Ngứa gan bàn chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Ngứa gan bàn chân có thể là triệu chứng bình thường của cơ thể không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu biểu hiện này kèm theo các dấu hiệu như nổi mẩn đỏ, phát ban,… bệnh nhân nên cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của căn bệnh nguy hiểm nào đó.

Ngứa gan bàn chân
Hiện tượng ngứa gan bàn chân có thể là do bệnh da liễu gây nên

Bị ngứa gan bàn chân là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Ngứa gan bàn chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu chỉ đơn thuần là ngứa và triệu chứng này biến mất sau đó vài giờ, người bệnh hoàn toàn yên tâm và không cần lo lắng. Bởi đây chỉ là biểu hiện rất đỗi bình thường của da. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó chịu và ngứa gan bàn chân, nhất là vào ban đêm kèm theo dấu hiệu mẩn đỏ, càng gãi càng ngứa, bệnh nhân nên chú ý. Vì đây có thể là triệu chứng cảnh báo bạn đang mắc phải các bệnh lý sau đây:

1. Bệnh xơ mật tiên phát

Bệnh xơ mật tiên phát hình thành là do lượng acid mật tự do có trong máu tạo nên cơ chế bệnh học cho đường mật. Và ngứa gan bàn chân là triệu chứng nhận biết đầu tiên của bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện khác khi bệnh chuyển nặng như khô mắt, miệng, vàng da, tiêu chảy và phù chân.

2. Bệnh chàm, tổ đỉa

Bệnh chàmtổ đỉa đều là những căn bệnh da liễu gây ngứa ngoài da, đặc biệt là ngứa gan bàn chân. Vì vậy, khi thấy bản thân xuất hiện triệu chứng này, nhất là ngứa vào ban đêm hay khi nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, bệnh nhân nên đến phòng khám thăm khám.

3. Dị ứng thức ăn

Ở một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm rất dễ bị dị ứng với thức ăn. Đặc biệt là thủy hải sản như cua, tôm, cá,… Một khi cơ thể bị dị ứng, ngoài triệu chứng nổi mẩn đỏ, phát ban, bệnh nhân còn bị ngứa ở tay, chân và ngứa gan bàn chân. Dị ứng thức ăn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong một số trường hợp nặng, bệnh có thể gây khó thở, sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám và điều trị.

Ngứa gan bàn chân là bệnh gì?
Ngứa gan bàn chân có thể là do dị ứng thức ăn

4. Bệnh lupus ban đỏ

Lupus đỏ là bệnh lý tự miễn của mô liên kết có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh là do hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh của cơ thể dẫn đến tình trạng tổn thương. Và ngứa gan bàn chân là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh. Ngoài triệu chứng này, bệnh nhân có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi, loét miệng, rụng tóc và giảm cân.

5. Do bị ứ mật

Có rất nhiều nguyên nhân gây ứ mật có thể là khối u ống mật, nang đường mật, viêm tụy, sỏi ở ống mật chủ,… Cho dù là nguyên nhân nào gây bệnh, khi sự lưu thông acid mật bị ứ đọng, thay vì chảy vào gan chúng di chuyển vào máu. Lúc này, đầu tận cùng của dây thần kinh dưới da bị kích thích và dẫn đến tình trạng ngứa gan bàn chân.

6. Dị ứng thời tiết

Một trong những nguyên nhân gây ngứa gan bàn chân là do dị ứng thời tiết gây ra. Thời tiết thay đổi đột ngột, quá khô hoặc quá ẩm chính là yếu tố khởi phát những căn bệnh ngoài da dẫn đến tình trạng da bàn tay, bàn chân bị bong tróc, nổi mẩn đỏ và gây ngứa.

⇒ Tìm hiểu thêm: Cách ứng phó dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông

7. Do thay đổi nội tiết tố

Ngứa gan bàn chân thường xảy ra ở phụ nữ mang thai hoặc tiền mãn kinh. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khiến quá trình tuần hoàn máu lưu thông của mật bị ảnh hưởng dẫn đến ngứa. Triệu chứng này thường không kèm theo bất kỳ tổn thương nào khác nên gây khó khăn trong việc chẩn đoán. Do đó, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm tra.

Biện pháp khắc phục ngứa gan bàn chân

Người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng ngứa gan bàn chân ngay tại nhà bằng các cách sau:

  • Ngâm chân trong nước lạnh: Nước lạnh có tác dụng làm giảm sự kích thích của dây thần kinh cảm giác, làm giảm cảm giác bỏng rát và ngứa gan bàn chân. Người bệnh chỉ cần ngâm khoảng 2 phút và thực hiện nhiều lần trong ngày giúp cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên lưu ý, không nên ngâm quá lâu. Bởi sẽ gây phản tác dụng khiến tình trạng ngứa ngáy tăng dần lên. Đặc biệt, không nên chườm đá vào gan bàn chân, tránh đá lạnh gây bỏng và tổn thương dây thần kinh.
  • Uống nước giấm táo: Nước giấm táp có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, đặc biệt giúp cân bằng nồng độ pH trong cơ thể, giúp làm giảm cảm giác khó chịu và ngứa ở gan bàn chân. Bệnh nhân sử dụng 1 – 2 thìa cà phê nước giấm hòa tan với cốc nước ấm và uống. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 lần, tránh lạm dụng gây ảnh hưởng đến dạ dày vì nồng độ acid trong giấm táo khá cao.
Biện pháp khắc phục ngứa gan bàn chân
Uống nghệ giúp cải thiện triệu chứng ngứa gan bàn chân
  • Uống nước tinh bột nghệ: Tinh bột nghệ chứa hoạt chất curcumin có tác dụng giúp lưu thông tuần hoàn máu. Bên cạnh đó, thành phần thiên nhiên này còn có công dụng chống viêm, hỗ trợ làm giảm cảm giác đau và ngứa gan bàn chân. Bệnh nhân lấy 1 muỗng tinh bột nghệ hòa tan với nước ấm và thêm ít mật vào rồi uống. Mỗi ngày nên dùng 1 – 2 lần. Hoặc cũng có thể dùng tinh bột nghệ bôi lên gan bàn chân, giúp giảm ngứa.
  • Ngâm chân bằng muối epsom: Là loại muối làm từ hoạt chất magnesium sulfate có tác dụng giúp dây thần kinh cảm giác dưới chân thư giãn, giảm đau và ngứa gan bàn chân. Đồng thời, muối epsom còn giúp chống viêm dây thần kinh. Người bệnh sử dụng 1/2 cốc muối epsom cho vào bồn tắm chứa nước ấm, hòa tan và ngâm chân. Sau khoảng 10 – 15 phút ngâm nhấc chân lên và lau lại bằng nước sạch. Mỗi ngày chỉ nên ngâm 1 lần. Lưu ý, bệnh nhân bị cao huyết áp, mắc bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề liên quan đến tim mạch không nên tự ý dùng muối epsom. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Ngứa gan bàn chân thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này liên quan đến những bệnh lý kể trên, bệnh nhân nên đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng 08:57 - 16/04/2023 - Cập nhật lúc: 15:01 - 29/09/2023
Chia sẻ:
Rôm sảy là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị nhanh nhất
Rôm sảy là một loại bệnh lý về da liễu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh phát triển khi các tuyến mồ hôi bị gặp trục trặc,…
Nếu các mẩn đỏ không kèm theo sốt, bé bỏ bú li bì thì không nguy hiểm Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng là do bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng thường do dị ứng, viêm da, nổi mề đay mẩn ngứa.…

Cách Trị Nấm Da Đầu Bằng Bồ Kết Giúp Tóc Chắc Khỏe Cách Trị Nấm Da Đầu Bằng Bồ Kết Giúp Tóc Chắc Khỏe

Trị nấm da đầu bằng bồ kết là một phương pháp dân gian an toàn, hiệu quả với nhiều công…

5 cách chữa lang ben ở mặt hiệu quả tức thì từ thảo mộc tự nhiên

Có một số cách chữa lang ben ở mặt từ các loại thảo mộc tự nhiên, có tác dụng kháng…

Hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em và người lớn giúp nhận biết sớm

Dựa vào hình ảnh bệnh chốc lở sẽ giúp người bệnh sớm nhận biết bệnh và có hướng điều trị…

rạn da ở ngực Rạn da ở NGỰC: Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh

Rạn da ở ngực là tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù không nguy hiểm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua