Sưng Nướu Răng Có Mủ: Cách Phòng Tránh và Khắc Phục

Sưng nướu răng có mủ là tình trạng tủy răng hoặc nướu bị nhiễm trùng, dẫn đến sự hình thành của ổ mủ quanh chân răng khiến nướu đau nhức, sưng tấy khó chịu. Có nhiều nguyên nhân gây sưng nướu răng có mủ có thể kể đến như do thói quen vệ sinh răng miệng sai cách, hệ thống miễn dịch suy giảm hoặc có liên quan đến các bệnh lý về răng miệng… 

Dấu hiệu nhận biết sưng nướu răng có mủ

Sưng nướu răng có mủ còn được gọi là viêm lợi sưng nướu răng có mủ. Đây là tình trạng thường gặp, xảy ra khi nướu răng bị nhiễm trùng, dẫn đến sự xuất hiện của các ổ mủ quanh chân răng. Trong ổ mủ này thường bao gồm các vụn thức ăn, vi khuẩn, tế bào chế gây hại cho sức khỏe răng miệng. Viêm nướu  có mủ nếu không sớm thăm khám và điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Sưng nướu răng có mủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Sưng nướu răng có mủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Các dấu hiệu nhận biết viêm lợi có mủ thường gặp có thể kể đến như:

  • Nướu răng bị sưng to, có màu đỏ hoặc đầu trắng, ấn vào thấy mềm, dễ chảy máu
  • Trên nướu có đốm mủ màu trắng trên bề mặt, khi ấn vào có thể thấy có mủ chảy ra
  • Đau răng nghiêm trọng, cơn đau có thể lan tỏa sang các vùng khác như hàm, tai
  • Miệng có mùi hôi, đôi khi còn có vị đắng, gây khó khăn trong việc ăn uống khiến người bệnh ăn uống không ngon miệng
  • Một số trường hợp bị viêm nướu có mủ có thể bị sốt do nhiễm trùng, sưng mặt, nổi hạch bạch huyết ở cổ… 

Nguyên nhân gây sưng nướu răng có mủ 

Nướu răng bị sưng, có mủ xảy ra khi nhiễm trùng, thường liên quan đến nhiều yếu tố. Đa phần các trường hợp bị viêm nướu răng có mủ có thể xuất phát từ những nguyên nhân như: 

1. Do thói quen chăm sóc răng miệng 

Không chú trọng việc chăm sóc răng miệng hoặc chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng là một trong những yếu tố gây gia tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng ở nhiều người. Thường là:

  • Do vệ sinh răng miệng quá lạnh tay, lực đánh răng quá lớn, dùng bàn chải cứng hoặc dùng tăm xỉa răng vô tình làm tổn thương nướu. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nướu, lâu ngày không điều trị dẫn đến sự hình thành của các ổ mủ.
  • Do không chăm sóc răng miệng thường xuyên, đều đặn, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các mảng bám, cao răng, lâu ngày gây viêm nhiễm làm sưng nướu. 

2. Do chế độ ăn uống thiếu khoa học

Một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh là do chế độ ăn uống thiếu khoa học. Yếu tố này có liên quan mật thiết đến thói quen chăm sóc răng miệng của người bệnh. Đa phần những người dễ bị sưng nướu răng kèm theo mủ thường có chế độ ăn nhiều tinh bột, nhiều gia vị, nhiều đồ ăn thực phẩm cay nóng gây bỏng nướu. Thêm vào đó, khi nướu răng không được chăm sóc đúng cách, vi khuẩn sẽ tấn công, gây sưng viêm, nghiêm trọng hơn có thể khiến gây ra các bệnh lý như viêm tủy răng, viêm nha chu… 

3. Do thay đổi nội tiết tố 

Thay đổi nội tiết tố khi tới chu kỳ kinh, khi mang thai hoặc khi tới giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ sẽ gây ra nhiều rối loạn trong cơ thể, là yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị sưng viêm ở nướu. Đặc biệt, tình trạng sưng nướu răng có mủ rất thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Lý do là trong giai đoạn mang thai, cơ thể chị em có nhiều thay đổi, nhất là hàm lượng progesterone và estrogen trong cơ thể. Chúng làm ức chế hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Khi mang thai, các mao mạch ở nướu dễ phình to,  dẫn đến tình trạng ứ dịch huyết, tăng tính thẩm máu của thành mao máu đồng thời gây gia tăng nguy cơ mắc viêm nướu răng. Hơn nữa, khi kết hợp với quá trình thai nghén, nôn ói cùng việc lười vệ sinh răng miệng thì nguy cơ viêm, mưng mủ trong nướu ở phụ nữ mang thai là rất cao. 

4. Do suy giảm đề kháng, miễn dịch 

Suy giảm đề kháng miễn dịch cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây sưng nướu răng có mủ ở nhiều người. Những trường hợp bị viêm nướu răng có mủ liên quan đến miễn dịch có thể kể đến như:

  • Do cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, vitamin B, vitamin D, canxi, fluor… Thiếu hụt vitamin khiến hệ miễn dịch suy giảm, làm lợi nhạy cảm hơn với các kích thích của vi khuẩn. Từ đó khiến niêm mạc dễ bị do chất lượng mô răng kém đi, dễ hoại tử. 
  • Do mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như tiểu đường, HIV/AIDS, bệnh ung thư bạch cầu…
  • Do thường xuyên sử dụng các thuốc điều trị ảnh hưởng đến sức khỏe răng nướu như thuốc giảm huyết áp gây phì đại cho lợi, thuốc điều trị động kinh… 

5. Sưng nướu răng có mủ do các bệnh lý về răng miệng 

Tình trạng sưng viêm ở nướu răng kèm theo mủ đa phần có liên quan đến các bệnh lý về răng miệng. Khi mắc bệnh răng miệng, ở giai đoạn sớm, người bệnh thường khá chủ quan, không thăm khám và điều trị. Đến khi bệnh tiến triển nặng, gây nhiều biến chứng thì đã muộn, răng nướu đã tổn thương nặng nề, tốn nhiều thời gian và chi phí cho việc điều trị.

Khi bị áp xe răng, nướu răng cũng bị sưng và có đốm mủ
Khi bị áp xe răng, nướu răng cũng bị sưng và có đốm mủ

Một số bệnh lý về răng miệng có thể khiến nướu sưng viêm có mủ như:

6. Nguyên nhân khác 

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng sưng nướu răng có mủ có thể kể đến như:

  • Do sử dụng miếng trám răng hoặc răng giả không phù hợp, kỹ thuật nha khoa chưa đúng
  • Do răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây ra tình trạng nướu răng bị sưng đỏ, chảy máu, đôi khi có mủ kèm theo… 

Sưng nướu răng có mủ có nguy hiểm không?

Sưng nướu răng có mủ có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều người. Thực tế, tình trạng nướu răng bị sưng, có hốc mủ không quá nguy hiểm, có thể biến mất nếu được thăm khám và điều trị đúng cách. Hầu hết các trường hợp bị sưng nướu răng có mủ cần được điều trị và các thiệp đúng cách bằng các thủ thuật nha khoa phù hợp.

Cũng có những trường hợp tình trạng nướu sưng có mủ biến mất sau một thời gian xuất hiện nhưng thường rất hiếm, hay để lại hậu quả nặng nề cho nướu răng. Tình trạng sưng nướu răng có mủ sẽ là nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách. Đặc biệt là khi có liên quan đến các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm tủy răng. 

Một số biến chứng nghiêm trọng của sưng nướu răng có mủ có thể kể đến như:

  • Viêm tủy xương hàm: Là tình trạng xương hàm bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công gây bệnh. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây cứng khớp hàm, gãy xương, biến dạng, loạn năng thái dương hàm thậm chí teo xương hàm… 
  • U nang răng: Khối mủ nhiễm trùng dưới chân răng nếu không được điều trị sẽ phát triển gây u nang răng. U nang răng dễ gây nhiễm trùng, chảy máu chân răng, gây ra các vấn đề khó chịu cho người bệnh. 
  • Viêm xoang hàm: Vi khuẩn ở vị trí nướu răng bị sưng có thể lây lan đến xoang hàm trên, gây viêm xoang hàm. Viêm xoang hàm là bệnh lý nguy hiểm, hay gây ra các triệu chứng đau đớn, nóng sốt, sưng má, có thể chuyển biến thành bệnh mãn tính kéo dài dai dẳng, khó trị. 
  • Huyết khối xoang hang: Là tình trạng lây lan vi khuẩn dẫn đến sự hình thành của các cục máu đông tại xoang, có thể nguy hiểm đến tính mạng… 

Phương pháp điều trị sưng nướu răng có mủ 

Khi bị sưng nướu răng có mủ, người bệnh nên nhanh chóng sắp xếp thời gian thăm khám bác sĩ, nha sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Tình trạng nướu răng bị sưng đau có mủ thường có liên quan đến các bệnh lý về răng miệng. Các bệnh này nếu không được sớm thăm khám và điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ gây mất răng, nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng.

Người bị sưng nướu răng có mủ nên sớm thăm khám nha khoa, bác sĩ chuyên nghiệp, uy tín để được thăm khám, điều trị
Người bị sưng nướu răng có mủ nên sớm thăm khám nha khoa, bác sĩ chuyên nghiệp, uy tín để được thăm khám, điều trị

Sau khi thăm khám, tùy vào tình trạng mà người bệnh sẽ được điều trị bằng phương pháp phù hợp. Các cách trị sưng nướu răng có mủ có thể kể đến như: 

1. Điều trị bằng thuốc 

Với các trường hợp nhẹ, có thể sử dụng thuốc để cải thiện, hỗ trợ điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp. Nếu bạn thắc mắc sưng nướu răng có mủ uống thuốc gì thì có thể tham khảo các thuốc trị viêm nướu răng có mủ như:

  • Thuốc kháng sinh: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, cô lập ổ nhiễm trùng, tránh nhiễm trùng lây lan và tái nhiễm. Thuốc kháng sinh thường dễ gây ra các tác dụng phụ, chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau giúp làm giảm cơn đau nhức khó chịu, thường được kê toa kết hợp với thuốc kháng sinh trong trường hợp cơn đau xuất hiện nhiều, gây khó chịu cho người bệnh. Các thuốc giảm đau thường được sử dụng là paracetamol, ibuprofen, aspirin… 

2. Can thiệp nha khoa 

Để điều trị tình trạng có mủ ở nướu răng, can thiệp nha khoa là biện pháp cần thiết nếu có liên quan đến bệnh lý. Nguyên tắc điều trị chính là cô lập và loại bỏ ổ nhiễm trùng, làm giảm hoặc mất đi các triệu chứng khó chịu như sưng, đau, sốt… Tùy vào tình trạng bệnh mà có biện pháp điều trị, khắc phục phù hợp. Thường là:

  • Chích rạch dẫn lưu khối mủ: Được thực bằng cách tạo một vết cắt nhỏ ở vị trí nướu sưng để dẫn mủ ra ngoài. Đối với trường hợp có dị vật gây sưng nướu thì tiến hành lấy các dị vật như tăm tre, xương… ra ngoài để loại bỏ nguyên nhân.
  • Điều trị loại bỏ nguy cơ: Thực hiện thủ thuật lấy cao răng, làm sạch các chất bẩn bám quanh chân răng và dưới lợi để loại bỏ nơi trú ngụ của các vi khuẩn gây hại
  • Chữa tủy răng: Nếu tình trạng sưng nướu răng có mủ do bệnh về tủy răng gây ra thì sẽ tiến hành điều trị bằng cách che tủy (nếu có khả năng phục hồi), hoặc lấy hết tủy răng, làm sạch và hàn kín tủy lại rồi phục hình răng (với trường hợp viêm tủy không phục hồi). 
  • Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh: Việc loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như nắn chỉnh răng, mài chỉnh khớp cắn, kiểm soát đường huyết, điều chỉnh loại thuốc đang điều trị… 
  • Nhổ răng: Khi tình trạng sưng nướu răng có liên quan đến sâu răng, trường hợp nhẹ thì sẽ hàn trám răng, nặng thì phải nhổ bỏ, nạo vét hết vùng viêm nhiễm trong xương. 

3. Phẫu thuật chữa sưng nướu răng 

Phẫu thuật chữa sưng nướu răng thường ít được thực hiện do đa phần tình trạng này không quá nghiêm trọng. Thông thường chỉ được áp dụng cho các trường hợp như:

  • Nhiễm trùng tái phát, tình trạng nhiễm trùng ngày một nghiêm trọng, không đáp ứng với các biện pháp điều trị đã đề cập, cần phẫu thuật để loại bỏ mô bệnh
  • Viêm nha chu, áp xe nha chu, nhiễm trùng tái phát cần điều trị phẫu thuật để loại bỏ túi nha chu, tạo hình mô nướu, ngăn ngừa các rủi ro. 

Cách phòng ngừa sưng nướu răng có mủ 

Điều trị viêm nướu răng có mủ không quá phức tạp nhưng lại tốn kém, mất nhiều thời gian. Do đó, để tránh đau đớn khó chịu, không tốn nhiều thời gian, tiền bạc, chúng ta tốt nhất nên có biện pháp phòng ngừa sưng nướu răng cũng như các bệnh lý về răng miệng khác. Có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, nên chọn các loại kem đánh răng có chứa fluor để bảo vệ, nâng cao sức khỏe răng miệng. Chải răng sau ăn 30 phút, tuyệt đối không chải răng ngay sau khi ăn. 
  • Chọn bàn chải đánh răng phù hợp, có lông mềm, mảnh, kết hợp làm sạch răng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng để tăng hiệu quả
  • Chải kỹ các mặt răng, thay bàn chải đều đặn 3 – 4 tháng/lần hoặc ngay khi lông bàn chải bị mòn đi
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều axit, đồ ăn ngọt, thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá cứng, quá dai.
  • Hạn chế ăn vặt vào ban đêm, hạn chế dùng rượu bia, thức uống có cồn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều tinh bột, nước ngọt có gas… 
  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, bỏ thói quen hút thuốc (nếu có), ngủ đủ giấc đúng giờ, hạn chế căng thẳng mệt mỏi
  • Nên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần, nếu có nhiều vôi răng thì nhanh chóng đi lấy vôi răng để ngừa các bệnh lý về răng miệng. 

Nước răng bị sưng và có mủ là tình trạng thường gặp, do nhiều yếu tố gây ra, có thể liên quan đến tình trạng nhiễm trùng hoặc các bệnh lý về răng miệng, bệnh lý toàn thân. Khi bị viêm nướu răng, người bệnh đừng chủ quan, tốt nhất nên thăm khám nha khoa uy tín để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 00:58 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 00:58 - 06/06/2023
Chia sẻ:
viêm nướu răng Viêm nướu răng (viêm lợi): Dấu hiệu nhận biết, điều trị

Viêm nướu răng là vấn đề răng miệng rất dễ gặp. Không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu…

Phân biệt để nhận biết giữa lợi bị tụt và lợi bình thường Tụt Lợi Răng Lung Lay Xử Lý Thế Nào? Đáng Lo Không?

Tụt lợi là bệnh lý về răng miệng phổ biến, nếu không sớm can thiệp và điều trị, có thể…

Các thuốc trị viêm lợi tốt nhất hiện nay (uống và bôi)

Các thuốc trị viêm lợi đang được sử dụng phổ biến hiện nay chủ yếu là thuốc uống hoặc thuốc…

Viêm lợi ngậm nước muối có khỏi không? Cách thực hiện? Viêm lợi ngậm nước muối có khỏi không? Cách thực hiện?

Nước muối có tác dụng rất tốt với sức khỏe răng miệng. Ngậm nước muối cũng là một trong những…

Tình trạng lợi sưng viêm tấy đỏ trong quá trình đeo mắc cài niềng răng Niềng Răng Bị Sưng Lợi và Giải Pháp Xử Lý, Khắc Phục Hay

Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha hiệu quả, được đặc biệt ưa chuộng trong những năm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua