Bệnh chốc lở là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh chốc mép là gì? Cách chữa trị tại nhà + thuốc

Bệnh chốc lở dùng thuốc gì nhanh khỏi? (Thuốc Bôi & Uống)

Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi?

Chốc lở thể mủ là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em và người lớn giúp nhận biết sớm

Bệnh chốc ở trẻ em: Cách nhận biết và điều trị tận gốc

Trẻ Bị Chốc Lở Nên Kiêng Ăn Gì? Lời Khuyên từ Chuyên Gia

Các bài thuốc dân gian chữa chốc lở hiệu quả dễ kiếm

Hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em và người lớn giúp nhận biết sớm

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dựa vào hình ảnh bệnh chốc lở sẽ giúp người bệnh sớm nhận biết bệnh và có hướng điều trị phù hợp, tránh bệnh lây nhiễm và gây biến chứng xấu đối với sức khỏe.

Bệnh chốc lở là một trong những bệnh nhiễm trùng da khá phổ biến ở trẻ em có độ tuổi từ 2 đến 5. Bệnh có thể gây phồng rộp hoặc lở loét trên tay, chân, mặt và vùng tã. Nguyên nhân gây bệnh chốc lở chủ yếu là do vi khuẩn gram dương streptococcus beta-tán huyết nhóm A và Staphylococcus aureus. Là căn bệnh rất dễ lây lan và thường lây từ vùng da bị bệnh sang da lành hoặc lây từ người này sang người khác. Do đó, để giảm thiểu khả năng lây lan và để lại sẹo, người bệnh nên thăm khám và điều trị bệnh sớm

Hình ảnh bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ em từ 2 – 5 tuổi

Biểu hiện nhận biết bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở nếu được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh sẽ được cải thiện nhanh. Tuy nhiên, ở một số trường hợp người bệnh không nhận biết được triệu chứng bệnh dẫn đến việc lơ là điều trị, gây hình thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để phát hiện bệnh sớm và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, bệnh nhân nên nhận biết bệnh qua những thông tin sau đây:

+ Chốc lở có bọng nước điển hình

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do tụ cầu khuẩn gây ra với các tổn thương cơ bản như khởi đầu của chốc lá dát đổ có kích thước nhỏ 0,5 – 1 cm. Sau đó, chúng hình thành nên những bọng nước. Những bọng nước này thương nhăn nheo và xung quanh có quầng đỏ. Sau vài giờ chúng chuyển thành bọng mủ đục từ thấp lên cao. 

Những nốt mụn nước này sẽ tự dập vỡ và đóng vảy màu nâu nhạt hoặc vàng nâu giống mật ong sau đó vài giờ hoặc vài ngày mà không để lại sẹo. Thông thường, chốc lở có bọng nước có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, ngoại trừ niêm mạc. Chúng có thể hiện diện ở mặt, vùng da bị hở, da đầu, vảy tiết, bàn tay hoặc chân. 

Ngoài sự xuất hiện của các mụn nước, chốc lở có bọng nước còn kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, sốt hoặc viêm hạch lân cận. Và gãi ngứa sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương da trên diện rộng dẫn đến hiện tượng chàm hóa.

+ Chốc lở không có bọng nước

Chốc lở không có bọng nước nguyên nhân là do liên cầu tan huyết nhóm A gây nên. Triệu chứng thường gặp như trên da xuất hiện mụn nước và mụn mủ nhưng thường dập trợt rất nhanh trên nền da bị đỏ và ẩm ướt. Rìa ngoài của bờ thương tổn hình thành vảy da, nhìn giống như nấm da có màu nâu sáng hoặc vàng mật ong.

Chốc lở không có bọng nước thường hình thành ở miệng, xung quanh mũi, mặt hoặc tứ chi. Đối với trường hợp này, bệnh nhân không cần điều trị, chốc lở sẽ khỏi ngay sau đó 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, ở một số đối tượng bệnh, triệu chứng bệnh có thể kéo dài nếu cơ thể bị chàm, nhiễm ký sinh trùng hoặc do yếu tố thời tiết.

Hình ảnh bệnh chốc lở 

+ Hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em

Hình ảnh bệnh chốc
Các vết loét do bệnh chốc lở gây ra thường xuất hiện quanh miệng và mặt
Hình ảnh bệnh chốc lở
Hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em
Hình ảnh bệnh chốc lở
Hình ảnh bệnh chốc lở ở cánh tay
Hình ảnh bệnh chốc
Hình ảnh bệnh chốc ở bên má
Hình ảnh bệnh chốc lở
Hình ảnh bệnh chốc lở ở miệng và mũi
Hình ảnh bệnh chốc
Hình ảnh bệnh chốc ở thùy tai của trẻ em và trẻ thanh thiếu niên

+ Hình ảnh bệnh chốc lở ở người lớn

Hình ảnh bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở ở miệng mới khởi phát với dát đỏ
Hình ảnh bệnh chốc
Hình ảnh bệnh chốc ở miệng của người lớn khi các vết loét bắt đầu lan rộng
Hình ảnh bệnh chốc
Hình ảnh bệnh chốc xung quanh miệng ở người lớn với vết thương tổn đã chuyên sang màu vàng
Hình ảnh bệnh chốc lở
Hình ảnh bệnh chốc lở dưới cổ

Điều trị bệnh chốc lở

Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng bệnh, ngăn ngừa lây nhiễm và hình thành biến chứng bằng cách:

  • Dùng thuốc tím 1/10.000 hay dung dịch NaCl 0, 9% để làm sạch các tổn thương trên da do chốc lở gây ra. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng ở những trường hợp bệnh nhẹ hoặc các tổn thương khu trú
  • Sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân nhưng thuốc chỉ dùng trong trường hợp chốc lở gây tổn thương trên diện rộng và có nguy cơ gây biến chứng thành viêm cầu thận thấp. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như kháng sinh nhóm β-lactam, macrolid, cephalosporin và penicillin bán tổng hợp (augmentin, cefixim, erythromycin,…). Ở những bệnh nhân kháng kháng sinh nên điều trị bệnh theo phác đồ bác sĩ đề ra.
  • Thuốc kháng histamin: Trường hợp chốc lở kèm theo triệu chứng ngứa, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin như loratadin và phenergan để điều trị.

Để điều trị bệnh chốc lở mang lại kết quả cao, điều quan trọng là bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng yêu cầu của bác sĩ. Tốt nhất, trong quá trình chữa bệnh bằng thuốc bôi ngoài da, người bệnh nên thực hiện đúng quy trình sau:

  • Trước khi tiến hành bôi thuốc, bệnh nhân nên rửa tay kỹ bằng nước ấm hoặc xà phòng có tính kháng khuẩn
  • Sử dụng khăn lau sạch ngâm trong nước ấm và chà nhẹ lên bề mặt vết thương. Mục đích của việc làm này là giúp loại bỏ tế bào chết, giúp thuốc thẩm thấu vào tế bào da tốt hơn, tăng tác dụng chữa trị. Tuy nhiên, để ngăn ngừa chảy máu và nhiễm trùng, người bệnh không nên chà xát mạnh
  • Lấy một lượng thuốc mỡ theo quy định và bôi đều lên vùng da bị chốc lở. Sau đó, dùng một miếng băng gạc băng lại để tránh bụi bẩn bám vào gây viêm nhiễm. Khi hoàn tất nên rửa lại tay bằng xà phòng, không nên dụi tay vào mắt, miệng.

Hy vọng những thông tin về hình ảnh bệnh chốc lở nêu trên sẽ giúp người bệnh nhận biết bệnh sớm, từ đó chủ động hơn trong việc điều trị. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bệnh nhân là không nên tự chẩn đoán bệnh và tự ý mua thuốc sử dụng khi không được bác sĩ đồng ý. Bởi việc chẩn đoán và điều trị sai sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm về sau.

Chốc lở thể mủ là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Chốc lở thể mủ là một trong ba dạng chốc lở thường gặp nhất. Biểu hiện đặc trưng của thể bệnh này là tổn thương da sâu, đi kèm với…

Chốc lở thể mủ là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Chốc lở thể mủ là một trong ba dạng chốc lở thường gặp nhất. Biểu hiện đặc trưng của thể…

Các bài thuốc dân gian chữa chốc lở hiệu quả dễ kiếm

Bệnh chốc lở gây ngứa ngáy khó chịu và có thể để lại nhiều di chứng xấu trên da nếu…

Bệnh chốc lở là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Chốc lở là căn bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ em do bị nhiễm trùng Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus…

Bệnh chốc lở dùng thuốc gì nhanh khỏi? (Thuốc Bôi & Uống)

Thuốc bôi kháng sinh, corticoid điều trị tại chỗ, dung dịch sát khuẩn, thuốc kháng sinh,... là những loại thuốc…

Bệnh chốc mép là gì? Cách chữa trị tại nhà + thuốc

Bệnh chốc mép là bệnh nhiễm trùng da phổ biến và rất dễ lây lan. Bệnh chủ yếu xuất hiện…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *