Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều phải làm sao?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều có thể gây mất nước nghiêm trọng và khiến bé mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe. Việc xử lý không đúng cách thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của bé. Vậy trẻ bị nôn nhiều do rối loạn tiêu hóa phải làm sao? 

Triệu chứng nôn ói ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Bệnh rối loạn tiêu hóa là một vấn đề ở đường ruột ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện cộng thêm sức đề kháng kém, chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng thực phẩm kém vệ sinh hoặc điều trị bằng thuốc kháng sinh kéo dài. Điều này có thể dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tiêu hóa của bé.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều cần được điều trị đúng cách để tránh gặp biến chứng nguy hiểm

Nôn ói là một trong những triệu chứng khá điển hình của chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Tình trạng này biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Một số trẻ chỉ có cảm giác buồn nôn, có thể ói mửa nhưng không thường xuyên. Ngược lại, có những bé lại bị nôn ói nhiều, cứ ăn vào lại bị ói ra khiến cho cơ thể mệt mỏi. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng cần được nhanh chóng điều trị.

Ngoài hiện tượng nôn ói nhiều, trẻ bị rối loạn tiêu hóa còn có các triệu chứng khác như:

  • Đầy bụng, bụng chướng căng
  • Ăn uống lâu tiêu hóa
  • Đi ngoài phân sống, trong phân có thể lẫn chất nhầy 
  • Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng trên 3 lần trong ngày, nổi bọt trong phân
  • Chướng hơi, ợ hơi liên tục
  • Táo bón
  • Chán ăn

Nguyên nhân trẻ nôn ói nhiều khi bị rối loạn tiêu hóa

Chứng rối loạn tiêu hóa khiến cho hệ vi sinh vật trong đường ruột của trẻ bị mất cân bằng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân hủy, tiêu hóa thức ăn cũng như khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của đường ruột.

Chính vì vậy mà sau khi ăn, thức ăn sẽ được giữ lại lâu hơn trong dạ dày dẫn đến hiện tượng đầy bụng, ăn lâu tiêu. Thức ăn cùng dịch vị từ trong dạ dày cũng có thể trào ngược lên trên thực quản khiến cho trẻ bị ợ chua, buồn nôn, nôn ói nhiều.

Thêm vào đó, các loại vi khuẩn có hại khi phát triển mạnh về số lượng cũng có thể đào thải ra các chất độc hại gây kích thích nhu động ruột. Chúng khiến các cơ trơn trong dạ dày và ruột co bóp mạnh dẫn đến hiện tượng buồn nôn, nôn ói nhiều ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều
Loạn khuẩn đường ruột là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều có sao không?

Nôn ói nhiều là một dấu hiệu nghiêm trọng của chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Tình trạng này diễn ra liên tục sẽ khiến bé bị mất nước và chất điện giải. Trường hợp này, trẻ có thể gặp các triệu chứng như: Da, môi, lưỡi khô, tim đập nhanh, chóng mặt, mệt mỏi, tụt huyết áp, khóc không ra nước mắt, đi tiểu ít, mắt trũng sâu, nước tiểu vàng, buồn ngủ, hơi thở nặng nhọc.

Nếu không được bù đắp kịp thời lượng nước và chất điện giải bị thất thoát, trẻ có thể bị suy nhược cơ thể, suy giảm chức năng thận, hôn mê hoặc thậm chí là đe dọa trực tiếp đến tính mạng. 

Ngoài ra, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài còn có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro khác về mặt sức khỏe như:

  • Kém hấp thu chất dinh dưỡng
  • Sụt cân
  • Suy dinh dưỡng
  • Viêm họng
  • Viêm dạ dày ruột

Cần làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều?

Khi trẻ có dấu hiệu nôn ói do rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần xứ trí đúng cách và kịp thời để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm cho bé. Dưới đây là những việc nên làm:

1. Đưa trẻ đi khám và điều trị càng sớm càng tốt

Nôn ói nhiều là một triệu chứng cảnh báo con bạn đang bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng. Bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện khám càng sớm càng tốt. Đặc biệt là khi tình trạng ói mửa diễn ra thường xuyên có kèm theo các vấn đề sau khi cần đưa bé tới bệnh viện ngay:

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều phải làm sao
Tham khám bác sĩ là việc làm cần thiết khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều
  • Trong chất nôn có lẫn tia máu màu đỏ, nâu
  • Nôn ra mật xanh
  • Trẻ sơ sinh ói mửa nhiều kèm theo tình trạng bú kém hoặc bỏ bú
  • Tình trạng nôn nhiều kéo dài quá 24 giờ không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Trẻ đau bụng nhiều dẫn đến quấy khóc, mất ngủ
  • Đi ngoài ra máu
  • Bé có biểu hiện sốt từ 38,5 – 39 độ kéo dài trong 3 ngày liên tục hoặc bị sốt cao hơn 39 độ
  • Cơ thể lừ đừ, li bì hoặc bị kích động bất thường.

2. Theo dõi tình trạng mất nước

Trẻ rối loạn tiêu hóa nôn nhiều có nguy cơ bị mất nước rất cao. Đây cũng là một biến chứng nghiêm trọng nên cha mẹ cần theo dõi nếu bé bị mất nước nghiêm trọng thì cần đưa tới bệnh viện ngay:

– Bé bị mất nước nhẹ:

  • Môi khô, bong tróc
  • Trẻ thường xuyên khát nước 
  • Da tái nhợt

Trường hợp này mặc dù chưa cần đưa bé tới bệnh viện ngay nhưng cha mẹ cần theo dõi sát sao diễn tiến sức khỏe của bé để đề phòng tình trạng mất nước nghiêm trọng xảy ra.

– Trẻ mất nước ở mức độ trung bình và nặng: 

  • Số lần đi tiểu ít. Sau 4 – 6 giờ mà không thấy trẻ đi tiểu hoặc tã lót không ướt.
  • Bé khóc không ra nước mắt
  • Môi khô nhiều
  • Hai mắt trũng sâu
  • Tay chân lạnh
  • Lừ đừ, phản xạ kém

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng cần phải được cấp cứu bù nước và chất điện giải gấp để bảo toàn tính mạng.

3. Bù dịch cho trẻ

Trẻ rối loạn tiêu hóa có biểu hiện bị mất nước do nôn ói nhiều cần được tích cực bù dịch để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Có hai hình thức bù dịch cho bé là truyền dịch theo đường tĩnh mạch hoặc bù nước theo đường uống.

Bù dịch bằng đường uống:

– Cho trẻ uống Oresol: 

Uống dung dịch Oresol là một giải pháp đơn giản để bù nước và các chất điện giải như clo, kali và natri nhanh chóng cho bé. Sản phẩm này được bán sẵn tại các tiệm thuốc Tây mà không cần bác sĩ kê đơn. Cha mẹ có thể mua về và pha với nước đun sôi để nguội theo tỷ lệ được hướng dẫn trên bao bì để cho trẻ uống. 

cách điều trị cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều cần uống Oresol để bù nước và chất điện giải

Lượng dung dịch Oresol được khuyến cáo sử dụng theo từng độ tuổi như sau:

  • Trẻ < 2 tuổi: Mỗi lần uống 50-100 ml giữa các đợt ói hoặc sau mỗi lần tiêu chảy
  • Trẻ từ 2 đến 10 tuổi: Uống mỗi lần 100 – 200ml giữa các đợt nôn ói hay đi ngoài phân loảng
  • Trẻ > 10 tuổi: Uống lượng dung dịch Oresol vừa đủ cho đến khi hết cảm thấy khát sau mỗi lần ói mửa hay đi ngoài.

Khi sử dụng, cần cho bé uống từ từ từng ngụm nhỏ. Trẻ còn bé chưa tự uống được thì mẹ có thể dùng thìa đút cho bé uống. Oresol cũng có thể được sử dụng để dự phòng, ngăn ngừa mất nước cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều.

Điểm quan trọng cha mẹ cần lưu ý là Oresol mặc dù có thể giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng mất nước cho bé do ói mửa nhiều nhưng nhưng không có tác dụng điều trị nôn ói.

Một số bé có thể không chịu uống Oresol hoặc có thể nôn ói ngay sau khi uống. Trường hợp này, bạn không nên tiếp tục ép bé uống Oresol mà có thể thay thế bằng các loại nước khác và tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ để đề phòng bé bị mất nước nghiêm trọng.

– Khuyến khích bé uống nhiều nước:

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều cũng cần tăng lượng nước uống hàng ngày. Mẹ nên khuyến khích bé uống nước thường xuyên. Ngoài nước đun sôi để nguội, các loại nước sau cũng được khuyến cáo dùng cho trẻ bị mất nước:

  • Các loại nước ép trái cây không chứa nhiều axit
  • Nước gạo rang
  • Nước khoáng

– Truyền dịch cho trẻ

Trường hợp có dấu hiệu bị mất nước nghiêm trọng, cha mẹ đến đưa con tới các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được truyền dịch thông qua tĩnh mạch. Lượng truyền cũng như thời gian chảy giọt truyền cần phải được tính toán kỹ lưỡng. Cha mẹ không nên tự ý truyền dịch cho con khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều cần được chăm sóc bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để sức khỏe mau hồi phục. Nếu bé không có triệu chứng mất nước thì cha mẹ vẫn có thể duy trì chế độ ăn uống bình thường với các thức ăn dễ tiêu hóa.

  • Trường hợp trẻ đang bú mẹ: Tiếp tục cho bé bú mẹ bình thường. So với các loại sữa công thức hay dung dịch bù nước thì sữa mẹ vẫn dễ tiêu hóa, có thể bổ sung nhiều nước, kháng thể, chất dinh dưỡng cùng các chất điện giải có lợi cho bé.
  • Cho bé bú nhiều lần trong ngày và mỗi lần bú ít một để không gây cảm giác đầy bụng, buồn nôn. Trẻ được bú quá no cũng rất dễ bị nôn ói ngay sau khi bú.
  • Trẻ lớn hơn cũng không nên ép bé ăn nhiều. Có thể tăng lượng bữa ăn trong ngày thành 5 – 6 bữa nhỏ thay vì chỉ có 3 bữa như thông thường. Mỗi bữa cho bé ăn lượng thức ăn ít hơn vừa giảm gánh nặng cho đường ruột, vừa giúp bé được bổ sung đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng trong ngày và tránh những kích thích gây nôn.
  • Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt chẳng hạn như cháo, súp. Trường hợp cho bé ăn thịt nạc thì nên băm nhỏ, nấu chín mềm để bé dễ tiêu hóa.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu tinh bột trong bữa ăn của trẻ nếu con bạn có dấu hiệu nôn ói nhiều kèm theo tiêu chảy.
  • Cho bé ăn sữa chua để bổ sung probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột.
  • Tránh để trẻ ăn đồ cay hoặc các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo. Chúng có thể khiến trẻ bị nôn ói nhiều hơn và khiến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ càng thêm nghiêm trọng.

5. Sử dụng thuốc điều trị cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều

Trẻ bị nôn ói nhiều có thể được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc chống nôn. Loại thuốc này hoạt động bằng cách trung hòa axit dạ dày, ngăn ngừa trào ngược thực quản và ức chế co thắt cơ trơn, qua đó làm giảm cảm giác buồn nôn cũng như số lần nôn ói ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Đây là thuốc bác sĩ kê đơn, vì vậy cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ mà chưa qua thăm khám.

Ngoài thuốc chống nôn, trẻ còn có thể được chỉ định một số loại thuốc khác để cải thiện triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt
  • Men tiêu hóa
  • Thuốc kháng sinh cho các trường hợp có nhiễm khuẩn đường ruột

Những thông tin trên đây đã giúp mẹ biết cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều. Triệu chứng này kéo dài có thể gây mất nước nặng nên cha mẹ cần chú ý quan sát, nếu thấy bé có bất kỳ dấu hiệu nào nghiêm trọng thì cần bé đến bệnh viện ngay để được điều trị đúng cách, hiệu quả.

Bạn có thể tham khảo thêm

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 00:54 - 25/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:00 - 07/02/2023
Chia sẻ:
rối loạn tiêu hóa khi mang thai Rối loạn tiêu hóa khi mang thai – Cách cải thiện nhanh

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là tình trạng phổ biến ở rất nhiều mẹ bầu. Mặc dù không…

lợi khuẩn đường ruột Lợi khuẩn đường ruột là gì? Cách bổ sung tốt nhất

Hệ vi sinh đường ruột bao gồm cả các loại lợi khuẩn và hại khuẩn. Thông thường hệ vi sinh…

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì & cho ăn thế nào đúng?

Chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể khiến trẻ bị táo bón, tiêu chảy, nôn ói, giảm cân…

Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhanh phục hồi

Bệnh rối loạn tiêu hóa tuy xảy ra rất phổ biến ở trẻ, nhưng không phải tất cả các bậc…

Loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì, kiêng gì ổn định lại?

Người bị loạn khuẩn đường ruột cần xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp với các thực phẩm…

Bình luận (1)

  1. Phạm Thị Tố Quyên
    Phạm Thị Tố Quyên says: Trả lời

    Da bs cho e hỏi, bé 10tuoi sau mỗi tối là bé ối, cách 2_3ngay bị 1lan ,bs giup e cách trị cho bé, cám ơn bs

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua