Polyp xoang hàm là gì? Hình ảnh nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Polyp xoang hàm là tình trạng khối u lành tính xuất hiện ở xoang hàm (xoang ở 2 bên cánh mũi). Bệnh lý này có thể xảy ra do nhiễm trùng xoang tái phát nhiều lần, viêm mũi dị ứng quanh năm, hen suyễn và một số yếu tố rủi ro khác. Điều trị polyp xoang chủ yếu là sử dụng thuốc và can thiệp phẫu thuật trong trường hợp cần thiết.

polyp xoang hàm là gì
Polyp xoang hàm là tình trạng khối u lành tính xuất hiện ở xoang hàm (xoang nằm ở 2 bên cánh mũi)

Polyp xoang hàm là gì? Triệu chứng nhận biết

Polyp xoang hàm là sự xuất hiện khối u (polyp) lành tính ở xoang hàm trái hoặc phải do niêm mạc và mô lót tăng trưởng quá mức. Bệnh lý này thường là hệ quả do viêm xoang tái phát nhiều lần, rối loạn miễn dịch, hen suyễn, viêm mũi dị ứng quanh năm,… Polyp xoang thường gặp nhiều người trẻ tuổi, trung niên và hiếm khi xảy ra ở trẻ nhỏ

Các khối polyp thường không gây đau hay làm phát sinh bất cứ triệu chứng gì bất thường. Tuy nhiên theo thời gian khối u này có thể phát triển, làm gián đoạn quá trình dẫn lưu dịch và gây ra viêm xoang mãn tính.

polyp xoang hàm phải
Bệnh polyp xoang hàm có thể gây nghẹt mũi, đau vùng mũi, nhức đầu, chảy dịch mũi sau,…

Vì vậy các triệu chứng của polyp chủ yếu khởi phát do tình trạng viêm ở các mô xoang kéo dài:

  • Nghẹt mũi dai dẳng
  • Chảy nước mũi
  • Dịch mũi chảy ra thành sau họng
  • Giảm hoặc mất khứu giác
  • Đau vùng mặt
  • Nhức đầu
  • Ngáy khi ngủ
  • Vị giác kém
  • Thường xuyên chảy máu cam
  • Có xu hướng thở bằng miệng
  • Một số người có thể gặp phải tình trạng ngưng thở khi ngủ

Nguyên nhân gây polyp xoang hàm

Hiện tại nguyên nhân chính xác gây ra polyp xoang hàm vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên sự xuất hiện khối u ở xoang hàm được cho là có mối liên hệ với tình trạng dị ứng hoặc nhiễm trùng kéo dài.

phẫu thuật polyp xoang hàm
Viêm mũi dị ứng quanh năm là một trong những nguyên nhân gây ra khối u lành tính ở xoang hàm

Ngoài ra bệnh cũng có thể xảy ra khi có một số yếu tố kích hoạt như:

  • Nhiễm trùng xoang cấp và mãn tính
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm
  • Hội chứng Churg-Strauss (đa u hạt dị ứng/ viêm mạch)
  • U xơ nang (bệnh lý di truyền khiến cơ thể tiết dịch và mồ hôi nhiều bất thường)
  • Người mẫn cảm với thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Người thiếu hụt vitamin D
  • Di truyền

Một số hình ảnh của polyp xoang hàm

hình ảnh polyp xoang hàm
Polyp xoang hàm có cấu trúc mềm và thường không gây đau
triệu chứng polyp xoang hàm
Hình ảnh nội soi polyp xoang hàm

Polyp xoang hàm có nguy hiểm không?

Polyp ở xoang hàm có thể phát triển theo thời gian và gây gián đoạn chức năng hô hấp. Ngoài ra, sự xuất hiện của khối u trong một thời gian dài có thể kích thích các mô xoang, khiến các cơ quan này bị tổn thương và viêm nhiễm kéo dài.

Trong trường hợp không tiến hành điều trị, polyp xoang hàm có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Viêm xoang mãn tính: Polyp là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm xoang mãn tính (viêm xoang kéo dài hơn 12 tuần).
  • Viêm polyp xoang hàm: Ở một số trường hợp, tình trạng gián đoạn dẫn lưu dịch ở các xoang có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Sau đó vi khuẩn có thể lây lan sang polyp và gây viêm ở cơ quan này.
  • Hen suyễn: Hen suyễn có khả năng bùng phát với những người bị viêm xoang mãn tính do polyp xoang hàm gây ra.

Chẩn đoán bệnh polyp xoang hàm

Trước khi thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ tìm hiểu tiền sử bệnh lý, kiểm tra mũi và khám tổng quát để khoanh vùng các khả năng mà bạn có thể mắc phải.

viêm polyp xoang hàm
Polyp xoang hàm được chẩn đoán chủ yếu bằng thăm khám lâm sàng, nội soi và chụp CT

Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Nội soi mũi: Kỹ thuật này được áp dụng cho quá trình chẩn đoán các bệnh lý ở mũi. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào mũi và quan sát biểu hiện bên trong. Khi thực hiện nội soi, bác sĩ có thể xác định được vị trí và kích thước của khối polyp trong mũi.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Với những polyp có vị trí sâu trong các xoang, bạn cần thực hiện chụp cắt lớp vi tính. Hình ảnh CT mũi xoang có thể giúp xác định mức độ viêm và kích thước chính xác của polyp. Ngoài ra chụp CT còn giúp bác sĩ loại trừ các nguyên nhân khác như dị dạng cấu trúc mũi hoặc ung thư.
  • Xét nghiệm u xơ nang: Xét nghiệm u xơ nang thường được thực hiện khi polyp xoang hàm xảy ra ở trẻ nhỏ. Bác sĩ sẽ lấy dịch tiết mồ hôi và tiến hành xét nghiệm để xác định bệnh lý này.
  • Xét nghiệm dị ứng: Xét nghiệm dị ứng được thực hiện bằng cách nhỏ hóa chất gây dị ứng lên da và quan sát dấu hiệu. Xét nghiệm này được chỉ định với các trường hợp nghi ngờ bị viêm mãn tính do dị ứng.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp đo nồng độ vitamin D trong cơ thể.

Điều trị polyp xoang hàm bằng cách nào?

Bác sĩ sẽ dựa vào kích thước polyp, triệu chứng, tình trạng sức khỏe,… của từng trường hợp để chỉ định phương pháp điều trị. Các phương pháp có thể được áp dụng, bao gồm:

1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là lựa chọn ưu tiên trong điều trị polyp xoang hàm – ngay cả với các trường hợp polyp có kích thước lớn. Thuốc có thể làm giảm kích thước của polyp và cải thiện các triệu chứng do tắc nghẽn xoang gây ra.

viêm polyp xoang hàm
Bạn có thể được chỉ định thuốc nhằm ức chế nhiễm trùng và thu nhỏ kích thước xoang hàm

Các loại thuốc được chỉ định trong điều trị polyp xoang hàm, bao gồm:

  • Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid: Loại thuốc này chứa các corticosteroid (Mometasone, Tramcinolone, Budesonide, Flnomasone,…) có tác dụng giảm phù nề và kích ứng. Thuốc được xịt trực tiếp vào lỗ mũi nhằm giảm các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, thở khò khè,…
  • Thuốc corticosteroid đường uống/ tiêm: Trong trường hợp không có đáp ứng với thuốc xịt mũi chứa corticosteroid, bác sĩ có thể kê toa thuốc đường hoặc tiêm. Tuy nhiên corticosteroid ở các dạng bào chế này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, vì vậy thường chỉ được sử dụng khi polyp có mức độ nghiêm trọng.
  • Dupilumab: Loại thuốc này có tác dụng giảm nghẹt mũi và thu nhỏ kích thước của polyp xoang hàm. Thuốc thường được chỉ định trong trường hợp polyp gây ra viêm xoang mãn tính.
  • Thuốc kháng histamine: Với những trường hợp polyp xoang hàm bị viêm do dị ứng, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamine H1. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm phù nề niêm mạc, cải thiện tình trạng ho, chảy nước mũi, thở khò khè,…
  • Kháng sinh: Trong trường hợp polyp gây ra viêm xoang mãn tính do vi khuẩn, kháng sinh có thể được chỉ định để kìm hãm và tiêu diệt tác nhân gây nhiễm trùng.

2. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định cho bệnh nhân polyp xoang hàm. Bởi các khối u ở xoang hàm đều khá lành tính và ít khi gây ra biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa việc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ polyp có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý mũi và gây ra các biến chứng hậu phẫu khác.

Tuy nhiên với những trường hợp không có đáp ứng với điều trị nội khoa, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật nội soi polyp xoang hàm. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ nạo bỏ polyp, dẫn lưu dịch ứ và mở rộng lỗ xoang nhằm hạn chế tình trạng ứ trệ.

Sau phẫu thuật, các triệu chứng khó chịu do polyp xoang hàm gây ra sẽ có thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên polyp vẫn có xu hướng tái phát trở lại ở bệnh nhân bị u xơ nang hoặc tiểu đường.

Phòng ngừa bệnh polyp xoang hàm tái phát

Polyp xoang hàm có thể tái phát sau một thời nhất định. Do đó bạn cần thực hiện các biện pháp dự phòng sau khi điều trị.

điều trị polyp xoang hàm
Vệ sinh tay thường xuyên nhằm giảm nguy cơ viêm mũi và viêm xoang do vi khuẩn/ virus

Các biện pháp ngăn ngừa bệnh polyp xoang hàm tái phát:

  • Tránh xa các chất gây dị ứng và kích thích mũi như hóa chất, khói thuốc lá, phấn hoa, lông chó mèo,…
  • Vệ sinh tay thường xuyên nhằm loại bỏ virus và vi khuẩn có nguy cơ gây viêm mũi dị ứng và viêm xoang.
  • Làm sạch không gian sống để tránh bụi bẩn và nấm mốc phát triển.
  • Tích cực điều trị hen suyễn, dị ứng và các bệnh lý nội khoa khác.
  • Cần dùng máy tạo độ ẩm khi thời tiết chuyển lạnh và khô hanh.
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 3 lần/ tuần nhằm loại bỏ các chất kích thích và dịch nhầy.

Thông tin về bệnh polyp xoang hàm trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn tiến phức tạp và gây ra các triệu chứng hiếm gặp hơn. Vì vậy nếu nghi ngờ mắc phải bệnh lý này, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Có thể bạn quan tâm: 9 cách trị viêm xoang bằng phương pháp dân gian “hiệu nghiệm”

Ngày đăng 10:38 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 15:39 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng
Với thành phần thảo dược có dược tính cao, cơ chế đặc trị, phác đồ rõ ràng, bài thuốc này có thể chữa dứt điểm viêm xoang, chấm dứt các triệu chứng đau nhức, sổ mũi, nghẹt mũi, khó chịu. Hiệu quả đến 80% chỉ sau 20 ngày dùng thuốc.
Thông Xoang Khang Dược ĐẶC TRỊ Viêm Xoang, Viêm Mũi Dị Ứng Có Tốt Không?

Sau nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu, Trung tâm Thuốc dân tộc đã hoàn thiện bài thuốc Thông Xoang Khang…

viêm xoang trán Viêm Xoang Trán: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Viêm xoang trán đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng làm gia tăng áp lực lên vùng trán và thái…

10 Bài Thuốc Đông Y Đặc Trị Viêm Xoang và Lưu Ý Khi Dùng

Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc mà nếu được áp dụng đúng cách, phù hợp sẽ là…

Rửa xoang bằng phương pháp Proetz là gì và cách làm?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp rửa xoang được áp dụng cho người bệnh. Trong đó rửa xoang bằng…

Hướng dẫn chữa viêm xoang bằng nước muối đúng cách từ A-Z

Chữa viêm xoang bằng nước muối là phương pháp được rất nhiều người áp dụng hiện nay nhằm cải thiện…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua