muối để loại bỏ thức ăn bám trong khoang miệng, ngăn chặn sự hình thành của mảng bám và không cho vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển.
  • Tránh để bé ngậm đồ chơi, cắn móng tay hay đưa đồ vật sắc nhọn, kém vệ sinh vào trong miệng khiến lợi bị tổn thương, nhiễm trùng.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 07:35 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 17:39 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ không hiếm gặp, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Bị Viêm Lợi Sau Khi Bọc Răng Sứ : Cách Khắc Phục Nhanh

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ xảy ra rất phổ biến ở người đã thực hiện thủ thuật nha…

Các thuốc trị viêm lợi tốt nhất hiện nay (uống và bôi)

Các thuốc trị viêm lợi đang được sử dụng phổ biến hiện nay chủ yếu là thuốc uống hoặc thuốc…

Mẹo chữa viêm lợi bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà

Chữa viêm lợi bằng lá trầu không là một trong những mẹo tự nhiên đang được nhiều người áp dụng…

Viêm lợi phì đại là tình trạng lợi bị viêm nhiễm, mô nướu răng tăng sinh, phát triển quá mức Viêm Lợi Phì Đại Là Gì? Biểu Hiện và Phương Pháp Điều Trị

Viêm lợi phì đại là tình trạng các mô nướu răng phát triển quá mức, đặc trưng bởi các triệu…

Sưng nướu răng có mủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Sưng Nướu Răng Có Mủ: Cách Phòng Tránh và Khắc Phục

Sưng nướu răng có mủ là tình trạng tủy răng hoặc nướu bị nhiễm trùng, dẫn đến sự hình thành…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua