Rối loạn tiêu hóa khi mang thai – Cách cải thiện nhanh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là tình trạng phổ biến ở rất nhiều mẹ bầu. Mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng cần chú ý can thiệp khắc phục sớm. Bởi chủ quan không điều trị có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai kỳ. Thậm chí là gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm.

rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là gì? Dấu hiệu nhận biết

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa gặp phải các vấn đề bất thường. Từ đó khiến cho việc tiêu thụ thức ăn và hấp thu các dưỡng chất trở nên khó khăn hơn. Rối loạn tiêu hóa biểu hiện bởi một số triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu, chán ăn, đầy bụng…

Số liệu thống kê cho thấy, tình trạng rối loạn tiêu hóa rất dễ kích hoạt khi mang thai. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng mẹ bầu được khuyên là nên nghiêm túc khắc phục càng sớm càng tốt. Bởi tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe thai kỳ.

Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng sau đây:

  • Buồn nôn, nôn ói thường xuất hiện phổ biến ở tam cá nguyệt thứ nhất.
  • Hệ tiêu hóa bị rối loạn khiến bà bầu bị đầy bụng, ăn khó tiêu và dẫn đến chán ăn.
  • Ợ nóng, ợ hơi, nhất là khi để bụng đói, ăn các thực ăn giàu acid, cay nóng.
  • Táo bón, có thể gặp ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ.
  • Dấu hiệu tiêu chảy, đi ngoài ra phân sống.
  • Triệu chứng của hội chứng ruột tiêu chảy.

Vì sao bà bầu bị rối loạn tiêu hóa khi mang thai?

Mang thai là thời kỳ rất nhạy cảm ở nữ giới. Trong giai đoạn này, rất nhiều vấn đề sức khỏe bất thường phát sinh. Trong đó rối loạn tiêu hóa được coi là tình trạng phổ biến.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa:

1. Thay đổi nội tiết tố đột ngột

Khi bước vào thai kỳ, nồng độ các hormone trong cơ thể bà bầu sẽ có sự thay đổi. Đặc biệt sự gia tăng đột ngột hàm lượng progesterone sẽ làm giảm nhu động ruột. Đây được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai. Trong đó thức ăn tiêu hóa chậm gây ra táo bón là hệ quả rõ ràng nhất.

bà bầu bị rối loạn tiêu hóa
Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Ngoài ra, sự tăng lên của nồng độ hormone progesterone cũng sẽ khiến cho các van nối giữa thực quản và dạ dày bị giảm sự vận động. Từ đó khiến cho thực ăn cũng như acid dịch vị dạ dày dễ bị trào ngược trở lại thực quản. Điều này gây nên các tình trạng ợ hơi, đầy bụng, ăn không tiêu…

2. Tử cung mở rộng

Thai nhi trong bụng mẹ sẽ phát triển ngày một to dần theo thời gian. Điều này đòi hỏi tử cung phải mở rộng để đảm bảo đủ không gian bao bọc và giúp thai nhi phát triển của mạnh.

Tuy nhiên kích thước của tử cung tăng lên có thể gây chèn ép lên nhiều cơ quan nội tác khác. Lúc này ruột già bị ép lại còn ruột non thì có thể bị đẩy lên khiến cho tình trạng rối loạn tiêu hóa ngày càng nặng hơn. Nhất là chứng táo bón ở tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ.

3. Tác dụng phụ khi dùng thuốc

Khi mang thai, bà bầu thường chỉ chỉ định dùng 1 số loại thuốc (cụ thể là viên uống bổ sung) đẻ cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi. Trong đó sắt là loại viên uống được dùng phổ biến giúp phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng.

Mặc dù cung cấp dưỡng chất thiết yếu nhưng viên uống bổ sung sắt có thể gây ra tác dụng phụ. Điển hình là khiến mẹ bầu bị khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Nhiều trường hợp còn bị táo bón nặng.

4. Chế độ ăn uống kém lành mạnh

Chế độ ăn uống là yếu tố có sự liên quan trực tiếp tới hoạt động của hệ tiêu hóa. Ăn uống thiếu lành mạnh khiến mẹ bầu dễ gặp phải các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Trong đó phổ biến là tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng, táo bón, đi ngoài ra phân sống…

Tình trạng rối loạn tiêu hóa rất dễ kích hoạt khi mẹ bầu ăn nhiều các loại đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng. Bên cạnh đó, bổ sung quá nhiều chất đạm trong khi lượng chất xơ lại thiếu hụt cũng là nguyên nhân.

hiện tượng rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa có thể do ăn uống thiếu lành mạnh

Ngoài ra, sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh. Đặc biệt là các loại thức ăn bị nhiễm khuẩn cũng khiến các bà bầu dễ bị rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, cơ thể một số bà bầu còn không dung nạp được đường lactose có trong sữa cũng dễ dẫn đến tiêu chảy.

5. Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân chính nêu trên thì bà bầu cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa do nhiều yếu tố khác. Điển hình như:

  • Lười vận động, ít tập thể dục
  • Ăn ít chất xơ, ăn thực phẩm lạ bụng
  • Mất nước do tình trạng bị nôn nghén ở tam cá nguyệt thứ nhất
  • Lo lắng, căng thẳng kéo dài
  • Bà bầu có tiền sử mắc các bệnh về đường tiêu hóa
  • Ảnh hưởng của bệnh nhược giáp hoặc tiểu đường thai kỳ

Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa có ảnh hưởng gì không?

Như đã đề cập, rối loạn tiêu hóa không phải là tình trạng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bà bầu không sớm can thiệp khắc phục thì nó có thể gây ra hệ quả xấu cho sức khỏe thai kỳ.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến mẹ bầu ăn không tiêu, chán ăn, dễ bị tiêu chảy, táo bón… Vấn đề này sẽ khiến cho khả năng hấp thụ dưỡng chất của mẹ bầu suy giảm. Từ đó dẫn đến tình trạng thai nhi không có đủ dưỡng chất để phát triển. Thậm chí nhiều bé còn bị suy dinh dưỡng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Với các chứng rối loạn tiêu hóa thì tình trạng táo bón được cho là thường gặp nhất. Đặc biệt là ở đầu thai kỳ khi thai nhi còn chưa bám chắc vào thành tử cung thì táo bón có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nếu mẹ bầu mót rặn mạnh khi đại tiện có thể khiến cho tử cung co thắt mạnh. Điều này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa đau bụng
Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi

Còn tình trạng táo bón nếu gặp ở cuối thai kỳ mà không được khắc phục thì mẹ bầu cũng rất dễ gặp phải nhiều rủi ro. Nhiều mẹ bầu còn bị sinh non do táo bón kéo dài ở cuối thai kỳ.

Cách cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Thai kỳ rất nhạy cảm nên bất cứ tình trạng sức khỏe bất thường nào phát sinh cũng sẽ khiến cho các bà bầu lo lắng. Nhất là với chứng rối loạn tiêu hóa – tình trạng phổ biến gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe thai kỳ.

Tuy nhiên rối loạn tiêu hóa khi mang thai không phải là tình trạng quá khó để khắc phục. Mẹ bầu cần áp dụng một số biện pháp sau để hỗ trợ cải thiện nhanh:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan tiêu hóa. Nếu gặp phải các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thì các mẹ bầu cần chủ động xem xét lại chế độ ăn uống của mình. Đồng thời điều chỉnh ngay nếu chưa hợp lý.

Cần chú ý điều chỉnh theo từng vấn đề gặp phải:

– Tình trạng táo bón:

Nên áp dụng chế độ ăn cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể. Đặc biệt là nguồn chất xơ từ rau củ quả tươi và ngũ cốc nguyên cám. Chúng giúp kích thích hệ vi khuẩn trong đường ruột. Ngoài ra cần tránh các đồ uống có chất kích thích dễ gây mất nước như trà đặc, cà phê hay soda.

– Tình trạng đầy bụng chướng bụng:

Bà bầu cần tránh tiêu thụ các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào… Khi ăn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thay vì ăn 3 bữa thì có thể ăn 6 – 8 bữa. Nên ăn từng lượng nhỏ, nhai kỹ, nuốt chậm để tránh nuốt phải nhiều khí vào trong dạ dày. Đồng thời làm giảm áp lực cho hệ thống tiêu hóa.

– Tình trạng tiêu chảy:

Nên uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước và mất cân bằng điện giải. Nên uống thêm nước trái cây hay nước muối đường. Chế độ ăn uống bình thường nhưng cần chú ý hơn đến thành phần thức ăn.Nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, tránh ăn thức ăn có chứa dầu mỡ, bơ động vật. Đồng thời thận trọng với sữa và các sản phẩm từ sữa.

cải thiện rối loạn tiêu hóa cho bà bầu
Mẹ bầu không nên tiêu thụ đồ cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ khi đang bị rối loạn tiêu hóa

– Tình trạng buồn nôn, ợ hơi:

Nếu gặp phải tình trạng này thì bà bầu cần tránh tiêu thụ các loại thức ăn có mùi kích ứng. Nhiều phụ nữ mang thai bị nhạy cảm với mùi sầu riêng, bơ sữa, đồ hải sản… Nên ăn các loại thức ăn ít mùi và khí ga. Cần tránh tất cả các sản phẩm nước uống có ga.

2. Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Uống đủ nước mỗi ngày là vấn đề luôn được khuyến cáo để cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Với những mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa thì việc bổ sung đủ nước cho cơ thể lại cần thiết hơn.

Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu nên uống đủ khoảng từ 2.5 – 3 lít nước/ ngày. Nhất là trong trường hợp có sử dụng các sản phẩm viên uống bổ sung. Ngoài uống nước lọc thì mẹ bầu có thể uống theo các loại nước ép hoa quả. Thức uống này vừa cung cấp nước lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

Tuy nhiên khi bổ sung nước cho cơ thể thì các bà bầu cần chú ý đến vấn đề vệ sinh. Nên dùng nước đun sôi để nguội. Trường hợp uống nước ép thì cần đảm bảo trái cây phải tươi và sạch sẽ.

3. Vận động hợp lý

Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu nên duy trì tần suất vận động nhẹ nhàng và hợp lý. Các bài tập nhẹ được thực hiện đúng cách sẽ giúp tăng cường nhu động ruột. Từ đó giúp cho hoạt động tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời tránh các tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra.

Hơn nữa, việc vận động hợp lý và tập thể dục đều đặn còn giúp nâng cao sức khỏe thể chất. Ngoài ra còn giúp giảm bớt căng thẳng để tinh thần thoải mái hơn. Bơi lội, đi bộ hay yoga tiền sản là những bộ môn an toàn và hữu ích cho phụ nữ mang thai bị rối loạn tiêu hóa.

chữa rối loạn tiêu hoá khi mang thai
Vận động hợp lý giúp tăng cường nhu động ruột, khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

4. Bổ sung men vi sinh mỗi ngày

Tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai là vấn đề cảnh báo đường tiêu hóa của mẹ bầu đang gặp phải vấn đề bất thường. Cụ thể thường gặp nhất là tình trạng mất cân bằng vi sinh ở đường ruột.

Bình thường trong đường ruột tồn tại cả lợi khuẩn và hại khuẩn với tỷ lệ cân bằng nhau. Tuy nhiên do tác động từ nhiều nguyên nhân mà lượng hại khuẩn có thể vượt trội hơn hẳn, gây ra các tình trạng khó chịu.

Do đó, việc bổ sung lượng men vi sinh phù hợp là rất cần thiết với các bà bầu bị rối loạn tiêu hóa. Bởi có thể giúp cân bằng lại hệ vi sinh khiến các cơ quan tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Ngoài ăn uống điều độ và đủ chất thì mẹ bầu nên tiêu thụ các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là các loại men vi sinh.

5. Thăm khám bác sĩ khi cần thiết

Tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai nếu không được khắc phục sẽ diễn tiến nặng nề. Từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe thai kỳ. Mặc dù đây là tình trạng phổ biến nhưng các bà bầu tuyệt đối không được chủ quan.

Nên chủ động thăm khám bác sĩ ngay khi gặp phải các triệu chứng sau:

  • Tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày, kèm theo triệu chứng sốt, đau bụng.
  • Táo bón kéo dài lâu ngày hay có biểu hiện nặng nề.
  • Tiêu chảy ra máu hay chất nhầy.
  • Tiêu chảy kèm theo các dấu hiệu mất nước như chóng mặt, khô miệng, hoa mắt.
  • Tiêu chảy kèm theo dấu hiệu chuyển dạ sớm, cụ thể là tử cung co thắt liên tục.

Bà bầu cần chú ý thận trọng nếu bị rối loạn tiêu hóa khi mang thai. Trường hợp các giải pháp khắc phục tại nhà không đáp ứng hay triệu chứng trở nên nghiêm trọng thì cần chủ động thăm khám bác sĩ ngay. Chậm trễ trong điều trị có thể khiến sức khỏe thai kỳ bị ảnh hưởng xấu.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 11:27 - 25/06/2022 - Cập nhật lúc: 17:13 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhanh phục hồi

Bệnh rối loạn tiêu hóa tuy xảy ra rất phổ biến ở trẻ, nhưng không phải tất cả các bậc…

Cách chữa rối loạn tiêu hoá cho trẻ sơ sinh tốt nhất Cách chữa rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh tốt nhất

Rối loạn tiêu hóa là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên…

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì & cho ăn thế nào đúng?

Chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể khiến trẻ bị táo bón, tiêu chảy, nôn ói, giảm cân…

rối loạn vi khuẩn đường ruột Rối loạn vi khuẩn đường ruột do đâu? Cách khắc phục

Rối loạn vi khuẩn đường ruột là tình trạng phổ biến xảy ra do nhiều nguyên nhân. Ngoài gây ra…

Rối loạn tiêu hóa gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu ở trẻ Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì ổn định nhanh, an toàn?

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do đây là độ tuổi hệ tiêu hóa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua