Protein niệu trong viêm cầu thận cấp – Điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Protein niệu trong viêm cầu thận cấp là tình trạng xuất hiện protein trong nước tiểu và là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm cầu thận cấp. Kèm theo đó là một số triệu chứng như tăng đột ngột hồng cầu niệu, tăng huyết áp và phù nề. 

Protein niệu trong viêm cầu thận cấp
Protein niệu trong viêm cầu thận cấp là bệnh lý vô cùng phổ biến hiện nay

Tổng quan về bệnh viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận là một trong những bệnh lý về thận phổ biến hiện nay. Cơ quan thận vốn có cấu tạo phức tạp, chứa nhiều bộ lọc nhỏ bên trong gồm nhiều mạch máu có nhiệm vụ lọc máu, đào thải độc tố, điện giải và chất dịch vào trong nước tiểu. Do đó, khi cầu thận bị viêm, cấu trúc bị phá hủy khiến cho thận không thể làm việc hiệu quả và lâu dần sẽ gây ra tình trạng suy thận. 

Dựa vào triệu chứng và mức độ viêm nặng hay nhẹ của cầu thận mà bệnh được chia làm 2 dạng là cấp tính và mạn tính. Trong đó, viêm cầu thận cấp là căn bệnh phổ biến với tỷ lệ mắc rất cao hiện nay. Đây là tình trạng cầu thận khởi phát các triệu chứng viêm cấp tính.

Bệnh thường được khởi phát từ những đợt viêm họng, viêm tai giữa, viêm da mủ do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan máu nhóm A, bệnh lupus ban đỏ, thủy đậu, quai bị, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm nấm, ký sinh trùng, viêm phổi do phế cầu khuẩn… Đây đều là những căn bệnh làm tăng protein niệu cùng nhiều chỉ số khác. 

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng loại vi khuẩn gây bệnh giai đoạn này là liên cầu khuẩn tan huyết β nhóm A. Đồng thời, đây cũng một trong những biến chứng của những căn bệnh tự miễn. Thường thì sau khi điều trị tích cực sau khoảng 4 – 6 tuần người bệnh sẽ phục hồi. 

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn xâm nhập gây ra với các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới. Áp dụng các cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị mang lại những dấu hiệu tích cực mà người bệnh có thể sử dụng.
Protein niệu trong viêm cầu thận cấp
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm cầu thận cấp như stress, không khí lạnh, các bệnh lý nhiễm trùng…

Chính nguyên nhân này nên rất dễ bị nhầm lẫn giữa viêm cầu thận cấp với các bệnh lý nhẹ khác khiến người bệnh lơ là và chủ quan trong việc thăm khám và chữa trị khiến bệnh ngày càng nặng cũng như quá trình chữa trị phức tạp hơn. 

Theo một số liệu thống kê tại Việt Nam, có khoảng 60% trường hợp mắc bệnh viêm cầu thận cấp sau khi nhiễm khuẩn ngoài da do vi khuẩn liên cầu và 40% trường hợp viêm cầu thận cấp xảy ra sau khi mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh viêm cầu thận cấp, trong đó phổ biến nhất là trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 3 – 8 tuổi, trẻ em dưới 2 tuổi khá hiếm mắc bệnh này, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới và người lớn ít mắc bệnh hơn trẻ em. 

Protein niệu trong viêm cầu thận cấp là gì?

Trên thực tế, protein niệu là một trong những dấu hiệu nhận biết cũng như giá trị quan trọng trong đánh giá chẩn đoán bệnh viêm cầu thận cấp nói riêng và các bệnh lý về thận nói chung. Các chuyên gia xếp bệnh viêm cầu thận cấp vào một trong những bệnh lý khá nguy hiểm vì bệnh thường diễn tiến một cách thầm lặng và kín đáo, ít có triệu chứng lâm sàng.

Chỉ khi người bệnh vô tình thăm khám bệnh và thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu tại bệnh viện, cơ sở y tế mới có thể phát hiện số lượng lớn các protein niệu cùng hồng cầu niệu vi thể của bệnh. Nhưng cũng không loại trừ một số trường hợp mắc bệnh giai đoạn nặng kéo theo các triệu chứng của bệnh cũng trở nên dữ dội hơn. 

Với người bệnh viêm cầu thận cấp, khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu với mức protein niệu từ 0.5 – 2g/ ngày thì bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm protein niệu 24 giờ nhằm định lượng chính xác hàm lượng protein bị mất và tồn tại trong nước tiểu. Nếu mức protein niệu được tìm thấy dao động trong mức từ 1 – 3g/ 24 giờ thì được chẩn đoán là bệnh viêm cầu thận cấp. Đây cũng là chỉ số quan trọng trong đánh giá chẩn đoán bệnh thận đái tháo đường. 

Protein niệu trong viêm cầu thận cấp
Protein niệu trong viêm cầu thận cấp là một trong những giá trị quan trọng trong đánh giá chẩn đoán bệnh viêm cầu thận cấp

Vì vậy, nói chỉ số protein niệu đóng vai trò quan trọng trong tiên lượng bệnh cũng như đánh giá hiệu quả điều trị là điều hoàn toàn chính xác. Nếu lượng protein trong nước tiểu càng cao thì tiên lượng bệnh càng nặng, ngược lại nếu chỉ số protein niệu càng thấp và trở về âm tính thì đồng nghĩa với việc bệnh đang phục hồi tốt

Ngoài phát hiện bệnh bằng cách xét nghiệm nước tiểu để tìm protein niệu thì để chẩn đoán bệnh viêm cầu thận cấp, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện đánh giá chức năng thận thông qua xét nghiệm chỉ số ure và creatinin. 

Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm cầu thận cấp

Bên cạnh các biện pháp xét nghiệm chẩn đoán như vừa kể trên thì một số triệu chứng lâm sàng sau đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc viêm cầu thận cấp:

Phù nề

Đây là một trong những triệu chứng phổ biến mà hầu như những người bị viêm cầu thận cấp đều mắc phải. Lúc này, người bệnh có cảm giác nặng mặt do sưng 2 mí mắt, má, hai chân và vị trí sưng phù rõ nhất là quanh cổ chân. Những vị trí này khi sưng phù đều có thể quan sát bằng mắt thường, khi sờ vào hoặc ấn mạnh ngón tay vào vị trí bị phù có thể thấy vết lõm rất rõ và mất khá lâu mới phục hồi lại như bình thường

Tình trạng phù nề của bệnh viêm cầu thận cấp thường xuất hiện chủ yếu vào buổi sáng và giảm dần khi về chiều. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khoảng 10 ngày đầu và khi tình trạng bệnh đã thuyên giảm, người bệnh đi tiểu nhiều hơn. Bởi tiểu nhiều chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bắt đầu phục hồi trên lâm sàng như dễ chịu hơn, giảm huyết áp, ăn ngon ngủ ngon hơn. 

Tiểu ít

Tiểu ít hay còn được gọi là vô niệu, thiểu niệu. Đây là triệu chứng phổ biển mà bất kỳ người bệnh viêm cầu thận cấp nào cũng gặp phải. Lúc này, lượng nước tiểu chỉ ở mức khoảng 500ml/ ngày, khá ít so với mức thông thường. Tình trạng tiểu ít thường chỉ diễn ra trong tuần đầu tiên và kéo dài khoảng 3 – 4 ngày cũng như không có dấu hiệu tăng ure, creatinin máu hoặc tăng ít không đáng kể. 

Trong một số trường hợp viêm cầu thận cấp có xu hướng biến chứng sang suy thận cấp tính cũng sẽ gây ra tình trạng thiểu niệu, tăng nồng độ protein niệu, chỉ số ure và creatinin máu trong thời gian dài. Lúc này, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những cơn suy thận cấp kéo dài liên tục nhiều đợt sẽ làm tăng nguy cơ khiến bệnh viêm cầu thận cấp càng diễn tiến nhanh hơn, chuyển tiếp sang viêm cầu thận mạn nguy hiểm. 

Tiểu ra máu

Tiểu ra máu là một trong những triệu chứng nhận biết quan trọng trong chẩn đoán bệnh viêm cầu thận cấp. Trong một số trường hợp viêm cầu thận cấp nặng hơn một chút sẽ khiến người bệnh tiểu ra máu khiến nước tiểu có màu đỏ đục, nhìn khá giống như nước rửa thịt. Một ngày người bệnh có thể đi tiểu ra máu khoảng 1 – 2 lần. 

Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ xảy ra trong tuần đầu tiên nhưng cũng có thể tái phát lại bất kỳ lúc nào trong những tuần sau đó. Càng về sau thì tần suất tiểu ra máu thưa dần, có thể 3 – 4 ngày mới bị một lần và từ từ hết hẳn. Triệu chứng tiểu ra máu của bệnh viêm cầu thận cấp được các chuyên gia đánh giá là không quá nguy hiểm và cũng không ảnh hưởng đến tình trạng chung của cơ thể.

Protein niệu trong viêm cầu thận cấp
Với những người bị viêm cầu thận cấp sẽ có hàm lượng protein niệu cao hơn so với mức bình thường

Biến đổi nước tiểu

Nước tiểu của người bệnh bị viêm cầu thận cấp hoàn toàn khác với người bình thường. Nước tiểu có màu vàng đậm, ít và sủi bọt do có hàm lượng lớn protein trong nước tiểu. Bên cạnh đó, thời gian protein tồn tại trong nước tiểu chính là yếu tố quan trọng có ý nghĩa tiên lượng bệnh, là một trong những yếu tố để bác sĩ đánh giá kết quả điều trị. 

Huyết áp tăng đột ngột

Có đến 50% trường hợp bị viêm cầu thận cấp phải đối mặt với triệu chứng tăng huyết áp. Đối với trẻ em bị viêm cầu thận cấp, mức huyết áp dao động trong khoảng 140-90 mmHg, còn ở người lớn là khoảng 160/90mmHG.

Trong một số trường hợp người bệnh bị tăng huyết áp kịch phát và duy trì mức huyết áp cao trên 180/100mmHg trong một khoảng thời gian dài cần hết sức chú ý. Vì ở mức huyết áp này, người bệnh sẽ rất dễ đối mặt với các triệu chứng như đau đầu dữ dội, hoa mắt, chóng mặt, hôn mê, co giật do phù nề quá mức, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong. 

Suy tim

Đây là triệu chứng xảy ra đồng thời khi người bệnh bị tăng huyết áp. Nguyên nhân là do tăng khối lượng tuần hoàn đột ngột hoặc do mắc bệnh lý cơ tim khi bị viêm cầu thận. Người bị suy tim thường có một số triệu chứng như toát nhiều mồ hôi, tức ngực, khó thở, không thể nằm được, thở gấp, thở nông, đau nhức do co rút hố trên đòn, hố trên ức, ho và khạc ra bọt màu hồng… Khi bộc phát các triệu chứng suy tim mà không được cấp cứu điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 

Ngoài những triệu chứng điển hình của viêm cầu thận cấp vừa kể trên, người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác tùy từng trường hợp như sốt nhẹ từ 37.5 – 38.5 độ C, đau bụng, buồn nôn, đau tức vùng thận, đi ngoài phân lỏng, chướng bụng nhẹ, thiếu máu…

Hướng dẫn cách kiểm soát protein niệu và điều trị bệnh viêm cầu thận cấp

Sau những xét nghiệm, đánh giá và được kết luận chẩn đoán protein niệu trong viêm cầu thận cấp, bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp để tránh nguy cơ dẫn đến suy thận mạn. Mục tiêu điều trị bệnh trong giai đoạn này chủ yếu nhằm cải thiện triệu chứng và bảo vệ chức năng thận không bị tổn thương thêm nữa. Đặc biệt là giữ mức huyết áp luôn trong mức ổn định. 

Để làm được điều này, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc chặn thụ thể angiotensin II và thuốc ức chế men chuyển đổi angiotensin (ACE). Bên cạnh đó, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện lọc máu hoặc chạy thận nhân tạo để tăng khả năng phục hồi bệnh. 

Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình kiểm soát chỉ số protein niệu trong viêm cầu thận cấp và điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ như:

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và tránh hoạt động, lao động quá sức. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh như stress, môi trường lạnh vì rất dễ làm tái phát bệnh. 
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như protein, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, chú ý bổ sung các loại thực phẩm lợi tiểu để hỗ trợ làm giảm triệu chứng phù nề. 
  • Giữ vệ sinh cơ thể, bảo vệ da và đặc biệt là giữ vệ sinh răng miệng để loại bỏ hoàn toàn những nguồn vi khuẩn. 
  • Những người bệnh bị tăng huyết áp kèm theo các triệu chứng bệnh khác thì người bệnh cần thường xuyên thăm khám định kỳ để được kiểm soát kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động các cơ quan nội tạng khác như tim, phổi. 
Protein niệu trong viêm cầu thận cấp
Người bệnh bị protein niệu trong viêm cầu thận cấp cần có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, thăm khám định kỳ

Tóm lại, protein niệu trong viêm cầu thận cấp hay xuất phát từ bất kỳ bệnh lý về thận nào cũng thường có diễn tiến dai dẳng và khiến cơ thể mất đi lượng protein cần thiết gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng, người bệnh nên tiến hành thăm khám, làm xét nghiệm và điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa nguy cơ diễn tiến thành suy thận. 

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm

Ngày đăng 09:58 - 18/01/2023 - Cập nhật lúc: 13:05 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Tiểu rắt ở trẻ em là bị gì là thắc mắc chung của nhiều bậc cha mẹ Trẻ em đi tiểu rắt (đái nhắt) là bị gì? Cách xử lý & Điều trị

Tiểu rắt hay đái nhắt ở trẻ em là một hiện tượng thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng lại…

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em – Dấu hiệu và cách chữa

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan bài tiết như thận,…

Khám chữa, mổ sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất 2020? Khám chữa, mổ sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất ?

Sỏi thận là bệnh lý đường tiết niệu dễ gặp nhưng khó trị. Để chữa bệnh triệt để, bệnh nhân…

trào ngược bàng quang niệu quản Trào ngược bàng quang niệu quản là gì? Cách điều trị

Trào ngược bàng quang niệu quản (VUR) đề cập tới tình trạng dòng nước tiểu đi ngược từ bàng quang…

Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không? Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không?

Bia rượu là một trong những loại thức uống thường được dùng trong các buổi họp mặt trong nhiều nền…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Từng sử dụng rất nhiều biện pháp loại bỏ sỏi nhưng không thành công, ông chú U50 đã loại bỏ hoàn toàn viên sỏi 20mm chỉ sau 1 liệu trình- KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT. Xem Ngay!
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua