Suy thận cấp – Triệu chứng và cách chăm sóc, điều trị bệnh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Suy thận cấp là tình trạng thận ngưng lọc các chất thải và chất độc ra khỏi máu. Bệnh thường xảy ra cùng với một số bệnh lý nguy hiểm khác, bao gồm bệnh tiểu đường và dẫn đến tử vong.

hội chứng suy thận cấp
Suy thận cấp là tình trạng thận mất khả năng lọc bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể

Bệnh suy thận cấp là gì?

Suy thận cấp hay suy thận cấp tính xảy ra khi thận mất khả năng loại bỏ muối, chất thải thừa và độc tố trong máu. Khi thận mất khả năng lọc, chất thải nguy hiểm và hóa chất có thể tích tụ trong máu dẫn đến mất cân bằng hoắc rối loạn các chất điện giải.

Suy thận cấp còn được gọi là hội chứng suy thận cấp hoặc chấn thương thận cấp tính. Bệnh có thể phát triển nhanh chóng trong một vài giờ hoặc một vài ngày đến vài tuần. Tình trạng này thường phổ biến ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu (như bệnh tiểu đường) hoặc ở những người bệnh nặng cần được chăm sóc đặc biệt.

Suy thận cấp là một hội chứng tương đối ít gặp. Trong thực tế, tần suất mắc bệnh khoảng 1 – 3% mỗi năm. Tuy nhiên, suy thận cấp cần được điều trị ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến tính mạng. Ở những người có sức khỏe tốt, bệnh có thể được điều trị và hồi phục chức năng thận lại như bình thường. Ngược lại, ở những người có hệ miễn dịch suy yếu việc điều trị có thể không mang lại hiệu quả.

Bước vào giai đoạn mãn dục nam ở độ tuổi 60 khiến nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hải nhiều lần "tẽn tò" trong chuyện chăn gối. Nhờ biết đến bài thuốc bí truyền, nghệ sĩ đã lấy lại phong độ, sung mãn như thời trai trẻ. [Tham khảo ngay]

Triệu chứng suy thận cấp

Thông thường những người bị suy thận cấp khi đã mắc một số bệnh lý nghiêm trọng khác chẳng hạn như viêm phổi, tiểu đường hoặc nhiễm trùng máu. Điều này thường khiến người bệnh không nhận thấy các triệu chứng suy thận cấp.

phác đồ điều trị suy thận cấp
Các dấu hiệu suy thận cấp thường gặp giảm lượng nước tiểu, khó thở hoặc đau ở vùng hông

Các triệu chứng suy thận cấp thường phụ thuộc vào mức độ tổn thương và mất chức năng của thận. Một số dấu hiệu suy thận cấp phổ biến bao gồm:

  • Giảm lượng nước tiểu.
  • Tích nước trong cơ thể dẫn đến sưng ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân
  • Khó thở
  • Buồn ngủ hoặc cảm thấy mệt mỏi
  • Đầu óc không rõ ràng, thường nhầm lẫn
  • Buồn nôn hoặc nôn khan
  • Nhịp tim không đều
  • Đau ngực hoặc cảm thấy có áp lực ở ngực
  • Phân có mùi máu, tanh, hôi
  • Gặp khó khăn trong việc di chuyển
  • Đau ở xương sườn hoặc hông
  • Thường hay thay đổi tâm trạng
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Khả năng hồi phục sau các vết thương giảm
  • Huyết áp cao
  • Co giật cơ bắp, động kinh hoặc hôn mê sâu
  • Chảy máu cam
  • Nổi mề đay mẩn ngứa hoặc phát ban toàn thân

Đôi khi suy thận cấp không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng và được phát hiện thông qua các xét nghiệm hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Các giai đoạn suy thận cấp

Về mặt lâm sàng, hội chứng suy thận cấp thường diễn biến qua 4 giai đoạn như sau:

1. Suy thận cấp độ 1

Suy thận cấp độ 1 hay còn gọi là giai đoạn khởi đầu. Đây là giai đoạn xâm nhập khi các tác nhân gây hại tấn công vào cơ thể. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà diễn biến có thể nhanh hoặc chậm.

Suy thận cấp độ 1 thường ít nghiêm trọng nhất trong 4 giai đoạn.

2. Suy thận cấp độ 2

Suy thận cấp giai đoạn 2 hay còn được gọi là giai đoạn thiểu vô niệu có thể kéo dài đến 1 – 2 tuần. Thiểu niệu là tình trạng lượng nước tiểu lớn hơn 500 ml trong vòng 24 giờ hoặc 20 ml trong một giờ. Vô niệu là tình trạng lượng nước tiểu lớn hơn 100 ml trong 24 giờ.

triệu chứng suy thận cấp
Suy thận cấp có thể làm rối loạn hệ thống tim mạch

Biểu hiện phổ biến của giai đoạn thiểu vô niệu là tăng nồng độ ure trong máu dẫn đến ảnh hưởng như:

  • Hệ thống tiêu hóa: Gây chán ăn, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy.
  • Tim mạch: Gây tăng huyết áp, phù phổi, phù não.
  • Hô hấp: Rối loạn nhịp thở, phù phổi hoặc gây nhiễm khuẩn ở phổi.
  • Dây thần kinh: Dẫn đến hôn mê sâu, co giật, động kinh hoặc rối loạn thần kinh.
  • Thiếu máu: Nhưng thường không nghiêm trọng.
  • Tích nước: Thường do do lạm dụng truyền dịch hoặc do lượng nước được giải phóng từ các tế bào trong cơ thể.
  • Tổn thương gan: Như vàng da, mắt, sốt rét, tiểu rắt ra máu.
  • Nhiễm trùng: Thường xảy ra ở đường hô hấp, tiết niệu, nhiễm trùng da và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong.
  • Rối loạn điện giải: Dẫn đến tăng nồng độ Kali máu. Đây là tình trạng rất nguy hiểm có thể khiến tim ngừng đập nếu không được xử lý kịp thời. Mặt khắc, rối loạn điện giải trong suy thận cấp cũng có thể làm giảm lượng Calci, Natri và làm tăng Phosphate và Magie.

3. Suy thận cấp độ 3

Suy thận cấp độ 3 hay còn gọi là giai đoạn tiểu nhiều. Trong giai đoạn này, lượng nước tiểu có thể lên đến 3 – 4 lít mỗi ngày và dễ gây rối loạn điện giải nặng, trụy tim mạch, nhiễm trùng máu, viêm tắc mạch.

Đây là giai đoạn dễ dẫn đến tử vong. Do đó, nếu có thể hãy thay thế thận ngay lập tức hoặc tiến hành lọc máu liên tục.

4. Suy thận cấp độ 4

Suy thận cấp độ 4 hay còn gọi là giai đoạn phục hồi. Nồng độ ure và creatinine máu giảm dần, độ cô đặc của nước tiểu cũng tăng dần, tình trạng được cải thiện tốt nhưng chức năng thận cần thời gian phục hồi lâu hơn.

Nguyên nhân suy thận cấp

Những người mắc bệnh nặng hoặc cần chăm sóc đặc biệt có nguy cơ bị suy thận cấp cao nhất. Ngoài ra, có 3 nguyên nhân chính có thể gây ra tình trạng suy thận cấp như:

Tiền thận (trước thận) là tình trạng lưu lượng máu đến thận bị chặn. Điều này thường có liên quan đến:

  • Nhiễm trùng
  • Suy gan
  • Suy tim
  • Mất máu hoặc mất nước
  • Thuốc như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen hoặc thuốc ức chế COX-2 như Celebrex
  • Bị bỏng nặng.
suy thận cấp
Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc có thể tăng nguy cơ suy thận cấp

Sau thận là tình trạng dòng nước tiểu rời khỏi thận bị chặn. Điều này thường được gây ra bởi:

Thận nội là một tình trạng y tế gây ảnh hưởng, tổn thương đến thận như có cục máu đông trong đường tiết niệu. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Tổn thương thần kinh bàng quang
  • Cholestorone cao
  • Các loại thuốc hại thận bao gồm Ibuprofen, Naproxen, kháng sinh và hóa trị.
  • Viêm cầu thận hoặc các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, xơ bì cứng, tăng huyết áp ác tính, nhiễm trùng máu.

Ngoài ra, mang thai, phá thai cũng có thể dẫn đến các biến chứng liên quan đến thận.

Phương pháp xét nghiệm suy thận cấp

Nếu nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng suy thận cấp, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm nhất định để xác minh tình trạng và có các điều trị kịp lúc. Các xét nghiệm suy thận cấp phổ biến bao gồm:

  • Đo lượng nước tiểu trong 24 giờ để xác định nguyên nhân gây ra suy thận.
  • Xét nghiệm nước tiểu có thể cho thấy những bất thường, tổn thương ở thận.
  • Xét nghiệm máu có thể cung cấp thông tin về nồng độ Urê và Creatinin để xác nhận chức năng thận.
  • Xét nghiệm hình ảnh như siêu âm và chụp cắt lớp vi tính có thể được chỉ định để giúp bác sĩ quan sát bên trong thận.
  • Sinh thiết thận để lấy mẫu mô kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Phác đồ điều trị suy thận cấp Bộ Y tế

1. Nguyên tắc chung

Nguyên tắc điều trị bào gồm:

  • Loại bỏ tác nhân và các yếu tố nguy cơ bệnh một cách nhanh nhất.
  • Điều chỉnh các rối loạn tuần hoàn, phục hồi lượng máu và dịch ổn định, duy trì huyết áp khỏe mạnh.
  • Phục hồi lại dòng nước tiểu, điều chỉnh rối loạn nước tiểu do suy thận cấp gây ra.
  • Chỉ định lọc máu khi cần thiết.

2. Phương pháp điều trị theo từng giai đoạn

Suy thận cấp đều cần nhập viện điều trị. Tuy nhiên, gần như tất cả các bệnh nhân suy thận cấp đều đã nhập viện. Thời gian điều trị tùy thuộc vào tác nhân gây suy thận cấp của bạn và khả năng phục hồi của thận. Quá trình điều trị thường bao gồm:

– Suy thận cấp độ 1:

Loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh, bù lượng nước cần thiết, loại bỏ các nguyên nhân gây tắc nghẽn, rửa dạ dày,…

Theo dõi tình trạng thiểu niệu và vô niệu để có biện pháp xử lý phù hợp:

– Suy thận cấp độ 2:

Giữ cân điện giải và bù nước:

  • Giữ nước và cân bằng các chất điện giải và đảm bảo lượng nước đi vào cơ thể ít hơn lượng nước thải ra.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu như Furosemid. Liều khởi đầu thường là 40 – 80 mg và liều tối đa là 100 mg. Sau khi người bệnh tiểu được mà không cần sử dụng thuốc lợi tiểu, cần ngưng thuốc ngay.
  • Trong trường hợp suy thận cấp sau thận, không được sử dụng Furosemid. Trường hợp trước thận cần bù nước càng sớm càng tốt. Không được sử dụng thuốc lợi tiểu nếu chưa bù đủ lượng nước cần thiết.

Điều trị tăng Kali máu:

  • Hạn chế đưa Kali, thuốc, dịch truyền có chứa Kali vào máu.
  • Tiến hành điều trị chống nhiễm khuẩn và loại bỏ các ổ nhiễm khuẩn.

Điều trị bằng thuốc:

  • Sử dụng Calcigluconat hoặc Clorua tiêm tĩnh mạch khi nồng độ Kali cao hơn 6,5 6,5 mmol/l  hoặc khi có những dấu hiệu rối loạn tim mạch (nhịp tim chậm, rối loạn nhịp tim, tĩnh mạch tim giãn rộng). Liều dùng trung bình là 1g tiêm chậm trong 5 phút. Tiêm nhắc lại sau 30 phút nếu cần.
  • Sử dụng Glucoza kết hợp Insulin để dẫn Kali vào tế bào. Liều lượng khuyến cáo khoảng 200 – 250 ml Glucose 20%, liều Insulin là 1 UI insulin actrapid / 25 ml  Glucose 20%.
  • Natribicarbonat tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm để hạn chế Kali đào thảo ra khỏi tế bào và đi vào máu.
  • Resincalcio, Resinsodio, Kayexalat để tăng trao đổi ion qua niêm mạc ruột. Thuốc có tác dụng sau 1 giờ. Nếu người bệnh không thể uống thuốc, có thể truyền thuốc thông qua hậu môn.

Điều trị các rối loạn điện giải (nếu có).

Lọc máu cấp:

  • Chỉ định lọc máu cấp cứu nếu các biện pháp điều trị nội khoa làm tăng nồng độ Kali máu (lớn hơn 6,5 mmol/l). Nếu bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm toan máu chuyển hóa rõ với pH < 7,2 chỉ định lọc máu.
kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy thận cấp
Lọc máu hay chạy thận là biện pháp giúp thận loại bỏ các chất thải ra bên ngoài cơ thể

– Suy thận cấp độ 3:

Cần đo chính xác lượng nước tiểu trong 24 giờ và theo dõi lượng điện giải máu để điều chỉnh thời gian.

Nếu tiểu nhiều hơn 3 lít / 24 giờ nên tiến hành bù nước thông qua đường tiêm tĩnh mạch. Lượng nước cần bù phụ thuộc vào lượng nước tiểu.

Nếu tiểu ít hơn 3 lít / 24 giờ không có rối loạn điện giải, cho người bệnh sử dụng Oresol.

Sau 5 ngày, nếu người bệnh vẫn tiểu nhiều cần hạn chế lượng dịch truyền, lúc này thận đang bắt đầu hồi phục các chức năng. Theo dõi sát lượng nước tiểu trong 24 giờ để bù nước thích hợp.

– Suy thận cấp độ 4:

Chú ý các công tác điều dưỡng như bổ sung chế độ ăn uống nhiều đạm khi nồng độ Ure máu đã về mức bình thường.

Theo dõi định kỳ dưới sự chắm sóc của bác sĩ chuyên môn.

Điều trị các nguyên nhân gây bệnh, chú ý các nguyên nhân có thể dẫn đến suy thận mãn tính như viêm cầu thận, bệnh lý kẽ thận,…

3. Điều trị dự phòng và ngăn ngừa biến chứng

Nếu các biến chứng suy thận cấp xảy ra, tỷ lệ điều trị và phục hồi sẽ giảm. Theo báo cáo của Hội Lọc máu và ghép thận, tỷ lệ tử vong nếu chỉ tổn thương thận đơn độc là 8%, trong khi các biến chứng khác xảy ra, tỷ lệ tử vong là 65,76%, đặc biệt là các biến chứng tổn thương phổi, tim mạch, nhiễm khuẩn máu.

Chống nhiễm khuẩn và chống lở loét:

Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu là 50% đa số do vi khuẩn E. Coli, Enterococci gây ra. Cần sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn và chú ý tránh dùng các loại kháng sinh gây hại cho thận.

Tăng Kali máu gây rung thất và ngừng hoạt động của tim:

Theo dõi điện tim để phát hiện kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng tăng Kali máu và theo dõi biến đổi Kali máu.

Phù phổi cấp:

Phù phổi cấp là một biến chứng dẫn đến tử vong, do đó cần chú ý phòng ngừa và điều trị kịp thời. Điều chỉnh cân bằng nước và natri, hỗ trợ bài tiết chất thải để ngăn ngừa phù phổi cấp. Cần đặc biệt chú ý ở những người có bệnh lý về tim mạch hoặc phổi từ trước.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy thận cấp

Mục tiêu điều trị và chăm sóc người suy thận cấp là khôi phục chức năng hoạt động bình thường của thận. Trong hầu hết các trường hợp, bên cạnh việc điều trị y tế người bệnh nên lập kế hoạch chăm sóc người bệnh suy thận cấp như sau:

1. Chế độ ăn kiêng

Bác sĩ sẽ chỉ định hạn chế chế độ ăn uống của bệnh nhân và lượng chất lỏng cần bổ sung. Điều này sẽ làm giảm sự tích tụ chất độc mà trong cơ thể và giảm áp lực cho thận. Tùy thuộc vào tình trạng, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Giảm lượng Kali trong chế độ ăn uống cho đến khi thận hoàn toàn bình phục.
  • Tránh các sản phẩm nhiều muối bao gồm súp, đồ ăn nhanh, rau quả đóng hộp, thịt hoặc thức ăn chế biến sẵn.
  • Hạn chế lượng Photpho trong các loại thực phẩm chẳng hạn như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt và bơ đậu phộng. Quá nhiều Photpho có thể làm yếu xương và gây ngứa da.

Chế độ ăn kiêng cần được thực hiện cho đến khi thận hoàn toàn hồi phục. Tuy nhiên, chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tránh suy nhược cơ thể và gây khó khăn cho việc điều trị.

2. Sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị

Tuân thủ biện pháp điều trị của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ và liều lượng. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để điều trị hoặc ngăn ngừa bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào xảy ra cùng một lúc. Thuốc lợi tiểu có thể giúp thận của bạn loại bỏ chất lỏng. Canxi và insulin có thể giúp bạn tránh được sự gia tăng nguy hiểm nồng độ kali trong máu.

Thuốc có thể không thể loại bỏ các chất độc và chất thải ra khỏi cơ thể những thuốc có thể tránh gây ra một số biến chứng và hỗ trợ quá trình điều trị.

rối loạn điện giải trong suy thận cấp
Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ điều trị

3. Lọc máu

Lọc máu (hoặc chạy thận) là điều cần thiết để chuyển máu cũ, chất độc và tái tạo máu mới. Nếu tổn thương thận nghiêm trọng, bệnh nhân cần tiến hành lọc máu cho đến khi thận hồi phục hoàn toàn. Lọc máu không giúp thận chữa lành tổn thương nhưng sẽ giúp thận lọc bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

Nếu thận không được chữa lành, quá trình lọc máu có thể cần được tiến hành lâu dài.

Biến chứng suy thận cấp

Một số biến chứng suy thận cấp bao gồm:

  • Suy thận mãn tính
  • Tổn thương tim
  • Tổn thương hệ thần kinh
  • Suy thận giai đoạn cuối
  • Huyết áp cao
  • Đau tức ngực
  • Yếu cao
  • Tổn thương thận vĩnh viễn
  • Tử vong

Biện pháp phòng ngừa bệnh suy thận cấp

Bệnh suy thận cấp rất khó để phòng ngừa hoặc dự đoán trước. Tuy nhiên, người bệnh có thể giảm nguy cơ suy thận cấp bằng cách:

  • Chú ý đến các loại thuốc không kê đơn khi sử dụng. Các loại thuốc như Aspirin, Acetaminophen, Ibuprofen và Naproxen natri có thể dẫn đến chấn thương thận. Do đó, sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc dược sĩ kê đơn.
  • Điều trị các bệnh mãn tính khác và quản lý chức năng của thận.
  • Sống lành mạnh, ăn uống hợp lý, cân bằng và sử dụng rượu chừng mực để tránh ảnh hưởng, tổn thương thận.

Suy thận cấp là bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Nguy cơ tử vong sẽ cao hơn nếu người bệnh có các vấn đề như nhiễm trùng nặng, chấn thương hoặc đã trải qua phẫu thuật. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu suy thận cấp. Điều trị kịp thời là cách tốt nhất để hạn chế tổn thương thận và tránh khỏi các biến chứng.

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 08:47 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 00:10 - 14/02/2023
Chia sẻ:
tác hại của thận yếu Tác hại của thận yếu – Suy giảm sức khỏe, sinh lý…

Ngoài chức năng đào thải độc tố và lọc máu thì thận còn giữ chức năng điều hòa hormone sinh…

Suy thận mạn là gì? Các giai đoạn bệnh và cách điều trị

Suy thận mạn tính tình trạng thận bị tổn thương nặng nề và chức năng của thận không thể phục…

Dấu hiệu bệnh thận yếu ở phụ nữ và cách điều trị

Bệnh thận yếu ở phụ nữ có thể biểu hiện qua một số triệu chứng như rụng tóc nhiều, giảm…

đau lưng do thận yếu Biểu hiện đau lưng do thận yếu và cách khắc phục

Tình trạng đau lưng do thận yếu rất dễ bị nhầm lẫn với những cơn đau nhức lưng do bệnh…

Các bài tập chữa thận yếu đơn giản Các bài tập chữa thận yếu đơn giản – Phục hồi nhanh

Bệnh thận yếu là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Bên cạnh phương pháp điều trị chuyên môn,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Hàng triệu nam giới truyền tai nhau bài thuốc đặc trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, liệt dương... phối chế 50 vị thuốc "cực phẩm nhân gian" - "chồng uống vợ say"... [Không thể bỏ qua]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua