Cảnh tượng kinh hoàng dưới đáy biển sau thảm họa cá chết

“Đáy biển không còn chi nữa rồi! Cá chết nằm la liệt. Nhím, ngao, sò, ốc, vẹm chỉ còn lại vỏ. Rặng san hô đẹp như vườn hoa lung linh sắc màu, giờ ngả nghiêng, xiêu vẹo, ố vàng, nám đen xám xịt” – ngư dân Phạm Văn Thùy thông báo sau cú lặn thứ 2 xuống đáy biển, ngay phía trước xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình)

1-4a-hulx-1462583410625-0-0-224-440-crop-1462583630886

Ngư dân sợ lặn biển

Cả một buổi sáng, PV Tiền Phong rong ruổi khắp xã Nhân Trạch nhưng chẳng ai nhận lời lặn xuống thám sát đáy biển, nơi có rặng san hô kéo dài mấy km cách bờ biển Nhân Trạch và Quang Phú chừng 1 hải lí.

Thông tin đáy biển la liệt xác hải sản khiến chúng tôi nóng lòng, nhưng ngư dân ở đây nói, rất sợ lặn xuống biển vì không biết chất độc gì đang nằm dưới đó.

Cậy nhờ đến ông Phạm Văn Khiển, trưởng thôn Nhân Quang động viên mọi người nhưng vẫn không ăn thua.

Chỉ đến khi ông Khiển nói, các phóng viên đang giúp bà con mình phản ánh thông tin để Nhà nước biết, về tìm nguyên nhân xử lí, thì hai ngư dân Phạm Văn Thùy, Phạm Văn Quý, là con cháu của ông Khiển mới nhận lời.

Rặng san hô là nguồn sống của gần 1/3 ngư dân xã Nhân Trạch và Quang Phú. Muốn bắt thủy hải sản ở rặng san hô chỉ có duy nhất là lặn xuống đáy biển dùng lao hoặc tay không.

Loài cá thì dùng lao để phóng khi phát hiện chúng nấp trong hang hốc; còn ngao, sò, ốc, vẹm, nhím biển thì chỉ cần dùng tay nhặt bỏ vào giỏ mang về.

Mỗi ngày một thợ lặn có thể thu nhập từ 500 nghìn đến vài triệu đồng từ việc đánh bắt hải sản.

“Rặng san hô này ngày xưa đẹp lắm, đỏ có, xanh có, tím có, trắng có… như một vườn hoa lung linh sắc màu. Từ ngày cá chết, ngư dân bọn em chẳng ai ra đó vì sợ nước biển nhiễm độc.

Đặc biệt, sau khi nghe thông tin mấy thợ lặn ở Vũng Áng bị nhiễm độc, có một người chết thì không ai dám ra tắm biển chứ đừng nói đến lặn biển.

Hôm nay nể trưởng thôn lắm, bọn em mới đi đấy. Có đoàn các nhà khoa học từ Nha Trang ra, không thuê được thợ lặn ở đây, phải đưa thợ lặn từ Nha Trang ra để lấy mẫu của rặng san hô, bọn em chỉ nhận chở họ ra đó thôi” – anh Thùy nói.

“Nghĩa địa” trong lòng biển

Thuyền ra cách bờ chừng 500m, chúng tôi đề nghị dừng thuyền để lặn thám sát đáy biển.

Anh Quý cho biết, ở đây chưa đến rặng san hô, nước sâu chừng 10m. Khoảng 2 phút, anh Thùy ngoi lên khỏi mặt nước, trong chiếc giỏ mang theo, đựng đầy xác cá, xác vẹm, còn túi bóng đựng bùn đất được lấy từ đáy biển.

diem-2-1462614764-1462616129856-0-0-1079-1467-crop-1462616136372

Anh Thùy cho biết, nước ở tầng đáy có màu vàng đục khác thường, xác thủy hải sản chết nằm la liệt. Ngoài những bộ xương cá, còn có rất nhiều xác cá đang phân hủy và cá mới chết. Phần cát trộn với bùn đất lấy từ đáy biển có mùi hôi khó chịu.

Chiếc thuyền tiếp tục tiến ra rặng san hô, cách bờ chừng 1 hải lí. Cú lặn thứ hai của anh Thùy cũng nhanh như lần trước.

“Đáy biển không còn chi nữa rồi! Dưới đó cá chết nằm la liệt. Nhím, ngao, sò, ốc, vẹm chỉ còn lại vỏ. Rặng san hô đẹp như vườn hoa lung linh sắc màu, giờ ngả nghiêng, xiêu vẹo, ố vàng, nám đen xám xịt hết rồi” – anh Thùy thông báo.

Cú lặn thứ 3 của anh Thùy cách bờ chừng 1,5 hải lí, sóng to khiến chiếc ống dẫn ôxy bị bung đoạn khớp nối, nhưng anh Thùy cũng kịp mang lên một cây san hô đỏ nặng chừng 1,5kg.

Cây san hô bị nám đen phần gốc, còn phần thân bị ố vàng, chỉ còn lại phần ngọn dính một ít màu đỏ sẫm.

Anh Thùy nói, bình thường để nhổ được cây san hô rất khó vì nó dính chặt vào rạn đá, nhưng nay chỉ cần cầm vào nhấc nhẹ là lấy được. Điều này chứng tỏ nó đã chết nên phần gốc bị phân hủy. Mùi của cây san hô này cũng tanh nồng như xác cá chết.

Trời về chiều, gió nồm càng lớn, chiếc thuyền nghiêng ngả có nguy cơ không trụ nổi, chúng tôi quyết định vào bờ.

Sau 3 cú lặn ở 3 điểm khác nhau nhưng những gì mà thợ lặn mang lên đều chung kết quả, chỉ là xác chết của hải sản. Anh Thùy khẳng định, ở đây, đáy biển không còn thấy con vật gì sống sót, chỉ toàn xác chết của các loài hải sản nằm la liệt.

Đón chúng tôi trên bờ, ông Hồ Văn Nam, Bí thư Chi bộ thôn Nhân Quang với gương mặt buồn rầu nói: “Giờ chỉ mong là sao các cấp, các ngành sớm công bố nguyên nhân, chỉ ra ai đã gây ra thảm họa này để bắt họ phải chịu trách nhiệm.

Dân chúng tôi sống nhờ vào biển, giờ biển thế này thì không biết sẽ ra sao. Cũng mong sao các nhà khoa học có cách gì xử lí tình trạng ô nhiễm đáy biển, nếu không sẽ là thảm họa đối với con người”.

Ngày 5/5/2016, ngay khi nhận được thông tin phản ánh tình trạng thủy hải sản chết nằm la liệt dưới đáy biển, Sở TN&MT Quảng Bình đã có Công văn số 768, báo cáo tình hình và đề nghị Bộ TN&MT cử chuyên gia vào cuộc đánh giá, cũng như tìm biện pháp xử lí môi trường đáy biển.

Theo Báo Tiền phong

Ngày đăng 10:41 - 07/05/2016 - Cập nhật lúc: 10:41 - 07/05/2016
Chia sẻ:
GS Nguyễn Lân Dũng: Nguy cơ ung thư gan từ món tương truyền thống
GS Nguyễn Lân Dũng cho biết việc làm tương bằng cách lên men tự nhiên không giặt nong có thể…
Bài thuốc tuyệt vời chữa ung thư, viêm phụ khoa từ loại củ tỏi
50 nghìn đồng/kg tỏi, nó không chỉ là gia vị, thực phẩm hàng ngày mà tỏi còn là bài thuốc…
Chuyên gia khuyến cáo: Không cho con ăn quá 1 bữa cháo hoặc bột/ ngày, 3 chiếc bánh gạo/ tuần
Đó là khuyến cáo mới đây được đưa ra bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ…
Danh sách thực phẩm bẩn bị phát hiện ở Việt Nam: Quá kinh hãi!
Đây là danh sách những thực phẩm bẩn bị phát hiện ở Việt Nam trong thời gian qua. Danh sách…
Top những mẹo nhỏ cho đôi mắt luôn khỏe đẹp

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, đôi mắt là ánh sáng của cuộc đời, vậy bạn đã đã…

Tác hại của việc ăn quá nhiều đường và lượng đường “khủng” trong các loại nước ngọt bạn đang uống hàng ngày

Các con số được đưa ra sẽ khiến bạn thật sự sửng sốt nếu hàng ngày vô tình nạp vào…

10 thực phẩm giúp tinh trùng khỏe hơn

Nếu bạn đang lên kế hoạch đón thêm thành viên mới trong gia đình, hãy tham khảo những loại thực…

Hướng dẫn làm món trứng ngâm giấm chữa bệnh “thần kỳ” nổi tiếng từ 1800 năm trước

Món trứng ngâm giấm vì sao nổi tiếng và tồn tại được hơn 1800 năm chỉ với cách làm đơn…

Chất độc này hủy hoại xương của chúng ta, nhưng ai cũng vô tư dùng

Bạn đã bao giờ cầm chai hay lon nước ngọt bạn đang uống để xem thành phần các chất bảo…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua