11 cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả nhanh nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể tham khảo một số cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà an toàn và mang lại hiệu quả cao. Tham khảo một số cách phổ biến trong bài viết bên dưới.

bị rối loạn tiêu hóa
Tìm hiểu một số cách điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo ra bởi sự co bóp của các cơ quan trong hệ thống tiêu hóa. Đôi khi hoạt động co bóp trở nên bất thường có thể khiến người bệnh bị đau bụng và thay đổi các thói quen đại tiện.

Theo các nghiên cứu thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng rối loạn tiêu hóa. Trong đó, việc bài tiết chất Serotonin chạy dọc theo hệ thống tiêu hóa được xem là nguyên nhân chính. Ngoài ra, việc tạo ra quá nhiều khí Methane trong ruột già (hoặc ruột non) cũng dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa không phải là một vấn đề nghiêm trọng và không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, hiện tượng này gây đầy hơi, chứng bụng, khó tiêu, thay đổi về vấn đề đại tiện. Điều này gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Triệu chứng và cách xử lý rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng thường gặp. Một số dấu hiệu và cách xử lý tại chỗ khi bị rối loạn tiêu hóa như sau:

  • Thay đổi thói quen đại tiện:

Khi bị rối loạn tiêu hóa người bệnh thường cảm thấy đau bụng thành từng cơn. Thói quen đại tiện bị thay đổi, có thể táo bón hoặc tiêu chảy.

Cách xử lý tốt nhất cho trường hợp này là sử dụng dung dịch Oresol để bù nước. Nếu không có Oresol, người bệnh có thể sử dụng nước gạo rang để thay thế.

  • Đau bụng:

Những cơn đau bụng do rối loạn tiêu hóa có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng tùy vào mức độ rối loạn. Để xử lý các cơn đau, người bệnh cần xác nhận chính xác vị trí đau và các triệu chứng kèm theo.

Việc đau bụng không kèm nôn, sở bụng vẫn mềm là dấu hiệu người bệnh ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn. Lúc này điều cần làm là loại bỏ thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn. Đồng thời sử dụng Oresol để bù nước và điện giải cho cơ thể.

Trong trường hợp đau bụng kèm nôn mửa, tiêu chảy hãy đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý phù hợp.

  • Đầy hơi:

Đầy hơi, trướng bụng là một triệu chứng phổ biến của rối loạn tiêu hóa. Nhiều người có thể bị ợ hơi do ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ hoặc uống quá nhiều rượu. Những loại thực phẩm này làm tiết nhiều axit dạ dày và gây nóng rát dạ dày hoặc vùng xương ức.

Để giải quyết tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng bánh mì, bánh quy,… để hút bớt lượng axit dư thừa. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ mang tính chất tạm thời, các triệu chứng có thể tái phát nhanh chóng.

Ngoài ra sử dụng một số loại thuốc như Kremins, Lozer,… để làm giảm các triệu chứng.

>> Xem thêm: 

Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà

Trong một số trường hợp hợp, thay vì dùng thuốc kháng Axit, người bệnh có thể áp dụng cách chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà để cải thiện các triệu chứng. Một số phương pháp phổ biến như sau:

1. Trà bạc hà

Hoạt chất Peppermint có trong bạc hà có thể chống co thắt dạ dày. Trà bạc hà cũng được cho là có khả năng làm mát hơi thở và làm giảm các triệu chứng như buồn nôn, đầy bụng.

Uống một tách trà bạc hà sau bữa ăn là cách nhanh nhất để làm dịu dạ dày. Ngoài ra, ngậm kẹo bạc hà hoặc nhai một vài lá bạc hà cũng cho hiệu quả tương tự.

cách chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà
Trà bạc hà có thể chống co thắt dạ dày, buồn nôn, khó tiêu

Mặc dù trà bạc hà có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhưng người bị trào ngược Axit dạ dày thực quản không nên sử dụng trà bạc hà. Bởi vì trà bạc hà có thể làm giãn các cơ thắt ngực, cơ giữ dạ dày dày và thực quản. Do đó, uống trà bạc hà có thể khiến cho Axit dạ dày chảy ngược vào thực quản và làm vấn đề trào ngược nghiêm trọng hơn.

Thuốc dân tộc chữa trào ngược dạ dày

2. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có thể làm giảm căng thẳng, an thần và hỗ trợ giấc ngủ. Thảo dược này cũng có tác dụng làm giảm khó chịu trong dạ dày và giảm Axit trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, hoạt chất Chamomile trong trà hoa cúc cũng có tác dụng chống viêm, giảm đau.

Uống một tách trà hóa cúc sau mỗi bữa ăn để hạn chế tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Bạn có thể cho thêm mật ong để cải thiện hương vị.

Trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu. Trong hoa cúc có hoạt chống đông máu. Do đó, sử dụng kết hợp có thể làm loãng máu và tăng nguy cơ xuất huyết.

3. Dùng lá ổi non

Sử dụng lá ổi non là một trong những cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất. Lá ổi có thể hỗ trợ điều trị đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa mang lại.

Để áp dụng phương pháp, người bệnh chỉ cần lấy một vài lá ổi non mang đi giã nát và uống phần nước cốt. Thực hiện liên tục trong vài ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

4. Sữa chua

Sữa chua là một cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà phổ biến và đơn giản. Trong sữa chua có chứa lợi khuẩn Lactobacillus và Lactic. Lợi khuẩn này có thể kích thích tiêu hóa và làm giảm lượng khí thừa có trong dạ dày.

Người bệnh có thể ăn một hộp sữa chua không đường sau bữa ăn để làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

>> Xem thêm: 

5. Giấm táo

Quá ít Axit dạ dày cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, do đó uống giấm táo có thể làm tăng Axit dạ dày trong cơ thể. Sử dụng 1 – 2 muỗng giấm táo cho vào một ít nước lọc cũng có thể giảm đau bụng do rối loạn tiêu hóa mang lại.

Để cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, người bệnh có thể uống giấm táo trước bữa ăn chính 30 phút.

cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất
Giấm táo có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa

Giấm táo được xem là an toàn cho cơ thể, cải thiện tình trạng da, giảm cân và hỗ trợ vấn để tiêu hóa. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều giấm táo có thể dẫn đến xói mòn chân răng, buồn nôn, bỏng cổ họng và hạ thấp lượng đường trong máu. Do đó, pha loãng giấm táo và tránh lạm dụng.

6. Gừng

Gừng là bài thuốc dân gian chữa rối loạn tiêu hóa được sử dụng rất rộng rãi. Gừng có thể làm giảm lượng Axit dạ dày, cải thiện tình trạng đầy bụng và khó tiêu.

Người hay bị rối loạn tiêu hóa có thể uống một tách trà gừng để làm dịu dạ dày và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra ăn kẹo gừng, uống rượu gừng hoặc ngậm một lát gừng sống cũng cho kết quả tương tự.

Lượng gừng khuyến khích tiêu thụ mỗi ngày là 3 – 4 g. Tiêu thụ quá nhiều gừng có thể tạo ra quá nhiều khí trong dạ dày, gây bỏng cổ họng và ợ nóng.

7. Tỏi

Tương tự như gừng, tỏi là một cách điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà được nhiều người áp dụng. Tỏi có thể chống co thắt dạ dày và khắc phục các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng sau bữa ăn. Ngoài ra, sử dụng tỏi cũng cải thiện các triệu chứng như buồn nôn và đầy hơi.

Người bệnh có thể bổ sung tỏi vào công thức nấu ăn hàng ngày, ép nước uống hoặc ăn sống để có thể cải thiện vấn đề tiêu hóa.

Chữa bệnh đại tràng

8. Baking Soda

Baking Soda có thể trung hòa Axit dạ dày và làm giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng khí sau khi ăn. Để áp dụng phương pháp này, người bệnh có thể thêm 1/2 muỗng Baking Soda vào 400 ml nước ấm và uống.

Baking Soda được xem là an toàn và không gây độc hại. Tuy nhiên sử dụng một lượng lớn Baking Soda có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn bao gồm nôn mửa, tiêu chảy và co thắt cơ bắp. Do đó, không sử dụng quá liều lượng khuyến cáo (3 muỗng cà phê sau mỗi 24 giờ).

9. Nước chanh

Chất kiềm trong chanh có thể trung hòa Axit dạ dày và cải thiện vấn đề tiêu hóa. Để áp dụng biện pháp, người bệnh pha một muỗng nước chanh vào nước ấm hoặc nước nóng và uống trước bữa ăn chính.

Nước chanh có thể làm dịu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, sử dụng nước chanh có thể làm mòn men răng và tăng bài tiết nước tiểu. Do đó, để bảo vệ răng hãy súc miệng sau khi uống nước chanh.

cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà
Sử dụng nước chanh có thể trung hòa Axit dạ dày

10. Rễ Cam thảo

Rễ cam thảo là thảo dược thiên nhiên chống co thắt cơ và viêm đường tiêu hóa. Người bệnh có thể nhai rễ cam thảo để làm giảm đau bụng và khó tiêu. Ngoài ra, pha rễ cam thảo vào nước nóng và uống cũng mang lại hiệu quả tương tự. Sử dụng rễ cam thảo trước khi ăn 30 phút hoặc 60 phút sau bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Mặc dù tốt cho hệ tiêu hóa nhưng rễ cam thảo làm mất cân bằng Natri, Kali và gây huyết áp cao. Do đó, liều lượng tiêu thụ tối đa và 2,5 g cho người trưởng thành.

11. Rau sam

Rau sam ngoài việc được biết đến như loài rau dân dã, quen thuộc còn là một dược liệu dược sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian của ông bà ta từ bao đời nay. Rau sam có vị chua, tính hàn, không độc và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao có công dụng tốt cho đường ruột, các vấn đề tiêu hóa.

Để điều trị rối loạn tiêu hóa bằng rau sam, bạn có thể thực hiện như sau: rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước hàng ngày. Trường hợp bệnh nhân đi kèm triệu chứng đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm nhọ nồi, rau má (mỗi loại 20g) sắc nước uống cùng rau sam.

Rối loạn tiêu hóa đôi khi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm hơn như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày hoặc viêm đại tràng mãn tính,...

Do đó, nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau quá trình điều trị tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra, tư vấn và điều trị hợp lý.

VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa bệnh dạ dày của Thuốc dân tộc trong chương trình “Vì sức khỏe người Việt”

>> Xem thêm:

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 10:35 - 14/06/2022 - Cập nhật lúc: 15:36 - 19/05/2023
Chia sẻ:
Vi khuẩn đường ruột là gì? Tính chất và điều cần biết Vi khuẩn đường ruột là gì? Tính chất và điều cần biết
Vi khuẩn đường ruột bao gồm hàng ngàn loại khác nhau, nhưng trong đó chỉ có một số loại vi khuẩn được công nhận là lợi khuẩn. Nhóm lợi khuẩn…
Cách đặc trị rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn

Chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy kiệt sức…

Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhanh phục hồi

Bệnh rối loạn tiêu hóa tuy xảy ra rất phổ biến ở trẻ, nhưng không phải tất cả các bậc…

Các thuốc trị rối loạn tiêu hóa tốt nhất và cách dùng

Bệnh rối loạn tiêu hóa thường gây ra nhiều vấn đề như tiêu chảy hoặc táo bón, ăn không tiêu,…

Bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua không?

Rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua không? Là thắc mắc chung của rất nhiều bạn đọc bởi…

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều phải làm sao?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều có thể gây mất nước nghiêm trọng và khiến bé mệt mỏi,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua