Sâu Kẽ Răng: Dấu Hiệu, Ảnh Hưởng Gây Ra và Cách Xử Lý

Sâu kẽ răng là vấn đề răng miệng phổ biến không kém tình trạng sâu răng thông thường. Bất kỳ vị trí răng nào từ trước ra sau, dù là răng hàm hay răng cửa cũng đều có nguy cơ bị sâu kẽ răng. Để xử lý tình trạng này không quá phức tạp, tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như các khía cạnh khác về sức khỏe răng miệng. 

Sâu kẽ răng
Sâu kẽ răng là bệnh lý răng miệng không quá phức tạp nhưng có thể gây ra biến chứng khó lường nếu chủ quan không điều trị

Sâu kẽ răng là gì? Phân biệt sâu kẽ răng với sâu trong răng

Sâu kẽ răng là tình trạng tương tự như sâu răng thông thường, là sự xuất hiện của các ổ vi khuẩn tấn công đến bề mặt răng, làm tổn thương mô cứng do quá trình hủy khoáng, tạo các lỗ hổng lớn nhỏ và gây đau nhức. Tuy nhiên, điểm khác biệt của sâu kẽ răng đó là tình trạng sâu không xảy ra trên mặt nhai mà xuất hiện ở các cạnh khe hoặc nơi tiếp xúc giữa 2 răng liền kề. 

Chúng ta thường ít tự phân biệt được sâu kẽ răng và sâu trong răng. Thực tế thì hầu hết những người bị sâu răng thông thường đều bị sâu kẽ răng trước rồi mới phát triển lên mặt bên trên. Cả 2 dạng bệnh lý răng miệng này đều hình thành lỗ sâu, gây đau răng, ê buốt, răng đổi màu… Tuy nhiên, để phân biệt được 2 dạng này bạn có thể dựa vào:

  • Sâu trong răng thường dễ phát hiện hơn vì nằm ở vị trí quan sát và khi sâu sẽ xuất hiện ở từng chiếc răng đơn lẻ. 
  • Sâu kẽ răng có thể nhìn thấy hoặc không thấy được các lỗ sâu với nhiều kích thước khác nhau giữa hai kẽ răng. Do vi khuẩn phát triển ở nơi tiếp xúc giữa 2 răng nên sẽ gây tổn thương cùng lúc. 
Sâu kẽ răng
Khe giữa 2 răng hàm bị sâu là một trong những dạng sâu răng thường gặp

Theo chuyên gia, có 2 vị trí dễ bị sâu kẽ răng nhất là:

  • Sâu kẽ răng cửa: Kẽ răng cửa bị sâu thường xảy ra do sử dụng tăm xỉa răng nhiều. Đầu nhọn của tăm làm nới rộng khoảng cách giữa các răng. Điều này vô tình tạo điều kiện cho mảng bám thức ăn mắc kẹt lại và vi khuẩn phát triển gây ra sâu kẽ răng. 
  • Sâu giữa hai răng hàm: Đây là dạng sâu kẽ răng phổ biến nhất vì răng hàm nằm ở vị trí khuất sâu trong cung hàm. Đây lại là răng có nhiệm vụ ăn nhai nên thường xuyên có các mảng bám đọng lại trong các kẽ răng dẫn đến phát sinh viêm nhiễm và hình thành lỗ sâu giữa 2 bề mặt của khe răng. 

Nguyên nhân gây sâu kẽ răng

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra sâu kẽ răng, thậm chí đều là những thói quen chúng ta vô tình thực hiện hàng ngày nhưng không hề hay biết:

Vệ sinh răng miệng kém

Đánh răng không đúng cách, không đều đặn, không cạo vôi răng, không dùng chỉ nha khoa, không súc miệng… là những sai lầm trong việc vệ sinh răng miệng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh sâu kẽ răng và nhiều bệnh lý răng miệng khác. Vì ăn uống là hoạt động được thực hiện nhiều lần trong ngày khiến bề mặt răng dễ tích tụ mảng bám, nếu không được vệ sinh đúng cách thì việc bị sâu kẽ răng là điều khó tránh khỏi. 

Chế độ ăn uống không khoa học

Thói quen ăn uống không lành mạnh bao gồm việc ăn đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột hay các loại thức uống chứa phẩm màu, nước ngọt có gas, rượu bia, trà, cà phê… Việc thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm này chính là nguyên nhân bắt nguồn cho các vấn đề xấu về sức khỏe răng miệng, trong đó có sâu kẽ răng. 

Thói quen sử dụng tăm xỉa răng

Sử dụng tăm xỉa răng là thói quen của hầu hết người dân Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại là thói quen không tốt vô tình làm nới rộng khoảng cách giữa 2 răng liền kề. Đây chinh là điều kiện thuận lợi để mảng bám thức ăn, vi khuẩn tích tụ nhiều hơn. Không những vậy, đầu nhọn của tăm xỉa răng khá cứng dễ làm tổn thương nướu, hình thành viêm nhiễm và gây ra sâu kẽ răng nói riêng và các bệnh lý răng miệng khác nói chung. 

Sâu kẽ răng
Thói quen sử dụng tăm xỉa răng thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến sâu kẽ răng

Do răng mọc khấp khểnh

Tình trạng răng mọc khấp khểnh, lộn xộn trên cung hàm cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra sâu kẽ răng. Bởi răng không đều sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, dễ sót lại mảng bám thức ăn thừa trong các kẽ răng và tăng nguy cơ viêm nhiễm hình thành sâu. 

Một số nguyên nhân khác

  • Những người đã hoặc đang mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu răng, hôi miệng… cũng rất dễ bị sâu kẽ răng. Các ổ vi khuẩn trong khoang miệng được xử lý hết nhưng trong kẽ răng vẫn còn tồn tại một lượng nhỏ vi khuẩn gây viêm. Khi có điều kiện thuận lợi, chúng sẽ tấn công vào 2 bề mặt khe răng và hình thành sâu kẽ răng. 
  • Ngoài ra, tình trạng sâu khe răng cũng có thể xảy ra do người bệnh sử dụng lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp, suy giảm hệ thống miễn dịch… 

Các giai đoạn sâu khe răng và dấu hiệu nhận biết kẽ răng bị sâu

Về nguyên lý, cấu trúc của một chiếc răng có 3 lớp gồm lớp men ngoài cùng, sau đó là ngà và trong cùng là mô tủy. Sâu răng sẽ tấn công từ ngoài vào trong, mỗi giai đoạn sâu sẽ có các biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau:

Sâu kẽ răng
Sâu kẽ răng diễn tiến qua từng giai đoạn với các mức độ triệu chứng khác nhau
  • Giai đoạn sâu men: Đây là giai đoạn đầu khi sâu răng vừa chớm khởi phát nhưng thường ít có trường hợp phát hiện được sâu kẽ răng trong giai đoạn này. Quan sát kỹ sẽ thấy xuất hiện các vệt màu nâu, vàng tại khe và viền quanh răng. 
  • Giai đoạn sâu ngà nông: Sau khi tấn công làm tổn thương men răng, lớp ngà răng sẽ là phần tiếp theo bị phá hủy hay còn gọi là sâu ngà nông. Lúc này người bệnh có thể dễ dàng quan sát thấy các lỗ nhỏ li ti ở kẽ răng. Kèm theo đó là những cơn đau nhức, ê buốt khó chịu, nhất là khi ăn đồ cay, nóng. 
  • Giai đoạn sâu ngà sâu: Đây cũng là giai đoạn nặng nhất của sâu kẽ răng. Lúc này, lớp men răng gần như đã bị phá hủy hoàn toàn, làm lộ lớp ngà răng do ổ viêm đã ăn sâu vào trong. Những cơn đau răng lúc này xuất hiện nhiều hơn dù không ăn uống hay tác động gì. Quan sát thấy các lỗ sâu trên răng cũng lớn hơn nhiều so với ban đầu. 

Nhìn chung, các dấu hiệu nhận biết sâu kẽ răng thường gặp nhất là:

  • Xung quanh chân răng và viền kẽ răng xuất hiện những vệt nám vàng, nâu, đen và các lỗ nhỏ li ti. 
  • Phát sinh những cơn đau răng, ê buốt khó chịu, nhất là khi ăn uống đồ nóng, lạnh, đau nhiều về đêm khi đi ngủ. 

Sâu kẽ răng có phải bệnh lý nguy hiểm không?

Tương tự như những dạng sâu răng thông thường, sâu kẽ răng là bệnh lý răng miệng không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây ra những hệ lụy khó lường như:

Sâu kẽ răng
Sâu kẽ răng gây đau nhức, ê buốt kéo dài khiến người bệnh mất ăn mất ngủ, dẫn đến suy nhược cơ thể
  • Mất ăn, mất ngủ: Những người bị sâu kẽ răng phải đối mặt với những cơn đau nhức răng khó chịu, nhất là khi bạn ăn uống và đau nhiều về đêm. Tình trạng này kéo dài quá lâu và có xu hướng tăng cường độ đau khiến bạn rơi vào mệt mỏi, suy nhược do mất ăn, mất ngủ, sa sút tinh thần, từ đó làm suy giảm sức đề kháng và tạo điều kiện phát sinh nhiều bệnh lý khác. 
  • Tăng nguy cơ sâu toàn hàm: Tốc độ lây lan của sâu kẽ răng nhanh hơn gấp nhiều lần so với sâu răng thông thường. Vì vi khuẩn nằm trong khe tác động đến 2 răng cùng lúc. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ làm sâu toàn bộ hàm răng với nhiều mức độ khác nhau. Ngoài ra, nó còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nha khoa khác như viêm nướu răng, viêm tủy, chết tủy… 
  • Mất răng vĩnh viễn: Khi sâu kẽ răng phát triển đến giai đoạn sâu ngà sẽ tạo thành những lỗ hổng lớn. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến hình thái của răng mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong tủy, gây biến chứng quanh chóp, phát sinh viêm mô tế bào và mất răng vĩnh viễn. 
  • Mất thẩm mỹ: Tình trạng sâu kẽ răng, đặc biệt xảy ra ở răng cửa với những mảng nám màu nâu, đen làm mất đi tính thẩm mỹ của hàm răng. Kéo theo đó là những ảnh hưởng về mặt tâm lý, người bệnh trở nên tự ti, e ngại và ít giao tiếp hơn. 

Phương pháp điều trị xử lý sâu kẽ răng tốt nhất

Điều trị sâu kẽ răng càng sớm càng tốt là cách tốt nhất để bảo tồn chức năng và tính thẩm mỹ của hàm răng. Tùy vào đánh giá bệnh ở từng trường hợp cụ thể mà nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là hướng điều trị tham khảo dành cho từng giai đoạn sâu kẽ răng:

1. Trường hợp sâu kẽ răng nhẹ 

Ở giai đoạn này, sâu kẽ răng vừa mới chớm hình thành, kẽ răng chưa có nhiều tổn thương và mật độ vi khuẩn còn thấp. Hướng điều trị lúc này đó là áp dụng các biện pháp phục hồi như vệ sinh, chăm sóc răng miệng tại nhà theo hướng dẫn của nha sĩ. 

Dùng thuốc theo chỉ định

  • Loại thuốc trị sâu kẽ răng thường được chỉ định sử dụng là thuốc dạng dung dịch chấm trực tiếp vào vị trí bị sâu. Dung dịch này có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, từ đó ngăn chặn tiến triển sâu răng. 
  • Sau đó người bệnh đến nha khoa để thực hiện tái khoáng phần kẽ răng bị sâu. Đây là cách điều trị đơn giản, an toàn và không đau. ử dụng dung dịch gồm calcium, phosphate, florine đổ vào vị trí sâu kẽ răng. Cách này giúp làm thu hẹp những lỗ sâu li ti màu trắng vôi và khiến chúng ngừng phát triển. 

Áp dụng mẹo dân gian trị sâu kẽ răng

Nếu bị sâu kẽ răng nhẹ, bạn cũng có thể chọn cách áp dụng một số mẹo chữa sâu kẽ răng tại nhà bằng những loại thảo dược tự nhiên. Các cách này giúp giảm đau răng tạm thời và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị sâu kẽ răng. 

Sâu kẽ răng
Lá chanh có tác dụng sát khuẩn tốt và giảm đau sâu kẽ răng hiệu quả
  • Lá chanh: Lá chanh có tác dụng kháng khuẩn và khử mùi hôi tốt, giúp cải thiện tình trạng sâu kẽ răng nhẹ. Sau khi đánh răng sạch sẽ, bạn dùng nước cốt lá chanh xay nhuyễn thấm vào bông gòn và chấm vào kẽ răng sâu. Kiên trì thực hiện nhiều lần để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Tỏi: Trong tỏi có chứa hàm lượng cao các hoạt chất như Allicin, fitonxit, glycogen… với khả năng sát trùng, diệt khuẩn tốt. Có nhiều cách để sử dụng tỏi như giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp hoặc vắt lấy nước cốt tỏi chấm vào kẽ răng sâu. Kiên trì áp dụng cách này mỗi ngày trong vòng 2 – 3 tuần sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt. 
  • Lá ổi: Theo nghiên cứu, trong lá ổi có chứa hoạt chất Astringents với khả năng giảm viêm, chống khuẩn, cải thiện triệu chứng đau nhức răng và làm săn chắc nướu. Bạn dùng lá ổi rửa sạch, giã nát với muối và nước ấm. Lọc lấy nước rồi thấm vào bông gòn đắp lên vị trí kẽ răng sâu. Ngoài ra, đun sôi lá ổi lấy nước cũng đem lại hiệu quả tương tự. 
  • Lá bàng: Trong lá bàng có chứa 

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vì tình trạng sâu kẽ răng giai đoạn đầu còn khá nhẹ nên bạn hoàn toàn có thể xử lý khắc phục được bằng cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng ngay tại nhà. 

  • Đánh răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng thường xuyên để làm sạch các mảng bám thức ăn thừa, vi khuẩn mắc ở kẽ răng. 
  • Ưu tiên chọn dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa hàm lượng Flour cao để phục hồi men răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng. 
  • Chú ý chải răng đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng và chọn bàn chải có đầu lông mềm. 

Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ giúp ngăn chặn tiến triển sâu kẽ răng và phòng ngừa các bệnh lý răng miệng hiệu quả. 

Về chế độ ăn uống

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột, dầu mỡ, chất bảo quản, đồ ăn thức uống chứa phẩm màu hóa học, nước ngọt có gas… 
  • Thay vào đó nên tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất cần thiết giúp răng chắc khỏe, trắng sáng và làm sạch khoang miệng tốt. Điển hình như các loại rau xanh, củ quả, trái cây, sữa, sữa chua, pho mát… 
  • Uống nhiều nước để tránh làm khô miệng, tăng tiết nước bọt để thực hiện cơ chế làm sạch mảng bám trên răng, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm hình thành sâu. 

Về chế độ sinh hoạt

  • Không nên đánh răng ngay sau khi ăn mà tốt nhất nên đợi khoảng 30 phút sau để răng cân bằng chất khoáng mới chải. 
  • Có thể thực hiện chườm lạnh, chườm đá để giúp giảm cơn đau răng nhanh chóng. 
  • Tránh stress, căng thẳng, nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc quá sức gây suy giảm sức đề kháng… 

2. Trường hợp sâu kẽ răng nặng

Nguyên nhân chính gây sâu kẽ răng là do vi khuẩn tấn công và phá hủy cấu trúc bên trong răng. Do đó, để trị sâu răng tận gốc cần có sự can thiệp y tế tại nha khoa. Hiện nay có 3 phương pháp điều trị sâu kẽ răng thường được áp dụng là:

Phương pháp 1: Hàn trám kẽ răng

Những trường hợp sâu kẽ răng còn nhẹ, tổ chức răng còn nhiều và ít tổn thương thì hàn răng sâu là phương pháp đem lại hiệu quả tốt nhất. Không chỉ loại bỏ dứt điểm các ổ sâu viêm nhiễm mà còn giúp phục hồi chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ toàn diện cho răng. 

Sâu kẽ răng
Sâu kẽ răng mức độ nhẹ có thể được xử lý bằng phương pháp hàn trám hiệu quả, an toàn

Quy trình thực hiện như sau:

  • Bước 1: Tư vấn cho người bệnh chọn lựa vật liệu trám phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế. 
  • Bước 2: Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng bằng nước súc miệng chuyên dụng và sát trùng vị trí kẽ răng cần điều trị.
  • Bước 3: Dùng vòi xịt chuyên dụng để loại bỏ mảng bám thức ăn thừa và tổ chức vi khuẩn trong lỗ sâu. Sau đó sử dụng mũi khoan nha khoa để tạo hình xoang trám tại vị trí kẽ răng. Ở bước này có thể gây đau nhức và ê buốt nên người bệnh sẽ được gây tê. 
  • Bước 4: Đắp vật liệu trám vào xoang và tiến hành tạo hình vết trám sao cho vừa khít, không gây cộm, cấn khó chịu và có độ tự nhiên cao. 
  • Bước 5: Cuối cùng là chiếu đèn quang hợp để vật liệu trám đông cứng lại, đồng nhất với răng thật. 

Phương pháp 2: Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp đem lại hiệu quả cao và dài lâu đối với các trường hợp bị sâu kẽ răng. Cách này được chỉ định trong trường hợp các ổ sâu viêm từ kẽ răng lây lan sang toàn bộ răng, nướu xung quanh nhưng vẫn còn có khả năng phục hồi. Bọc răng sứ là quá trình nha sĩ sử dụng mão sứ chụp lên răng thật đã được mài chỉnh nhỏ lại theo tỷ lệ phù hợp. 

Ưu điểm của phương pháp này là có độ bền cao, độ cứng đủ để thực hiện chức năng ăn nhai. Màu sắc của răng giống tương đối giống với răng thật giúp lấy lại tính thẩm mỹ cho răng. Với những trường hợp bị sâu kẽ răng lan đến tủy sẽ được điều trị tủy để dứt điểm các triệu chứng trước khi bọc răng sứ. 

Phương pháp 3: Nhổ bỏ răng và trồng răng mới

Những trường hợp bị sâu kẽ răng quá nặng, chết tủy và hư hỏng toàn bộ răng, không còn khả năng phục hồi sẽ được chỉ định nhổ bỏ để ngăn chặn viêm nhiễm lây lan. Sau khi nhổ răng sâu, người bệnh sẽ được tư vấn các phương pháp trồng răng mới như răng giả tháo lắp, trồng răng Implant… để đảm bảo cấu trúc hàm và chức năng ăn nhai. 

Biện pháp phòng ngừa sâu kẽ răng hiệu quả

Để phòng ngừa sự xuất hiện của vi khuẩn gây sâu kẽ răng và các hệ lụy rủi ro do bệnh gây ra, mỗi người cần tự ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. 

Sâu kẽ răng
Giữ vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày giúp phòng ngừa tái phát sâu răng kẽ
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối. Sau các bữa ăn trong ngày nên dùng chỉ nha khoa và súc miệng nước muối để loại bỏ mảng bám thức ăn thừa kẹt lại trong kẽ răng cùng các loại vi khuẩn gây sâu răng. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều đường, thức ăn vặt, nước uống có gas… Thay vào đó là những loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất giúp răng chắc khỏe và hỗ trợ loại bỏ mảng bám. 
  • Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho khoang miệng, tăng tiết nước bọt thúc đẩy cơ chế tự làm sạch mảng bám thức ăn thừa. 
  • Khám răng và cạo vôi răng định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để tầm soát các vấn đề răng miệng và có hướng xử lý điều trị kịp thời.  

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng sâu kẽ răng. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp quý bạn đọc có thêm những kiến thức về cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa bệnh từ sớm. Để sớm khắc phục tình trạng này, hãy chủ động thăm khám và tiếp nhận điều trị theo chỉ định của chuyên gia. 

Có thể bạn quan tâm

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 13:25 - 18/05/2023 - Cập nhật lúc: 13:25 - 19/05/2023
Chia sẻ:
Sâu răng số 8 Sâu Răng Số 8 (Răng Khôn): Nguyên Nhân và Cách Chữa

Sâu răng số 8 là tình trạng sâu răng tại chiếc răng mọc trong cùng và muộn nhất trên cung…

Sâu răng mặt nhai Sâu Răng Mặt Nhai: Biểu Hiện và Cách Khắc Phục, Điều Trị

Sâu răng mặt nhai thường là hệ quả của việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, chế độ ăn…

Lá ổi trị sâu răng 6 Cách Chữa Sâu Răng Bằng Lá Ổi Dễ Dùng Ngay Tại Nhà

Cách chữa sâu răng bằng lá ổi giúp cải thiện một số triệu chứng do bệnh lý gây ra, giúp…

Cách làm răng sâu nhanh rụng Cách Làm Răng Sâu Nhanh Rụng và Một Số Tác Hại Gây Ra

Cách làm răng sâu nhanh rụng sẽ khiến chân răng lỏng lẻo, khi đó răng có thể gãy khi có…

Sâu răng hôi miệng: Nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm Sâu răng hôi miệng: Nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm

Sâu răng hôi miệng là vấn đề thường gặp, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua