Viêm lợi trùm là gì? Cách nhận biết và điều trị

Viêm lợi trùm là căn bệnh ảnh hưởng đến phần lợi bao phủ bên trên bề mặt răng khôn. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc do sự phát triển bất thường của lợi cũng như răng khôn. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh viêm lợi trùm rất dễ tái phát trở lại.

Viêm lợi trùm là gì?

Viêm lợi trùm là gì
Chứng viêm lợi trùm xảy ra ở phần lợi bao phủ trên mặt răng khôn

Viêm lợi trùm là một bệnh lý nha khoa xảy ra khi phần lợi trùm bao phủ lên bề mặt răng khôn và cản trở đến quá trình phát triển của răng. Phần lợi này khiến cho bề mặt răng không thể trồi ra ngoài và trực tiếp đâm sâu vào trong phần lợi dẫn đến tình trạng sưng đau, khó chịu. 

Theo cấu tạo của răng miệng, trên bề mặt răng thường có lợi trùm bao bọc một phần hoặc phủ kín bề mặt răng. Trong hầu hết các trường hợp, khi răng khôn mọc lên thì phần lợi này cũng dần tiêu biến. Mặc dù vậy, ở một số trường hợp, lợi trùm che phủ kín, ảnh hưởng đến không gian phát triển của răng và khiến cho bề mặt răng không thể trồi ra ngoài. Lúc này, mặt răng đâm trực tiếp vào trong lợi trùm dẫn đến sưng tấy và khiến cho bạn vô cùng đau đớn. Hơn nữa, về mặt lâu dài khi răng mọc lên và đẩy một phần lợi trùm ra sẽ tạo nên một khoảng trống dưới lợi, bạn cũng có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng sưng viêm lợi trùm nếu công tác chăm sóc, vệ sinh răng miệng không được thực hiện tốt.

Đối tượng bị viêm lợi trùm là những người trưởng thành bởi răng khôn là răng mọc trễ nhất và cũng là những chiếc răng cuối cùng nằm trong bộ răng của con người. Một cá nhân có thể phải đối mặt với tình trạng này nhiều lần trong suốt quá trình phát triển của răng khôn, từ khi răng mới nhú ra cho đến lúc răng mọc hoàn thiện. Đặc biệt, các trường hợp răng khôn mọc lệch có khả năng bị viêm lợi trùm rất cao. 

Tình trạng viêm lợi trùm có thể chỉ diễn ra trong vài ngày hoặc kéo dài tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, nếu bệnh không do vi khuẩn thì tình trạng sưng viêm ở lợi trùm sẽ tự thuyên giảm và hồi phục dần sau 3 – 4 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp lợi trùm bị viêm kéo dài gây sốt, đau nhức và khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống, nói chuyện và ngay cả khi nuốt nước bọt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều người bị hôi miệng và nhiều vấn đề khác về nha chu. Chính vì vậy, nếu đang gặp phải tình trạng này, bạn nên sớm tìm đến các phòng khám nha khoa để được tư vấn, thăm khám và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây viêm lợi trùm

Bệnh viêm lợi trùm chủ yếu xảy ra do sự phát triển bất thường của lợi. Bề mặt trên của lợi thay vì phải tách ra để lấy không gian cho răng khôn phát triển thì nó lại dính liền thành một khối bao phủ toàn bộ răng, buộc răng phải đâm sâm vào lợi khi nhú cao hơn.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ bị viêm lợi trùm như:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến răng bị nhiễm khuẩn
  • Răng khôn mọc lệch
  • Do ảnh hưởng của các vấn đề nha khoa khác, chẳng hạn như viêm nướu răng, áp xe lợi hay sâu răng. Vi khuẩn có thể lây lan từ ổ nhiễm trùng đến lợi trùm và gây viêm nhiễm.

Dấu hiệu viêm lợi trùm

Các triệu chứng nhận biết viêm lợi trùm bao gồm:

  • Sưng đỏ lợi trùm: Đây là dấu hiệu rất dễ nhận biết của bệnh viêm lợi trùm. Bạn sẽ thấy phần lợi bọc trên răng khôn bị sưng phồng, căng bóng và tấy đỏ.
  • Đau lợi: Dùng tay ấn vào lợi trùm, cảm giác đau đớn xuất hiện rõ rệt. Trường hợp bị viêm lợi trùm có mủ thì khi ấn nhẹ vàng có thể rỉ ra nước hoặc mủ.
  • Đau nhức răng: Những cơn đau khó chịu ở răng khôn đang mọc cũng có thể xảy ra khi bạn bị viêm lợi trùm. Khi lợi mới bị viêm, cơn đau chỉ âm ỉ thoáng qua nhưng khi lợi sưng to hơn hoặc làm mủ, cơn đau trở nên dữ dội hơn và có khuynh hướng kéo dài. Cảm giác đau răng tăng nặng khi nhai thức ăn, há miệng, nói chuyện và cả khi nuốt nước bọt. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do tình trạng nhiễm trùng ở lợi trùm ảnh hưởng đến hàm và quanh thân răng.
Dấu hiệu viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm khiến cho lợi bị sưng phù và gây đau nhức quanh răng
  • Sốt: Các trường hợp bị viêm lợi trùm do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng có mủ thường hay bị sốt
  • Nổi hạch, sưng góc hàm: Sự xuất hiện của hạch ở vùng cổ hoặc sưng góc hàm cũng là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm lợi trùm. 
  • Khó khép miệng, chảy nước miếng: Lợi trùm sưng to khiến bạn khó khép miệng lại như bình thường, nhất là trong lúc ngủ. Điều này có thể khiến bạn bị chảy nước miếng.
  • Miệng có mùi hôi khó chịu: Triệu chứng hôi miệng thường xảy ra ở những người bị viêm lợi trùm có mủ do nhiễm vi khuẩn kéo dài.

Khi nào bạn nên đi khám nha khoa?

Bạn nên tìm gặp nha sĩ ngay nếu có các triệu chứng nghiêm trọng sau:

  • Sưng nướu răng kéo dài quá 3 ngày không thuyên giảm
  • Đau nhức nhiều
  • Sốt cao 
  • Viêm lợi trùm gây sưng góc hàm 
  • Ăn uống, nói chuyện khó khăn hoặc không thể ăn được
  • Không ngậm miệng được như bình thường
  • Bệnh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Chẩn đoán viêm lợi trùm

Tại phòng khám nha khoa, nha sĩ sẽ kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau để chẩn đoán tình trạng viêm lợi trùm của bạn. Bao gồm:

Thăm khám lâm sàng:

  • Kiểm tra lợi trùm và đánh giá sức khỏe răng miệng
  • Trao đổi về tiền sử mắc bệnh
  • Bác sĩ đưa ra một số câu hỏi liên quan đến các triệu chứng đang gặp phải. Chẳng hạn như thời gian bắt đầu xuất hiện, mức độ ảnh hưởng của chúng tới việc ăn uống…

Chẩn đoán hình ảnh:

Thăm khám lâm sàng có thể giúp bác sĩ xác định được tình trạng viêm lợi trùm. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân chụp X-quang. Phương pháp này có thể giúp xác định được chính xác vị trí của răng bị ảnh hưởng và cho phép bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây viêm lợi trùm liên quan đến những bất thường trong sự phát triển của răng khôn, chẳng hạn như răng mọc lệch.

Kết thúc quy trình chẩn đoán, người bệnh sẽ được bác sĩ thông báo chi tiết về tình trạng bệnh cụ thể của mình, đồng thời tư vấn một phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Cách điều trị viêm lợi trùm

Tùy thuộc vào mức độ viêm lợi trùm, nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh mà nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn một phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp có nhiễm khuẩn cần dùng thuốc kháng sinh để khắc phục bệnh. Một số trường hợp phải cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn.

1. Thuốc chữa viêm lợi trùm

Thuốc kháng sinh thường được kê đơn cho các trường hợp bị viêm lợi trùm do nhiễm khuẩn hoặc có mủ. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình phân chia tế bào của vi khuẩn và khiến chúng bị tiêu diệt, đồng thời cải thiện tình trạng sưng viêm ở lợi. 

thuốc điều trị viêm lợi trùm
Bệnh viêm lợi trùm do nhiễm khuẩn hoặc có mủ được điều trị bằng thuốc kháng sinh

Tùy theo loại thuốc kháng sinh được sử dụng mà bệnh nhân có thể được điều trị với liệu trình từ 5 – 7 ngày hoặc lâu hơn. Trong quá trình điều trị, bạn cần uống thuốc kháng sinh đúng liều, đủ thời gian để không bị kháng thuốc. Tốt nhất là uống thuốc sau khi ăn no để tránh gây hại cho đường ruột, nhất là các trường hợp có tiền sử bị đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, một số loại thuốc khác có thể được chỉ định để điều trị triệu chứng bệnh. Chẳng hạn như:

  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc hạ sốt

Bệnh viêm lợi trùm có thể được điều trị khỏi bằng thuốc. Tuy nhiên, tình trạng này rất dễ tái phát trở lại nếu không giải quyết được dứt điểm nguồn gốc của bệnh.

2. Cắt lợi trùm

Nếu sau khi chụp X-quang xác định răng khôn vẫn mọc bình thường, không bị lệch hoặc mọc chen ngang vào những răng khác mà bị lợi trùm bao phủ trên mặt thì nha sĩ sẽ chỉ định cắt lợi trùm. 

Quy trình cắt lợi trùm được diễn ra theo các bước sau:

  • Bước 1: Vệ sinh khoang miệng cho sạch sẽ
  • Bước 2: Gây tê phần lợi cần cắt bỏ
  • Bước 3: Sử dụng tia laser lần lượt cắt bỏ mặt trong, mặt ngoài cũng như phần gốc của lợi trùm.

Sau khi cắt lợi trùm, bạn có thể thấy đau, sưng và rỉ một ít máu ở khu vực mới cắt. Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường. Bạn không nên lo lắng quá mức bởi sau khoảng 1 – 2 tuần, lợi sẽ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, cần chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thực hiện các biện pháp tiệt trùng, chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.

3. Nhổ răng khôn chữa viêm lợi trùm

Nhổ răng khôn là phương pháp được chỉ định cho các trường hợp có răng khôn mọc lệch khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn và tình trạng viêm lợi trùm tái đi tái lại nhiều lần. Việc nhổ răng không chỉ giúp điều trị dứt điểm căn bệnh này và ngăn ngừa viêm lợi tái phát trở lại mà còn tạo thêm được khoảng trống dưới hàm, giúp cho quá trình vệ sinh, chăm sóc răng miệng được dễ dàng hơn. Chính vì vậy mà phương pháp này được nhiều nha sĩ lựa chọn để điều trị viêm lợi trùm cho bệnh nhân.

Quy trình nhổ răng khôn cho bệnh nhân bị viêm lợi trùm:

  • Bước 1: Nha sĩ kiểm tra, đánh giá tính trạng viêm lợi trùm bằng mắt. Tiến hành cho bệnh nhân chụp x-quang để xác định được hướng mọc của chân răng, đồng thời quan sát rõ hơn cấu trúc hàm xung quanh.
  • Bước 2: Vệ sinh khoang miệng, làm sạch hết những mẩu thức ăn dư thừa bám dính trên lợi trùm. Hoạt động này được thực hiện nhằm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
  • Bước 3: Tiêm thuốc gây tê tại vị trí răng cần nhổ rồi dùng kìm nhổ răng ra
  • Bước 4: Tiến hành cầm máu bằng bông gòn tiệt trùng. Nha sĩ cũng sẽ tư vấn cho người bệnh các biện pháp chăm sóc răng miệng, cách ăn uống sau khi nhổ răng và hẹn lịch tái khám nếu cần thiết.

Cách ngăn ngừa viêm lợi trùm

Bệnh viêm lợi trùm rất dễ tái phát. Vì vậy nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao hoặc từng mắc căn bệnh này trong quá khứ thì nên chủ động thực hiện tốt công tác dự phòng bệnh. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản giúp giảm nguy cơ bị viêm lợi trùm:

  • Duy trì thói quen đánh răng hàng ngày. Tần suất ít nhất là 2 lần trong ngày vào buổi sáng và buổi tối.
  • Lựa chọn bàn chải có đầu lông tơ mềm mại để lợi không bị tổn thương. Thay bàn chải đánh răng mới sau mỗi 3 – 4 tháng.
  • Khi chải răng cần nhẹ nhàng. Giữ bàn chải theo hướng 45 độ so với mặt răng và chú ý đánh kỹ cả 4 mặt.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mẩu thức ăn nhỏ bị mắc kẹt lại trong kẽ răng, nơi mà bàn chải không thể làm sạch được.
  • Hạn chế sử dụng tăm xỉa răng. Vật dụng này có thể gây tổn thương, chảy máu lợi và khiến kẽ răng ngày càng hở to hơn nên dễ bị nhiễm trùng, sâu răng.
  • Dùng nước súc miệng có khả năng diệt khuẩn 2 lần mỗi ngày để đảm bảo răng được làm sạch hoàn toàn, giúp ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng, bao gồm cả viêm lợi trùm.
  • Thường xuyên mát xa mặt nhẹ nhàng ở khu vực bên ngoài hàm để kích thích máu lưu thông đến nuôi dưỡng lợi
  • Tránh hút thuốc lá
  • Không lạm dụng bia rượu, đồ cay nóng và các thực phẩm có thể gây kích thích cho lợi.
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất để cải thiện sức khỏe cho răng lợi.

Có thể bạn quan tâm

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 10:00 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 17:41 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Thịt gà có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho sức khỏe Viêm Lợi Có Ăn Được Thịt Gà Không? Cần Kiêng Không?
Khi bị viêm lợi, người bệnh thường được khuyến nghị hạn chế một số thực phẩm nhất định để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng lợi, khiến bệnh…
Bé bị viêm lợi nhiệt miệng cần làm gì? Nên ăn gì?

Bệnh viêm lợi nhiệt miệng được đặc trưng bởi tình trạng sưng đỏ lợi và lở loét trong miệng khiến…

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm lợi sau khi nhổ răng Bị Viêm Lợi Sau Khi Nhổ Răng và Giải Pháp Xử Lý, Chữa Trị

Viêm lợi sau khi nhổ răng không quá hiếm gặp, đã có nhiều trường hợp người nhổ răng gặp phải…

Sau khi cắt lợi trùm 1 - 2 tuần thì vết thương sẽ lành lại Cắt Lợi Trùm Răng Khôn Bao Nhiêu Tiền? Bao Lâu Thì Khỏi?

Cắt lợi trùm răng khôn là một trong những tiểu phẫu được đánh giá cao về hiệu quả trong điều…

7+ cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất – Mẹo hay

Những cách chữa viêm lợi tại nhà bằng muối, hạt cau, nha đam hay lá lốt đang được nhiều người…

Sưng nướu răng có mủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Sưng Nướu Răng Có Mủ: Cách Phòng Tránh và Khắc Phục

Sưng nướu răng có mủ là tình trạng tủy răng hoặc nướu bị nhiễm trùng, dẫn đến sự hình thành…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua