Tác dụng chữa bệnh của cỏ nhọ nồi (cỏ mực)

Cỏ mực hay cỏ nhọ nồi, một cây thuốc Nam rất thông thường mọc hoang hầu như khắp nơi, hiện là một dược liệu đang được nghiên cứu về khả năng bảo vệ gan và trừ được nọc độc của một số loài rắn nguy hiểm.

Tại Ấn độ, Cỏ mực là một trong mười cây hoa bổ ích (Dasapushpam), đã được dùng trong các mỹ phẩm thoa tóc, bôi da từ thời xa xưa.. đồng thời làm nguyên liệu để lấy chất phẩm đen nhuộm tóc.

e85f1a788ccb5ac

                                                                            Cỏ nhọ nồi (cỏ mực)
1. Đặc tính thực vật :

    Cỏ mực, còn gọi là Cỏ nhọ nồi, thuộc loại thân thảo hằng niên, cao trung bình 0.2-0.4 m, có khi đến 0.8 m, mọc bò , hoặc có khi gần như thẳng đứng, có lông trắng cứng, thưa. Thân màu lục hay nâu nhạt hay hơi đỏ tía. Lá mọc đối, phiến lá dài và hẹp cở 2.5 cm x 1.2 cm. Mép lá nguyên hay có răng cưa cạn, hai mặt lá đều có lông. Hoa mầu trắng hợp thành đầu, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, có hoa cái bên ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả thuộc loại bế quả cụt đầu, có 3 cạnh màu đen dài chừng 3mm

2. Cỏ mực trong Dược học dân gian :

    Cỏ mực đã được dùng rất phổ biến trong dân gian tại Ấn độ, Pakistan, Việt Nam, Trung Hoa và các Quốc gia vùng Nam Á.

    – Tại Ấn Độ :

    Cỏ mực được dùng trị sói đầu, nấm lác đồng tiền, thuốc nhuộm tóc và trị gan, lá lách phù trướng; sưng gan-vàng da và làm thuốc bổ tổng quát. Cây cũng được dùng trị ho, chảy máu miệng, ăn khó tiêu, choáng váng, chữa đau răng, giúp lành vết thương..Rễ dùng gây nôn mửa, xổ. Lá giã nát đắp trị vết cắn do bò cạp.

   –  Tại Pakistan :
    Eclipta alba, được gọi tại Pakistan là Bhangra, bhringaraja, được dùng trong dân gian dưới nhiều dạng. Cây tươi được dùng làm thuốc bổ chung, giúp giảm sưng gan và lá lách, trị bệnh ngoài da, trị suyễn, khi dùng trị bệnh gan liều nước sắc sử dụng là 1 thìa cà phê hai lần mỗi ngày; cây giã nát, trộn với dầu mè được dùng để đắp vào nơi hạch sưng, trị bệnh ngoài da..Lá dùng trị ho, nhức đầu, hói tóc, gan và lá lách sưng phù, vàng da.

    – Tại Trung Hoa :

    Eclipta prostrata , hay Mò hàn lian : Lá được cho là giúp mọc tóc. Toàn cây làm chất chát cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu; đau lưng, sưng ruột, sưng gan, vàng da.. Lá tươi được cho là có thể bảo vệ chân và tay nông gia chống lại sưng và nhiễm độc khi làm việc đồng-áng, tác dụng nãy theo Viện Y học Chiang-su là do ở thiophene trong cây.

    –  Tại Việt Nam :

    Cỏ mực được dùng trị xuất huyết nội tạng như ho ra máu, xuất huyết ruột, chảy máu răng, nướu, lợi ; trị sưng gan, sưng bàng quang, sưng đường tiểu trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương. Cách dùng thông thường là dùng khô, sắc uống; khi dùng bên ngoài lá tươi đâm nát đắp nơi vết thương. Thợ nề dùng cỏ mực vò nát để trị phỏng do vôi.

3. Thành phần hóa học :

    Cỏ mực chứa :
        – Các glycosides triterpene và Saponins : 6 glycosides loại oleanane : Eclalbasaponins I-VI ( 2 chất mới ly trích được năm 2001 được tạm ghi là XI và XII) , Alpha và Beta-amyrin , Ecliptasaponin D Eclalbatin.
        – Các Flavonoids và Isoflavonoids : Lá và đọt lá chứa Apigenin, Luteolin và các glucosides liên hệ. Toàn cây chứa các isoflavonoids như Wedelolactone, Desmethylwedelolactone, Isodemethylwedelolac tone, Strychnolactone
        – Aldehyd loại terthienyl : Ecliptal ; L-terthienyl methanol; Wedelic acid.
        – Sesquitepne lactone : Columbin.
        – Các sterols như Sitosterol, Stigmasterol..

        – Các acid hữu cơ như Ursolic acid, Oleanolic acid, Stearic acid, Lacceroic acid ; 3,4-dihydroxy benzoic acid; Protocateuic acid..

image003-9
4. Đặc tính dược học :

        – Tác dụng chống sưng-viêm : Trích tinh Eclipta alba, khi thử nghiệm trên các thú vật bị gây sưng phù cấp tính và kinh niên, cho thấy khả năng ức chế sự sưng đến 58.67 % (Journal of Research and Education in Indian Medicine Số 9-1990). Nơi chuột, dung dịch trích bằng nước-alcohol ức chế làm giảm được phản ứng gây ra bởi acid acetic đến 35-55 % khi dùng liều uống 200 mg/kg. Bột lá Eclipta alba dùng liều uống (1500 mg/kg) có tác dụng chống sưng hữu hiệu (ức chế đến 47.7%) so sánh với indomethacin (ức chế được 51%) : Dược thảo có hiệu năng mạnh hơn vào giai đoạn thứ 2 của tiến trình sưng viêm, nên có lẽ hoạt động bằng ức chế sự tạo prostaglandins và kinins (Fitoterapia Số 58-1987)

        – Tác dụng bảo vệ gan : Trích tình Cỏ mực bằng ethanol: nước (1:1) đã được nghiên cứu trong thử nghiệm tác hại nơi gan gây ra bởi tetrachloride Carbon ( thử nơi chuột) ghi nhận trích tinh tão được sự bảo vệ gan bằng cách giúp điều hòa nồng độ của các men có liên hệ đến việc biến dưỡng thuốc nơi ty thể gan. (Journal of Ethnopharmaco logy Số 70-2000) Eclipta alba còn có hoạt tính mạnh hơn khi dùng phối hợp với Cây Chó đẻ (Phyllanthus niruri) và Curcumin (từ Nghệ) theo tỳ lệ 25:15:10 (P.niruni : E. alba : Curcumin). Nồng độ lipid cao trong gan và bilirubin trong huyết thanh sụt giảm và trở về mức bình thường. Hỗn hợp này làm tăng mức độ triglyceride trong máu, tăng tiền chất-beta-lipoproteins và cholesterol. Trích tinh bằng ethanol từ cây E. alba tươi cho thấy một tác dụng bảo vệ gan đáng kể (tùy thuộc vào liều sử dụng) trong các trường hợp hư gan do CCl4 gây ra nơi chuột thử nghiệm, không thấy dấu hiệu ngộ độc dù cho dùng đến 2 gram/ kg ở cả dạng uống lẫn chích qua màng phúc toan (Phytothera py Research Số 7-1993). Thử nghiệm nơi chuột bạch tạng ghi nhận tác dụng bảo vệ gan xẩy ra từ liều 100mg/ kg.

    Các hiệu ứng bảo vệ gan của dịch chiết bằng nước đông khô cũng được nghiên cứu trong các trường hợp sưng gan cấp tính gây ra nơi chuột nhắt bằng 1 liều CCl4 hay acetaminophen và nơi chuột nhà bằng beta-D-galactosamin : Kết quả cho thấy có tác dụng ức chế đáng kể trong phản ứng tạo sự tăng transaminase trong máu gây ra bởi CCl4 nơi chuột nhắt và galactosamine nơi chuột nhà, nhưng không có hiệu ứng trong trường hợp hư hại gan do acetaminophen.

       – Tác dụng làm hạ huyết áp : Hổn hợp polypeptides của E. alba có tác dụng hạ huyết áp nơi chó. Columbin, trích từ dịch chiết toàn cây bằng ethanol cho thấy khả năng hạ huyết áp rõ rệt nơi chuột đã bị gây mê.

       –  Khả năng trung hòa tác dụng của nọc rắn :

        Nghiên cứu tại ĐH Universidade Federal do Rio de Janeiro (Ba tây) (1989) ghi nhận dịch chiết bằng ethanol cúa E.alba có khả năng trung hòa các hoạt tính nguy hại (đến gây chết người) của nọc độc loài rắn chuông Nam Mỹ (Crotalus durissus terrificus). Các mẫu dịch chiết tương đương với 1.8 mg trích tinh khô dùng cho mỗi chuột thử có thể trung hoà được đến 4 liều nọc độc gây tử vong (LD 50 = 0.08 micro gram nọc/ g thú vật : Dịch chiết Eclipta ức chế được sự phóng thích creatinine kinase từ bắp thịt của chuột khi tiếp xúc với nọc rắn thô. (PubMed – PMID : 2799833).

        Một nghiên cứu khác, cũng tại Ba tây (1994) , khảo sát các tác dụng chống độc tính của nọc rắn trên bắp thịt và chống chảy máu, của 3 chất trong thành phần Cỏ mực : wedelolactone, WE; stigmasterol, ST và sitosterol, SI. Thử nghiệm dủng nọc độc của các loài rắn lục Bothrops jararacussu, Lachesis muta.., độc tố tinh khiết hóa bothrops toxin, bothropasin và crotoxin..Sự hữu hiệu được đo lường bằng tốc độ phóng thích creatine kinase từ cơ bắp chuột.. Kết quả cho thấy (in vitro) độc tính trên bắp thịt của nọc rắn crotalid và các độc tố tinh khiết đều bị trung hòa bởi WE và dịch trích Cỏ mực (EP), cả WE lẫn EP đều ức chế tác dụng gây chảy máu của nọc Bothrops, ức chế tác dụng của men phospholipase A2 trong crotoxin, và tác dụng ly giải protein của nọc B.jararaca

Dưới đây là một số bài thuốc cầm máu từ cây nhọ nồi:

Chữa khạc ra máu: Lấy 60g cây nhọ nồi, 40 g rễ cỏ tranh cộng với một ít thịt lợn nạc, cho vào nồi ninh nhừ lấy nước uống.

Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20 g, hoa hoè sao đen 20 g, 16 g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Chữa tiêu chảy ra máu: Đặt cây nhọ nồi lên một miếng ngói rồi sấy khô, sau đó cây nhọ nồi đã khô thành bột. Mỗi lần uống 6 g bột nhọ nồi với nước cháo.

Ngoài công dụng cầm máu, cây nhọ nồi còn được sử dụng như một vị thuốc hữu hiệu trong một số trường hợp sau:

Chữa viêm họng: 20 g nhọ nồi, 20 g bồ công anh, 12 g củ rẻ quạt, 16 g kim ngân hoa, 16 g cam thảo đấy, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang.

Chữa sốt cao: 20 g cây nhọ nồi, 20 g sài đấy, 20 g củ sắn dây, 16 g cây cối xay, 12 g ké đầu ngựa, 16 g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Chữa mề đay: Lấy cây nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài, lá cải trời rồi giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng.

Chữa mộng tinh: Cây nhọ nồi sấy khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 8 g với nước cơm, hoặc dùng 30 g sắc lấy nước uống.

Chữa sốt xuất huyết nhẹ: Cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất, mỗi thứ 15 g sắc lấy nước uống ngày một thang.

Chữa sốt phát ban: Mỗi ngày sắc 60 g nhọ nồi rồi lấy nước uống. Ngày 1 thang, chia 2 – 4 lần trong ngày.

Theo Y học bốn phương

Ngày đăng 03:37 - 31/05/2016 - Cập nhật lúc: 03:37 - 31/05/2016
Chia sẻ:
6 bí quyết chăm sóc gan của người Trung Hoa xưa
Các chuyên gia Đông y đã dày công sưu tầm và công bố 6 bí quyết chăm sóc, nuôi dưỡng…
Chụp nhũ ảnh: Con dao 2 lưỡi khi đi thực hiện tầm soát ung thư vú
Tuy có thể giúp phát hiện và điều trị sớm các khối u trước khi chúng lan rộng và khó…
Điều kỳ diệu xảy ra nếu bạn ăn một quả chuối xanh mỗi ngày?
Hỗ trợ giảm cân, cải thiện sức khỏe tiêu hóa, ngăn ngừa tiểu đường, ung thư đại trực tràng... là…
Tạm biệt ngay mùi hôi nách nhờ 5 cách dễ làm mọi lúc mọi nơi
Mùa hè chính là lúc để bạn phô diện thân hình nóng bỏng, quyến rũ cùng làn da mượt mà.…
Sự kết hợp kì diệu giữa nền y học cổ truyền và hiện đại

Cách đây đúng 60 năm, vào ngày 27/2/1955, nhân dịp Hội nghị Cán bộ y tế được tổ chức tại…

Hàng ngàn người Hà Nội ăn nước phở bẩn mỗi sáng

Không mất công chế biến, lại nhanh, tiện và rẻ, nhiều quán phở, quán bún trên địa bàn Hà Nội…

Lấy lại vẻ căng mọng cho đôi môi chỉ bằng những cách cực kì đơn giản

Đôi môi luôn là nơi thu hút ánh nhìn đầu tiên trên gương mặt phái đẹp, nhưng thời tiết hanh…

Mách bạn 5 cách cáo gió chuẩn cho từng loại bệnh

Cạo gió (đánh gió) là một phương pháp truyền thống chữa bệnh của người Việt, giúp người bệnh nhanh chóng…

Chạy bộ giúp cải thiện bệnh xương khớp

Theo nghiên cứu của khoa học, những người bị viêm khớp xương không những không nên tránh hoạt động mà…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua