Bị Viêm Lợi Sau Khi Bọc Răng Sứ : Cách Khắc Phục Nhanh

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ xảy ra rất phổ biến ở người đã thực hiện thủ thuật nha khoa bọc răng sứ, thường do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu có liên quan việc sai kỹ thuật, răng sứ không được chế tạo chính xác, vật liệu không đảm bảo chất lượng gây kích ứng… Viêm lợi sau khi bọc răng sứ tương đối nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng, nếu không kịp tham khám và điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Nguyên nhân gây viêm lợi sau khi bọc răng sứ 

Viêm lợi, còn được gọi là viêm nướu răng, một bệnh lý đặc biệt phổ biến, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh lý về răng miệng ở Việt Nam. Viêm lợi sau khi bọc răng sứ là tình trạng lợi, tổ chức mềm bao phủ quanh răng bị kích ứng hoặc bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Đây là bệnh lý thường gặp, tiến triển âm thầm, ban đầu, các triệu chứng của bệnh tương đối nhẹ nên dễ bị mọi người bỏ qua, chủ quan, lơ là không sớm điều trị.

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ không hiếm gặp, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ không hiếm gặp, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Viêm lợi thông thường liên quan đến việc vi khuẩn trong mảng bám trên răng phát triển, gây viêm nhiễm. Tuy nhiêm, viêm lợi sau khi bọc răng sứ thì lại liên quan nhiều đến kỹ thuật bọc sứ, chất lượng của vật liệu hay độ tương thích của răng sứ hơn là các nguyên nhân khác. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng bọc răng sứ bị viêm lợi mà bạn có thể tham khảo:

1. Do kỹ thuật, tay nghề không tốt 

Hiện nay, có rất nhiều trung tâm nha khoa “mọc lên” khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc xác định đâu là địa chỉ uy tín, đáng tin cậy. Đây chính là lý do hàng đầu khiến nhiều người dễ bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ, xuất phát từ việc nha sĩ không đủ tay nghề, hoặc thực hiện sai kỹ thuật làm phá vỡ khoảng sinh học của răng lợi, khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập, gây bệnh. 

Thông thường, phần lợi quanh cổ răng có một hàng rào bảo vệ, đây là lớp màng giúp ngăn ngừa vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến mô nha chu bên dưới. Nếu lớp này bị phá vỡ, vi khuẩn sẽ có thể dễ dàng xâm nhập xuống dưới, dây viêm lợi, nghiêm trọng hơn còn có thể phá hủy tổ chức quanh răng. Đây là nguyên nhân gây viêm lợi sau khi bọc răng sứ được đánh giá là phức tạp, khó xử lý nhất hiện nay. 

2. Do răng sứ không phù hợp 

Răng sứ được chế tạo không phù hợp khi lắp vào răng, kích thước không chuẩn, quy tình không chính xác khiến răng sứ bị hở, cong vênh, gây cộm cho người được thực hiện. Điều này dễ khiến thức ăn nhét vào các kẽ răng, khoảng hở, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh lý về răng miệng. 

Đặc biệt, tình trạng bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ có thể nhanh xuất hiện hơn khi răng sứ không được thiết kế chính xác, kèm theo việc các bệnh lý về răng miệng không được điều trị triệt để trước khi bọc sứ. Răng sứ hở, dễ nhét thức ăn sẽ khiến cho các mầm mống vi khuẩn tồn tại trong răng miệng phát triển mạnh mẽ trở lại gây viêm lợi. 

3. Vật liệu không đảm bảo chất lượng 

Chất liệu răng sứ không đảm bảo cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây viêm lợi sau khi bọc sứ cho nhiều người. Vì muốn giảm giá thành dịch vụ để thu hút khách hàng, nhiều nha khoa đã sử dụng các loại sứ kém chất lượng để bọc sứ. Hậu quả là sau một thời gian, lợi bị kích ứng, sưng đỏ, hay chảy máu, hôi miệng, chức năng nhai suy giảm.

Chất liệu bọc sứ không đảm bảo cũng có thể là nguyên nhân gây viêm lợi
Chất liệu bọc sứ không đảm bảo cũng có thể là nguyên nhân gây viêm lợi

Ngoài ra, việc bọc răng bằng sứ kém chất lượng còn khiến răng khó gắn khít với cùi răng thật, răng kém chất lượng nên dễ bị mẻ, vỡ khi sử dụng thức ăn cứng hoặc dai. Đôi khi cũng làm hỏng răng gốc, răng bị yếu đi nghiêm trọng, viền chân răng bị đen do sử dụng răng sứ kim loại làm răng dễ bị oxy hóa. 

4. Nguyên nhân khác 

Một số nguyên nhân gây viêm lợi sau khi bọc răng sứ khác có thể kể đến như:

  • Do cơ địa của bệnh nhân kích ứng với chất liệu của răng bọc sứ. Thông thường tình trạng này hay xảy ra với các trường hợp bọc răng sứ kim loại hơn là răng sứ không kim loại.
  • Do thói quen vệ sinh răng miệng kém, chiếm khoảng 80% các trường hợp mắc viêm lợi sau khi bọc răng sứ. Lý do là sau khi thực hiện thủ thuật nha khoa này, nhiều người thường chủ quan cho rằng răng đã có lớp men sứ bảo vệ nên không cần chú trọng đến vấn đề chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Việc chải răng, lấy mảng bám bị lơ là, hậu quả là bị viêm lợi cổ răng, khiến nướu răng bị viêm sau khi chụp mão sứ.
  •  Một nguyên nhân khác không hiếm gặp là do các vật liệu trám răng trước khi bọc sứ không được làm sạch. Kết quả vi khuẩn trên chân răng có điều kiện phát triển gây nhiễm trùng, làm nướu răng sưng đau, viêm nhiễm.

Ngoài ra, tình trạng bọc sứ bị viêm lợi cũng có thể xảy ra khi răng trong mão sứ đang bị sâu, không được điều trị triệt để. Sâu răng phát triển nghiêm trọng dẫn đến viêm nướu, viêm tủy răng, gây đau nhức nghiêm trọng cho người bệnh. Cách tốt nhất là phải lấy tủy răng và trị sâu răng rồi mới bọc sứ lại. 

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ có nguy hiểm không? 

Bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ không hiếm gặp, ban đầu, bệnh không gây quá nhiều vấn đề, thường dễ bị người bị lơ là, bỏ qua. Thế nhưng, viêm lợi lâu ngày sẽ rất nguy hiểm, không chỉ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe răng miệng, mà còn dễ làm xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng. Với thắc mắc bị viêm lợi khi bọc răng sứ có nguy hiểm không thì câu trả lời chính là có. Tình trạng này có thể gây:

  • Đau nhức khó chịu cho răng và lợi do lợi bị sưng viêm, tấy đỏ, nhạy cảm hơn khi ăn uống, nhất là khi bị các thực phẩm quá nóng, quá lạnh kích thích. Làm giảm cảm giác ngon miệng, khiến người bệnh chán ăn, ăn không được nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
  • Bọc răng sứ nhưng bị viêm lợi sẽ khiến phần lợi bị viêm trở nên nổi bật, làm mất thẩm mỹ cho răng miệng. Không chỉ vậy, tình trạng này còn gây ra một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng chính là hôi miệng trong thời gian dài, ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, nhất là những người có công việc đòi hỏi phải giao tiếp nhiều. 
  • Viêm lợi khi bọc răng sứ lâu ngày còn gây ra nguy cơ viêm răng, viêm nha chu, tiêu xương ổ răng gây mất răng hàng loạt, điều này ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của răng. 

Cách khắc phục viêm lợi sau khi bọc răng sứ 

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên xử lý thế nào khi gặp phải tình trạng viêm lợi sau khi bọc răng sứ thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

1. Thăm khám bác sĩ, nha sĩ 

Dù bị viêm lợi do nguyên nhân nào thì việc trước tiên bạn cần làm chính là nhanh chóng thăm khám nha sĩ, bác sĩ. Lúc này, hãy chọn một địa chỉ đáng tin cậy, cần quan tâm đến trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề của bác sĩ. Nơi thăm khám cũng phải có nhiều trang thiết bị hiện đại, phòng khám vô trùng, phòng Labo chuyển giao công nghệ tiên tiến…

Nên nhanh chóng thăm khám nha khoa khi bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ
Nên nhanh chóng thăm khám nha khoa khi bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ

Chỉ có thăm khám bác sĩ, nha sĩ uy tín thì bạn mới có thể xác định được vấn đề mà mình đang gặp phải là gì. Sau khi thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp cho tình trạng của bạn. Thường là:

Điều trị không xâm lấn 

Với các trường hợp viêm lợi ở mức độ nhẹ, do thói quen vệ sinh răng miệng của người bệnh sẽ được chỉ định điều  trị không xâm lấn. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc điều trị viêm lợi như kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc kháng viêm chứa steroid. Các thuốc điều trị sẽ giúp giảm đau, tiêu diệt vi khuẩn từ đó kiểm soát tốt tình trạng sưng viêm khi bị viêm lợi. 

Điều trị xâm lấn

Điều trị xâm lấn thường phù hợp với tình trạng viêm lợi sau khi bọc sứ nghiêm trọng. Tùy vào tình trạng, nguyên nhân và mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp. Các phương pháp điều trị có thể kể đến như:

  • Cắt lợi: Được áp dụng cho trường hợp viêm lợi lâu ngày, viêm nhiễm nghiêm trọng gây nguy cơ tiêu xương ổ răng. Với tình trạng này, bác sĩ sẽ làm sạch nướu răng và cắt đi một phần để răng sứ không chụp lên trên phần lợi quá nhiều. 
  • Bọc lại răng sứ: Nếu chất liệu sứ không đảm bảo gây kích ứng, kỹ thuật bọc sứ không đúng, răng sứ không khớp với răng thì sẽ tiến hành điều trị viêm lợi rồi bọc sứ lại. Nếu chất liệu sứ đảm bảo thì chỉ cần điều chỉnh lại răng sứ sao cho khít với cùi răng để không ảnh hưởng đến lợi là được. 
  • Phẫu thuật ghép lợi: Với trường hợp khoảng sinh học bị phá vỡ, nướu bị sưng viêm nghiêm trọng thì sẽ phải phá bỏ răng sứ cũ, điều trị bằng thuốc kết hợp với tiểu phẫu để tái lập khoảng sinh học. Sau khi nướu răng đã ổn định thì mới tiến hành làm lại răng sứ khác. 

2. Chăm sóc điều trị hỗ trợ tại nhà

Bên cạnh việc thăm khám bác sĩ, người bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ cũng cần chú ý đến việc chú ý chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống. Có thể tham khảo một số hướng dẫn sóc đây:

Chăm sóc kỹ nướu răng

Để hỗ trợ điều trị viêm lợi sau khi bọc sứ, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý như:

  • Chải răng 3 lần/ngày, cẩn thận chải kỹ các mặt nhai, các ngóc ngách của răng 
  • Thời gian tốt nhất là nên chải răng sau ăn 15 phút, mỗi lần khoảng 3 – 5 phút, sử dụng bàn chải lông mềm vừa phải để có thể vừa loại bỏ vi khuẩn vừa không gây tổn thương nướu răng
  • Nghiêng và xoay tròn bàn chải, không chải ngang để tránh làm tổn thương răng. Sau khi chải thì nên kết hợp làm sạch răng miệng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng. 
Nên chăm sóc răng thật cẩn thận sau khi bọc sứ
Nên chăm sóc răng thật cẩn thận sau khi bọc sứ

Điều chỉnh thói quen ăn uống 

Khi bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, đa dạng các nhóm dưỡng chất để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra cũng cần:

  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm như sữa chua, thịt, cá, các loại rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ… Các thực phẩm được chế biến ở dạng mềm dễ nhai nuốt như rau củ quả hầm, cháo, súp, trứng… 
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn, thức uống quá cứng, quá dai hoặc quá nóng, quá lạnh vì răng lúc này tương đối nhạy cảm, dễ tốt thương. Các thực phẩm này có thể làm đứt gãy liên kết giữa trụ răng và các răng sứ.
  • Chỉ nên sử dụng các thực phẩm còn hơi ấm hoặc nguội, hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột, nhiều đường, đặc biệt là bánh ngọt, kẹo ngọt vì chúng không tốt cho răng, dễ tích tụ vôi răng. 
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá để tránh đổi màu răng sứ, tránh các thực phẩm nhuộm màu như rượu vang đỏ, dâu tây, cà phê, nước tương, xoài, nước trà… 

Áp dụng biện pháp hỗ trợ tại nhà 

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm lợi tại nhà. Có thể kể đến như:

  • Dùng dầu dừa: Dầu dừa giàu axit lauric, có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm men, rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị viêm lợi và làm giảm tình trạng tích tụ mảng bám trên răng. Bạn có thể dùng 5 – 10ml dầu dừa ngậm súc miệng, không để dầu dừa chạm đến họng rồi súc lại miệng với nước sạch. 
  • Dùng lá trầu không: Tinh dầu lá trầu không cũng có tác dụng trong hỗ trợ điều trị viêm lợi. Bạn có thể lấy 1 nắm lá trầu không đun sôi với nước, dùng nước này súc miệng 2 lần/ngày. 
  • Dùng đinh hương: Đinh hương có chứa eugenol, có khả năng gây tê, sát trùng, kháng khuẩn, diệt khuẩn. Có thể nhai trực tiếp nụ đinh hương hoặc pha loãng tinh dầu đinh hương với nước, dùng nước này để súc miệng trị viêm lợi. 

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ ở giai đoạn đầu không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, nhưng nếu không điều trị, khiến bệnh kéo dài sẽ có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có dấu hiệu mắc viêm loại, bạn tốt nhất cần sớm thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 16:28 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 17:37 - 07/06/2023
Chia sẻ:
10 cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà hiệu quả nhất

Bệnh viêm lợi có mủ thường gây cảm giác đau nhức vô cùng khó chịu. Nếu không được kiểm soát…

nước súc miệng trị viêm lợi TOP 7 Nước Súc Miệng Trị Viêm Lợi (Nướu) Tốt Nhất 2023

Sử dụng nước súc miệng trị viêm lợi là bước quan trọng trong chu trình vệ sinh răng miệng. Bước…

Tình trạng lợi sưng viêm tấy đỏ trong quá trình đeo mắc cài niềng răng Niềng Răng Bị Sưng Lợi và Giải Pháp Xử Lý, Khắc Phục Hay

Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha hiệu quả, được đặc biệt ưa chuộng trong những năm…

sưng nướu răng khôn Sưng nướu răng khôn (trong cùng) phải làm sao?

Sưng nướu răng khôn trong cùng thường gây đau đớn nhiều hơn so với các vị trí khác. Ngoài viêm…

Mẹo chữa viêm lợi bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà

Chữa viêm lợi bằng lá trầu không là một trong những mẹo tự nhiên đang được nhiều người áp dụng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua