Suy thận cấp độ 3 sống được bao lâu và giải pháp điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Bệnh suy thận diễn tiến qua nhiều giai đoạn khác nhau, khi đến cấp độ 3 thì chức năng của thận đã bị mất đi khoảng 75%. Hiện trạng bệnh sẽ diễn tiến nhanh sang giai đoạn cuối nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

suy thận cấp độ 3
Chức năng thận đã giảm tới 75% khi bệnh suy thận diễn tiến sang cấp độ 3

Bệnh suy thận cấp độ 3 là gì?

Suy thận cấp độ 3 là một giai đoạn của bệnh suy thận, trong đó chức năng của thận đã suy giảm hơn rất nhiều so với cấp độ 1 và 2, lên tới khoảng 75%. Lúc này, mức độ thanh lọc cầu thận chỉ còn dao động ở mức 30 – 59ml/phút. Đồng thời, thận không còn khả năng duy trì chức năng trao đổi chất giống như bình thường.

Các chuyên gia y tế chia bệnh suy thận cấp độ 3 thành 2 giai đoạn nhỏ:

  • Giai đoạn 3A: Thận bị mất chức năng ở mức độ nhẹ đến trung bình
  • Giai đoạn 3B: Thận bị mất chức năng ở mức độ nặng

Dấu hiệu nhận biết suy thận cấp độ 3

Các triệu chứng của bệnh suy thận cấp độ 3 vẫn tương tự như ở các giai đoạn trước. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện sẽ tăng lên đáng kể.

Bước vào giai đoạn mãn dục nam ở độ tuổi 60 khiến nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hải nhiều lần "tẽn tò" trong chuyện chăn gối. Nhờ biết đến bài thuốc bí truyền, nghệ sĩ đã lấy lại phong độ, sung mãn như thời trai trẻ. [Tham khảo ngay]

Sau đây là 5 dấu hiệu đặc trưng để bạn có thể nhận biết chính xác bệnh suy thận cấp độ 3:

1. Bất thường khi đi tiểu

Các vấn đề thường gặp nhất là:

  • Nước tiểu có bọt
  • Màu sắc nước tiểu đậm hơn
  • Tiểu nhiều về ban đêm
  • Lượng nước tiểu bất thường, ít hoặc nhiều hơn

Ngoài ra, ở một số trường hợp, người bệnh còn có thể bị tiểu ra máu hoặc đạm niệu. Bởi lúc này chức năng thận suy giảm mạnh khiến lỗ lọc gặp nhiều tổn thương. Điều này khiến cho tế bào hồng cầu hoặc chất đạm lọt qua lỗ lọc.

2. Đau nhức

Người bệnh suy thận cấp độ 3 sẽ gặp phải tình trạng đau lưng và đau cạnh sườn thường xuyên hơn ở các giai đoạn trước. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý để tránh bị nhầm lẫn với tình trạng đau nhức do bệnh cơ xương khớp.

Ở bệnh suy thận cấp độ 3, cơn đau nhức thường không quá dữ dội. Tình trạng đau nhức thường xuất hiện ở vị trí mô mềm. Cơn đau đôi khi sẽ quặn thắt ở vùng thận và lan dần xuống hố chậu rồi tới đùi và còn tới cả 2 bàn chân. Những cơn đau sẽ thường diễn ra theo chu kỳ và đau mạnh nhất tại khu vực 2 bên thận.

3. Sưng phù

Ở giai đoạn đầu mặc dù chức năng thận suy yếu nhưng vẫn còn cân bằng được lượng nước trong cơ thể. Tuy nhiên, khi bệnh bước sang cấp độ 3 thì thận đã bị tổn thương nghiêm trọng hơn, cơ thể thường sẽ bị tích nước. Điều này biểu hiện rất rõ ràng ở tình trạng sưng phù tại các vị trí như bọng mắt, 2 tay và 2 chân.

4. Tay chân co quắp

Thận đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình cân bằng chất điện giải của cơ thể. Chức năng thận suy giảm sẽ dẫ đến sự rối loạn của hàm lượng chất khoáng tồn tại trong máu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người bệnh thường xuyên bị chuột rút, chân tay co quắp khó chịu.

suy thận độ 3
Người bệnh sẽ thưỡng xuyên bị chuột rút do mất cân bằng điện giải

5. Cảm giác mệt mỏi

Ngoài việc lọc và đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài, thận còn đảm nhận vai trò sản sinh ra các hormone thúc đẩy quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu. Thận suy giảm chức năng kéo theo tế bào hồng cầu cũng không sản sinh đủ để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, xanh xao, thiếu sức sống.

Suy thận cấp độ 3 có nguy hiểm không? Sống được bao lâu?

Bệnh suy thận dù diễn tiến qua giai đoạn nào thì vẫn luôn tiềm ẩn những biến chứng khó lường. Suy thận cấp độ 3 là giai đoạn mà tổn thương thận bắt đầu trở nên nghiêm trọng và diễn tiến rất nhanh.

Người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng như:

  • Nhiễm độc niệu
  • Tăng huyết áp mạnh
  • Thiếu máu
  • Loãng xương
  • Tăng đường huyết

Tất cả những tình trạng này nếu kéo dài mà không được can thiệp đúng cách thì tính mạng của người bệnh cũng sẽ bị đe dọa. Nếu người bệnh không nghiêm túc trong điều trị thì bệnh suy thận mặc dù chỉ mới ở cấp độ 3 sẽ vẫn phải tiến hành chạy thận hay lọc máu để duy trì sự sống.

Nói về vấn đề bệnh suy thận độ 3 sống được bao lâu thì sẽ rất khó để đưa ra được câu trả lời xác đáng. Bởi lúc này, sự sống của người bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Điển hình nhất là phương pháp và thái độ điều trị. Các chuyên gia cho rằng, nếu người bệnh phối hợp tốt với bác sĩ trong quá trình điều trị thì hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với khi bệnh suy thận còn ở cấp độ 3.

Giải pháp điều trị cho bệnh nhân suy thận cấp độ 3

Bệnh suy thận cấp độ 3 nếu không sớm can thiệp đúng cách sẽ phát triển nhanh và chuyển biến nặng nề. Điều này cũng sẽ khiến cho quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. 

Chính vì thế, khi nhận thấy những triệu chứng của bệnh, bạn cần chủ động thăm khám ngay lập tức. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bệnh mới bước sang cấp độ 3, bạn vẫn có thể kiểm soát tốt bằng các phương pháp điều trị bảo tồn.

1. Sử dụng thuốc

Để ức chế sự phát triển của bệnh suy thận cấp độ 3 thì bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc phù hợp. Hiện nay 2 loại thuốc được dùng phổ biến nhất là thuốc ức chế men chuyển Angiotensin và thuốc chẹn thụ thể Angiotensin.

Khi bệnh đã chuyển sang cấp độ 3 thì người bệnh đã bắt đầu phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Nhất là các biến chứng như cao huyết áp hay đái tháo đường. Để tránh phát sinh biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc có tác dụng kiểm soát huyết áp cũng như lượng đường trong máu.

suy thận cấp độ 3 có chữa được không
Bệnh suy thận độ 3 có thể kiểm soát tốt nếu bạn sớm can thiệp đúng cách

Ngoài ra, để cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi thì các thuốc bổ sung sắp cũng sẽ được chỉ định. Nhóm thuốc này sẽ khắc khục được tình trạng thiếu máu. Đồng thời xúc tiến quá trình tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn.

Điều quan trọng nhất là người bệnh cần kiên trì dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ. Đảm bảo việc dùng đúng liều, tần suất cũng như thời gian.

2. Điều chỉnh chế độ ăn

Để ngăn chặn mức độ tiến triển của bệnh suy thận độ 3 thì việc sử dụng thuốc là chưa đủ. Người bệnh cần thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị.

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ luôn là liều thuốc tự nhiên hữu ích giúp đẩy lùi mọi bệnh tật. Bạn cần chú ý đến các vấn đề sau đây trong ăn uống khi đang bị suy thận độ 3:

  • Nên bổ sung những thực phẩm tốt cho thận trong khẩu phần ăn uống mỗi ngày. Cá, dâu tây, tỏi, các loại rau như súp lơ, bắp cải, cải xanh, ớt chuông đỏ là những lựa chọn tốt.
  • Uống đủ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày để đào thải được các độc tố ra ngoài cơ thể.
  • Cần tuyệt đối tránh các loại thức ăn có hàm lượng đạm quá cao như thịt đổ và nội tạng động vật. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn mặn hay ăn thức ăn nhiều đường. Thức ăn nhanh, đồ chiên xào, chất kích thích, rượu bia cũng cần phải tránh xa.
  • Cần đảm bảo cân bằng dưỡng chất cho cơ thể, tránh bỏ bữa ngay cả khi chán ăn.

3. Duy trì lối sống lành mạnh

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học thì bạn cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh. Nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp để luôn đảm bảo sức khỏe tốt. Tránh việc thức quá khuya và hãy chú ý ngủ đủ 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Nếu đang mắc chứng khó ngủ, bạn có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tốt cho giấc ngủ. Ví dụ như massage với tinh dầu, tắm nước ấm, nghe nhạc không lời.

Muốn kiểm soát bệnh tốt thì bạn cũng chớ nên bi quan, cố gắng giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Không nên làm việc quá sức, nhất là vào buổi tối. Đồng thời tránh xa những áp lực, mệt mỏi từ công việc cũng như cuộc sống.

Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày cũng là yếu tố không thể bỏ qua trong một lối sống lành mạnh. Bạn nên chọn những bài thập vừa sức để rèn luyện. Đây không chỉ là liệu pháp giúp tăng cường sức đề kháng mà còn là liều thuốc hữu hiệu cho tinh thần.

Bệnh suy thận cấp độ 3 sẽ không quá nguy hiểm nếu bạn sớm phát hiện và can thiệp đúng cách. Hãy luôn nghiêm túc trong kiểm soát, thường xuyên thăm khám để nắm bắt được diễn tiến của bệnh. 

Bạn nên tìm hiểu thêm: Suy thận cấp độ 4 sống được bao lâu và thông tin cần biết

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 08:47 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 00:10 - 14/02/2023
Chia sẻ:
chữa thận yếu bằng đậu đen Chữa thận yếu bằng đậu đen – Mẹo hay, hiệu quả

Chữa thận yếu bằng đậu đen là mẹo dân gian đến nay vẫn còn được dùng phổ biến. Cách này…

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc – Đồng Hành Cùng Quý Ông Trong hành Tìm Lại Bản Lĩnh đích thực 

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là đơn vị tư vấn và khám chữa các bệnh…

Bấm huyệt chữa thận yếu: Giải pháp an toàn từ tinh hoa Y học cổ truyền

Bấm huyệt chữa thận yếu là phương pháp ứng dụng tinh hoa Y học cổ truyền, không sử dụng thuốc…

Suy thận cấp – Triệu chứng và cách chăm sóc, điều trị bệnh

Suy thận cấp là tình trạng thận ngưng lọc các chất thải và chất độc ra khỏi máu. Bệnh thường xảy…

Hội Chứng Thận Hư Nguyên Phát Ở Người Trưởng Thành – Thuốc dân tộc

Hội chứng thận hư nguyên phát ở người trưởng thành là một bệnh mạn tính, diễn biến đột ngột theo…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Hàng triệu nam giới truyền tai nhau bài thuốc đặc trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, liệt dương... phối chế 50 vị thuốc "cực phẩm nhân gian" - "chồng uống vợ say"... [Không thể bỏ qua]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua