Thuốc Katrypsin: Công dụng, Cách dùng và Tác dụng phụ

Thuốc Katrypsin là nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid và chữa các bệnh liên quan đến xương khớp. Do đó, thuốc thường được sử dụng với mục đích kháng viêm, điều trị viêm phù nề và làm lỏng dịch tiết ở đường hô hấp do bệnh viêm xoang gây nên.

Thuốc Katrypsin

Thuốc Katrypsin là sản phẩm của công ty Cổ phần dược phẩm Khánh Hòa – Việt Nam đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành với số đăng ký là VD-26175-17. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén phân tán và có quy cách đóng gói cụ thể như hộp 2 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên và hộp 50 vỉ x 10 viên.

Thành phần và Công dụng thuốc Katrypsin

Katrypsin là thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc giảm đau, hạ sốt và điều trị bệnh gout hay các vấn đề xương khớp khác. Sản phẩm chứa thành phần chính là Alpha chymotrypsin. Đây là một loại enzyme thủy phân được chiết xuất từ protein của tụy bò, có tác dụng cải thiện các vấn đề phù nề do chấn thương. Đồng thời,  chúng còn có công dụng trong việc làm giảm hoặc làm mất các bọc máu xuất hiện ở da. Ngoài ra, Alpha chymotrypsin còn giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến khoa tai mũi họng như kiểm soát bệnh viêm xoang hoặc chứng viêm tai kết dính.

Chính vì chứa thành phần Alpha chymotrypsin, thuốc Katrypsin có những tác dụng nổi bật sau đây:

  •  Kháng viêm, giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lây lan
  • Điều trị các triệu chứng sưng tấy, phù nề do chấn thương hoặc sau phẫu thuật như chấn thương cấp, khối tụ máu, bong gân, nhiễm trùng, chấn thương do thể thao, phù nề mí mắt,…
  • Có tác dụng làm loãng dịch tiết ở những bệnh nhân mắc bệnh viêm xoang, viêm phổi, các bệnh về phổi hoặc bệnh hen suyễn

Những người bị chống chỉ định sử dụng

Katrypsin chống chỉ định ở những trường hợp sau:

  • Người có tiền sử bị dị ứng với thành phần của thuốc hoặc bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm với thuốc
  • Bệnh nhân bị viêm đau dạ dày hoặc mắc các bệnh lý liên quan dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm đau dạ dày,…
  • Người sử dụng thuốc cho vết thương hở hoặc bị tăng áp suất dịch kính
  • Bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mãn tĩnh hoặc phế thũng
  • Người bệnh bị giảm alpha-1 antitrypsin hoặc mắc chứng thận hư
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu do di truyền hoặc không do di truyền
  • Bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật hoặc vừa mới phẫu thuật xong
  • Người dùng liệu pháp trị liệu kháng đông

Ngoài những đối tượng này, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên cân nhắc kỹ trước khi dùng. Bởi cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào khẳng định sản phẩm an toàn đối với thai nhi và sức khỏe của trẻ đang bú mẹ. Do đó, nếu bệnh vẫn có thể kiểm soát bằng các phương pháp điều trị tự nhiên khác, thai phụ không nhất thiết phải sử dụng thuốc. Tốt nhất chỉ nên uống Katrypsin khi có sự chỉ định của nhân viên y tế để tránh những ảnh hưởng tiêu cực.

Chống chỉ định dùng Katrypsin
Không dùng thuốc Katrypsin cho bà bầu

Cách sử dụng

Các bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bên cạnh đó cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng thuốc Katrypsin. Thuốc thường được sử dụng theo hai cách phổ biến là uống và ngậm. Nếu dùng theo đường uống, bạn nên uống thuốc với 1 cốc nước đầy.

Tốt nhất nên uống thuốc sau khi ăn. Tuyệt đối không uống thuốc trong lúc dạ dày trống rỗng để tránh thuốc gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Trong trường hợp sử dụng Katrypsin theo phương pháp ngậm, các bạn chỉ cần lấy lượng thuốc vừa đủ ngậm dưới lưỡi cho đến khi thuốc tan hoàn toàn.

Liều dùng thuốc Katrypsin

Thuốc Katrypsin được sử dụng với liều lượng cụ thể như sau:

  • Theo đường uống: Mỗi lần uống 2 viên có trọng lượng 4,2 mg – 4200 đơn vị chymotrypsin USP hay 21 microkatal. Mỗi ngày uống 3 – 4 lần
  • Đường ngậm dưới lưỡi: Sử dụng 4 – 6 viên thuốc, chia ra làm nhiều phần và ngậm trong ngày

Lưu ý khi dùng Katrypsin điều trị viêm xoang

Thuốc Katrypsin có tác dụng chống viêm và phù nề. Do đó, không nên quá lạm dùng để tránh thuốc gây ăn mòn lớp bảo vệ ở niêm mạc dạ dày dẫn đến tổn thương và viêm loét. Tốt nhất, nên sử dụng Katrypsin điều trị viêm xoang kèm theo một số loại thuốc bảo vệ dạ dày. 

Ngoài ra, chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ cho phép. Đặc biệt, thuốc nên được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ tốt (25 độ C), đồng thời nên tránh để nơi ẩm ướt để tránh biến đổi chất lượng, làm giảm tác dụng. Bên cạnh đó, nên chú ý để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Tác dụng phụ của thuốc Katrypsin

Mặc dù không có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra khi uống Katrypsin trong thời gian dài ngoại trừ những ảnh hưởng xấu có thể xuất hiện ở những đối tượng bệnh khuyến cáo không nên dùng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn cũng có thể gặp phải một vài phản ứng phụ như phân có sự thay đổi về độ rắn, màu sắc và mùi. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây ra một vài ảnh hưởng nhỏ đối với hệ tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn.

Hầu hết các phản ứng phụ này chỉ mang tính chất tạm thời. Do đó, chúng sẽ tự khỏi khi bệnh nhân giảm liều hoặc ngưng sử dụng thuốc. Trong một số trường hợp dùng thuốc quá liều, Katrypsin có thể gây phản ứng dị ứng. Tùy  vào mức độ dị ứng nặng nhẹ, các bạn nên ngưng sử dụng thuốc và tìm kiếm sự chăm sóc từ chuyên gia sức khỏe để tránh tình huống thuốc gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Tác dụng phụ của thuốc Katrypsin
Thuốc Katrypsin có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như đau bụng

Thuốc Katrypsin tương tác với thuốc và loại thực phẩm nào?

Katrypsin là thuốc kháng viêm, điều trị viêm phù nề nên thường được kết hợp chung với một số loại thuốc khác để làm tăng hiệu quả chữa trị viêm xoang và các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, việc phối trộn thuốc nếu không đảm bảo đúng nguyên tắc có thể là nguyên nhân làm giảm tác dụng, đồng thời làm tăng nguy cơ phản ứng phụ. Do đó, trước khi sử dụng Katrypsin với bất kỳ loại thuốc điều trị nào khác, bao gồm cả vitamin hay thực phẩm chức năng, các bạn nên thông báo cho bác sĩ. 

Để tránh những rủi ro có thể xảy ra do tương tác thuốc, các bạn không nên sử dụng Katrypsin chung với thuốc thuốc làm tan đàm phổi như Acetylcystein. Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý kết hợp thuốc chung với thuốc chống đông máu, bởi hoạt chất Alpha chymotrypsin có trong Katrypsin có thể làm tăng khả năng phản ứng phụ.

Đặc biệt, không sử dụng Katrypsin với các loại hạt như hạt đậu nành, hạt đậu jojoba ở Mỹ. Bởi các thành phần dưỡng chất có trong các loại hạt, nhất là protein này có thể gây ức chế hoạt tính của hoạt chất Alpha chymotrypsin chứa trong thuốc, gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên sử dụng thuốc điều trị viêm xoang Katrypsin chung với đồ ăn và thức uống chứa chất cồn hoặc chất kích thích khác như cà phê, rượu,…

Thuốc Katrypsin giá bao nhiêu?

Katrypsin hiện đang được bán tại các quầy thuốc Tây và các cửa hàng thuốc tiện lợi như Pharmacity,… Thuốc bán lẻ theo viên là 450đ/ viên, còn theo hộp là 120.000 VNĐ/ 1 hộp 10 vỉ x 10 viên.

Khi mua thuốc, các bạn nên chú ý những thông tin sau đây để tránh mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng:

  • Số đăng ký
  • Ngày sản xuất và hạn sử dụng
  • Công ty sản xuất
  • Công ty đăng ký
  • Nước sản xuất
  • Địa chỉ đăng ký
  • Địa chỉ sản xuất

Cách bảo quản

Để thuốc ở nơi khô ráo và tránh tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp, nơi ẩm ướt. Đặc biệt cần để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà.

Cách xử lý khi dùng sai liều

Trong quá trình sử dụng thuốc cần biết cách xử lý các trường hợp sau:

  • Khi quên liều: người dùng có thể bỏ qua liều cũ và uống tiếp liều mới nếu khoảng cách đã gần nhau. Chỉ nên sử dụng liều cũ khi khoảng cách hai liều còn xa nhau.
  • Dùng quá liều: khi sử dụng quá liều nếu nhận thấy có triệu chứng lạ thì người dùng nên ngưng thuốc và tìm đến cơ sở thăm khám gần nhất để kịp thời điều trị.

Hy vọng những thông tin hữu ích về thuốc Katrypsin nêu trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc. Để biết thêm về thành phần, công dụng và tác dụng phụ của sản phẩm, các bạn vui lòng liên hệ trực tiếp bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải đáp cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:56 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 13:56 - 21/06/2022
Chia sẻ:
Thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng
Với thành phần thảo dược có dược tính cao, cơ chế đặc trị, phác đồ rõ ràng, bài thuốc này có thể chữa dứt điểm viêm xoang, chấm dứt các triệu chứng đau nhức, sổ mũi, nghẹt mũi, khó chịu. Hiệu quả đến 80% chỉ sau 20 ngày dùng thuốc.
Rửa mũi với nước muối giúp dịch nhầy, vi khuẩn và tác nhân gây dị ứng bị tống ra ngoài 6 cách trị viêm xoang sàng tại nhà hiệu quả hơn dùng thuốc
Có rất nhiều cách trị viêm xoang sàng tại nhà. Tùy vào thể trạng từng người và mức độ nặng nhẹ của bệnh, tác dụng của từng phương pháp sẽ…
Liệu trình “3 trong 1” bài thuốc viêm xoang, viêm mũi Đỗ Minh Đường [VẠCH TRẦN] Bài Thuốc Viêm Xoang – Viêm Mũi Đỗ Minh Đường Có Tốt Như Lời Đồn Không? Giá Bao Nhiêu?

Bài thuốc nam Đỗ Minh Đường đã nổi danh trong làng YHCT suốt 3 thế kỷ qua là phương thuốc…

Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể làm tăng dịch nhầy trong mũi, không tốt cho người viêm xoang Bị bệnh viêm xoang nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?

Viêm xoang được xếp trong nhóm bệnh về tai - mũi - họng. Bởi các bộ phận này có mối…

Viêm xoang sàng sau có mổ được không? Viêm xoang sàng sau có mổ được không? Điều cần biết

Viêm xoang sàng sau là căn bệnh có tiến triển mãn tính, bệnh thường tái phát lại khi gặp điều…

Viêm Đa Xoang: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

Viêm đa xoang là một bệnh lý phức tạp có thể khiến người bệnh bị sốt nhẹ, khó thở, chảy…

Cách trị viêm xoang bằng rau diếp cá hiệu quả nhanh

Rau diếp các chứa hoạt chất kháng sinh, protein, sắt và vitamin A, B giúp có thể giúp tiêu diệt…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua